Việt Nam quê hương ta lớp 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Việt Nam quê hương ta sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Việt Nam quê hương ta lớp 5 - Kết nối tri thức
Nội dung chính Việt Nam quê hương ta:Cảnh sắc Việt Nam ta đẹp rạng ngời trong non nước hữu tình, con người Việt đậm tình mà anh dũng, gan dạ. Là người Việt Nam, tự hào biết bao từng giá trị, vẻ đẹp quê hương.
Trả lời:
Nếu gặp một người bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu về đất nước mình qua các nội dung: nước Việt Nam có 64 tỉnh thành, nằm dọc thành dải đất hình chữ S. Nước Việt Nam có một đường bờ biển dài phía đông, phía tây có hệ thống núi đồ sộ, dày đặc; có hai đồng bằng lớn nhất nước tập trung ở dọc hạ lưu sông Hồng và sông Cửu Long. Việt Nam là nước chủ nghĩa xã hội, gồm chỉ một Đảng duy nhất, cho phép tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Văn bản: Việt Nam quê hương ta
(Trích)
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Nguyễn Đình Thi)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Khổ thơ đầu tiên giới thiệu cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đẹp như thế nào?
Trả lời:
Qua khổ thơ đầu tiên, vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam được mô tả: biển lúa mênh mông, có những cánh cò bay dập dờn, nhìn ra xa mây che mờ thoáng đỉnh Trường Sơn mỗi sớm mai và khi chiều tà. Cảnh sắc thiên nhiên thật non nước hữu tình.
Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hình ảnh con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh hiện lên ra sao?
Trả lời:
Trong những năm tháng chiến tranh, hình ảnh con người Việt Nam hiện ra: con người bị thương, chìm trong máu và lửa của bom đạn nhưng vẫn vùng lên chiến đấu, quyết tâm hạ gục quân thù, cho chúng phải nằm xuống.
Câu 3 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tác giả muốn nói điều gì về đất nước, con người Việt Nam qua hai khổ thơ cuối?
Trả lời:
Qua hai khổ thơ cuối, tác giả muốn nói về đất nước, con người Việt Nam: Việt Nam có thời tiết ôn hoà, cây cối phát triển, thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt sản xuất nông nghiệp. Con người Việt Nam tình cảm, chung thuỷ, tài năng, mỗi người một vẻ, mỗi vùng một đặc trưng riêng, làm nên một đất nước tài hoa, xinh đẹp.
Câu 4 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Qua bài thơ, tác giả thể hiện những tình cảm gì đối với quê hương, đất nước?
Trả lời:
Qua bài thơ, tác giả thể hiện được với quê hương, đất nước những tình cảm: yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp quê hương; yêu lấy nghề nông chân chất của quê Việt; yêu và ngưỡng mộ tinh thần sẵn sàng xung phong đánh giặc khi thời chiến đến, thời bình linh hoạt trở thành những người tham gia tăng gia sản xuất; yêu lòng thuỷ chung, nặng tình, tài năng của người Việt Nam.
Câu 5 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Em thích những câu thơ nào trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Những câu thơ trong bài mà em thích là:
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Vì qua những câu thơ này, em thấy người Việt Nam giản dị, bình thường, cơm trắng rau xanh lại có thể có được sức mạnh đánh đổ quân thù thành công, trở thành người hùng trong thời chiến và hoá thành người hiền lành, chất phác trong thời bình. Người Việt Nam thật linh hoạt và tài năng.
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
* Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Mỗi từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây có được dùng với nghĩa gốc không? Vì sao?
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Trả lời:
– Từ in đậm tay được dùng với nghĩa gốc. Vì tay là một bộ phận của người, dùng để cầm nắm một vật gì đó. Ở trong dòng thơ, từ tay được mang nghĩa gốc.
– Từ in đậm dệt không được dùng với nghĩa gốc. Vì dệt là phương pháp sản xuất vải bằng cách xen kẽ hai bộ sợi tạo thành một mảnh vải. Ở trong dòng thơ, từ dệt dùng nghĩa chuyển, lá cây tre chuyển động giống với động tác dệt của con người.
Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ thân yêu, vất vả trong bài thơ.
Trả lời:
– Từ đồng nghĩa với từ thân yêu: yêu thương, thân thương.
– Từ đồng nghĩa với từ vất vả: khốn khổ, lầm lũi.
Câu 3 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đặt câu với 1 – 2 từ tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
– Người dân lầm lũi đi tìm tự do, độc lập trong suốt bao năm chịu ách xâm lược, đô hộ.
– Bố mẹ của em rất yêu thương em!