Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc lớp 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc lớp 5 - Kết nối tri thức
Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
Câu 1 trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.
– Lựa chọn sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc.
– Ghi chép lại những chi tiết nổi bật của sự việc, ghi ngắn gọn tình cảm, cảm xúc của em về những chi tiết đó.
Trả lời:
Em lựa chọn sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc rồi ghi chép lại những chi tiết nổi bật của sự việc, ghi ngắn gọn tình cảm, cảm xúc của em về những chi tiết: tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương; tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em; tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.
Câu 2 trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm ý.
G:
Trả lời:
Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.
Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.
Mở đầu: Một lễ hội em được xem để lại cho em nhiều cảm xúc là lễ hội chọi gà tại quê của em.
Triển khai: Lễ hội rất đặc biệt vì được diễn ra thoải mái ở nhiều nơi, có thể là một bãi đất rộng, một góc đường chứ không cần một sân khấu, những chuẩn bị cầu kì như mọi lễ hội khác. Hoạt động diễn ra trong lễ hội chọi gà là hai con gà chọi sẽ chọi, đấu với nhau, xem con gà nào mổ, đạp khoẻ hơn. Những người có gà chọi trong làng đều có thể đến tham gia, mọi người ai muốn đều có thể tới xem.
Kết thúc: Lễ hội là một hoạt động ý nghĩa để gắn kết tình làng nghĩa xóm, những người có cùng đam mê với lễ hội chọi gà. Em đã được biết thêm một lễ hội, để lại trong em nhiều ấn tượng với hoạt động chọi gà thú vị và hấp dẫn.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.
Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.
Mở đầu: Trường em tổ chức một hoạt động ngoại khoá hấp dẫn trong một buổi chào cờ tuần trước, các chú công an về trường hướng dẫn chúng em cách sơ cứu người khi bị đuối nước.
Triển khai: Hoạt động này làm các bạn học sinh toàn trường háo hức, hưởng ứng rất nhiệt tình với những câu hỏi được đưa ra. Những lúc chú công an lấy tay nén vào ngực, hô hấp nhân tạo với búp bê, chúng em chăm chú theo dõi. Đó là các bước cơ bản để giúp một người đuối nước có thể đẩy nước ra ngoài, lấy lại sự thở được. Sau đó có ba bạn học sinh may mắn được trực tiếp thử nghiệm cho toàn trường xem. Các bạn hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn thực hành được dưới sự hướng dẫn của người lớn.
Kết thúc: Qua hoạt động ngoại khoá này, chúng em đã biết thêm một kĩ năng quan trọng để giúp tránh đuối nước, cấp cứu người khác khỏi thời gian nguy hiểm. Hi vọng chúng em được theo dõi thêm nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích hơn nữa.
Đề 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.
Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.
Mở đầu: Gói bánh chưng là hoạt động truyền thống hàng năm mà gia đình em đều thực hiện. Cả gia đình quây quần lại về nhà ông bà ngoại, gói bánh vào những ngày 27, 28 âm lịch.
Triển khai: Gói bánh chưng giữa những ngày cận Tết, quây quần cùng mọi người ở nhà làm em thấy háo hức và vui lắm. Mỗi người một việc, ông thì chẻ lạt; bà thì lau lá, cắt lá; bố và mẹ, cậu mợ cùng nhau đổ khuôn gói bánh; em và mấy đứa nhỏ cùng nhau háo hức theo dõi, xếp bánh gọn gàng một chỗ. Mọi người trò chuyện, kể biết bao nhiêu chuyện hàng ngày rồi cùng vui, cùng ca cho quên đi thời gian gói bánh. Phải mất tới cả buổi sáng, mọi người mới có thể gói hết 50 cái bánh chưng. Thật là một con số ấn tượng. Công đoạn còn lại chỉ còn chờ nấu bánh và trông bánh, vớt bánh nữa thôi!
Kết thúc: Gói bánh chưng thể hiện tiếp nối truyền thống, văn hoá cổ truyền của dân tộc, không quên phong tục, văn hoá của nước mình. Em sẽ tiếp tục noi gương, cùng gìn giữ văn hoá đẹp của dân tộc như gia đình mình.
Câu 3 trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Góp ý và chỉnh sửa.
– Các ý có được sắp xếp hợp lí và phù hợp với bố cục của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc không?
– Có thể hiện được tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc không?
Trả lời:
Em trao đổi với thầy cô giáo và các bạn trong lớp để cùng nhau góp ý, chỉnh sửa đoạn văn theo các tiêu chí bài cho trước.