Bài 3 trang 32 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ oxy
Giải Toán lớp 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3 trang 32 Toán lớp 10 Tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ oxy
a) – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x)
b) 3(x – 1 ) + 4(y – 2) < 5x – 3.
Lời giải:
a) Ta có: – x + 2 + 2(y – 2 ) < 2(1 – x)
⇔ – x + 2 + 2(y – 2 ) – 2(1 – x) < 0
⇔ – x + 2 + 2y – 4 – 2 + 2x < 0
⇔ x + 2y – 4 < 0
Ta sẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 4 < 0.
Vẽ đường thẳng ∆: x + 2y – 4 = 0 đi qua điểm A(0; 2) và B (4 ; 0).
Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ ∆ và 0 + 2.0 – 4 = – 4 < 0.
Suy ra (0 ; 0) là nghiệm của bất phương trình x + 2y – 4 < 0.
Do đó, miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 4 < 0 là nửa mặt phẳng không kể bờ ∆, chứa điểm O (là miền tô màu trong hình sau).
b) Ta có: 3(x – 1 ) + 4(y – 2) < 5x – 3
⇔ 3x – 3 + 4y – 8 – 5x + 3 < 0
⇔ – 2x + 4y – 8 < 0
⇔ – x + 2y – 4 < 0
Ta sẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình – x + 2y – 4 < 0
Vẽ đường thẳng ∆’ : – x + 2y – 4 = 0 đi qua điểm A(0; 2) và B (– 4 ; 0).
Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ ∆’ và – 0 + 2. 0 – 4 = – 4 < 0.
Suy ra (0 ; 0) là nghiệm của bất phương trình – x + 2y – 4 < 0.
Do đó, miền nghiệm của bất phương trình –x + 2y – 4 < 0 là nửa mặt phẳng không kể bờ ∆’, chứa điểm O (là miền tô màu trong hình sau).
Lời giải bài tập Toán 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn hay, chi tiết khác: