Đọc mở rộng Bài 26 Tập 2 lớp 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Đọc mở rộng Bài 26 Tập 2 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Đọc mở rộng Bài 26 Tập 2 lớp 5 - Kết nối tri thức
Câu 1 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
Hiểu về Quyền trẻ em là bộ sách gồm 10 tập được phát hành năm 2019. Có thể coi bộ sách là bản Tuyên ngôn về Quyền trẻ em với 10 nguyên tắc. Mỗi một tập sách sẽ chuyển tải một nguyên tắc thông qua một câu chuyện thú vị cùng những hình vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu. Thông điệp gửi đi từ bộ sách là: Loài người phải dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. |
Bài báo Trại Thiếu nhi Quốc tế A-tếch – niềm ước mơ của thiếu nhi thế giới viết về một trại hè quốc tế có lịch sử hàng trăm năm, được tổ chức hằng năm bên bờ Biển Đen. Trại hè A-tếch là nơi giao lưu, chia sẻ của những trẻ em có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nhiều lĩnh vực: học tập văn hoá, thể thao và các ngành nghệ thuật. Đã có nhiều trẻ em Việt Nam được tham gia trại hè này. |
Trả lời:
Em đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em:
+ Cuốn sách Bổn phận của trẻ em – Hội đồng Đội Trung ương phát hành.
+ Cuốn sách Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em – Nhà xuất bản Lao động.
Câu 2 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Em trao đổi với bạn về những thông tin mới trong sách báo em đã đọc: Cuốn sách Bổn phận của trẻ em đã chia sẻ nhiều điều thú vị. Sách có trích dẫn: Trẻ em không chỉ có quyền mà còn phải có bổn phận của trẻ em. Cụ thể vấn đề này được quy định tại mục 2 chương II Luật trẻ em năm 2016. theo đó trẻ em có năm bổn phận cơ bản sau:
1. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình.
2. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
3. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
4. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước.
5. Bổn phận của trẻ em với bản thân.
Những nội dung này là đã được cụ thể hóa trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, góp phần định hướng cho trẻ em những phẩm chất tốt đẹp trong học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức và có ý thức yêu thương những người xung quanh, ý thức đối với cộng đồng và ý thức đối với cuộc sống.
* Vận dụng
Trả lời:
Em chia sẻ với người thân về quyền và bổn phận của trẻ em:
– Quyền của trẻ em được quy định tại Điều 12 đến Điều 36 Luật trẻ em 2016 như sau:
Quyền được sống
Quyền được khai sinh
Quyền được chăm sóc tốt về sức khoẻ
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Quyền được giáo dục
Quyền được vui chơi, giải trí
Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Quyền về tài sản
Quyền bí mật đời sống riêng tư
Quyền được sống chung với cha, mẹ
Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Quyền được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ
Quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức "
Quyền được ưu tiên, bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức
Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em
Quyền được hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cha mẹ, gia đình
– Bổn phận của trẻ em được quy định từ Điều 37 đến Điều 41 Luật trẻ em 2016 như sau:
Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
Bổn phận của trẻ em với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục khác
Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
Bổn phận của trẻ em với bản thân