Lý thuyết Toán lớp 9 Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Toán 9 Bài 23: Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 9.
Lý thuyết Toán lớp 9 Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối - Kết nối tri thức
Lý thuyết Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối
1. Bảng tần số tương đối
Cho dãy dữ liệu x1, x2,…, xn. Tần số tương đối fi của giá trị xi là tỉ số giữa tần số của xi (gọi là mi) với n.
Bảng tần số tương đối có dạng như sau:
Giá trị |
x1 |
… |
xk |
Tần số tương đối |
f1 |
… |
fk |
Trong đó n = m1 + … + mk và là tần số tương đối của x1,…, là tần số tương đối của xk.
Ví dụ:Cho bảng như hình bên dưới biểu diễn số lượng vé xuất ra trong một ngày của một đại lý bán vé tham quan các di tích của thành phố Huế.
Vé tham quan |
Đại nội |
Cung An Định |
Đàn Nam Giao |
Điện Hòn Chén |
Tần số |
150 |
80 |
120 |
50 |
Tổng số quan sát là n = 150 + 80 + 120 + 50 = 400.
Số vé tham quan của Đại Nội, Cung An Định, Đàn Giao Nam và Điện Hòn Chén tương ứng là 150, 80, 120, 50.
Các tần số tương đối cho các di tích lần lượt là:
;
;
;
.
Ta có bảng tần số tương đối sau:
Vé tham quan |
Đại nội |
Cung An Định |
Đàn Nam Giao |
Điện Hòn Chén |
Tần số tương đối |
37,5% |
20% |
30% |
12,5% |
Nhận xét: Tần số tương đối của một giá trị là ước lượng cho xác suất xuất hiện của giá trị đó.
2. Biểu đồ tần số tương đối
⦁Biểu đồ biểu diễn bảng tần số tương đối được gọi là biểu đồ tần số tương đối. Dạng thường gặp của biểu đồ tần số tương đối là biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt tròn.
⦁Để vẽ biểu đồ hình quạt tròn ta thực hiện theo các bước sau:
−Bước 1: Xác định số đo cung tương ứng của các hình quạt dùng để biểu diễn tần số tương đối của các giá trị theo công thức 360°.fi với i = 1,…,k.
−Bước 2: Vẽ hình tròn và chia hình tròn thành các hình quạt có số đo cung tương ứng được xác định trong Bước 1.
−Bước 3: Định dạng các hình quạt tròn (thường bằng cách tô màu), ghi tần số tương đối, chú thích và tiêu đề.
Ví dụ:Cho bảng tần số tương đối của thống kê số lượng học sinh trong lớp đăng kí tham gia các câu lạc bộ của trường như sau:
Câu lạc bộ |
Võ thuật |
Tiếng Anh |
Nghệ thuật |
Tần số |
30% |
45% |
25% |
Biểu đồ cột biểu diễn bảng tần số tương đối trên:
Biểu đồ quạt tròn biểu diễn bảng tần số tương đối trên:
Bài tập Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối
Bài 1. Điều tra về “ Loại nhạc cụ bạn muốn chơi nhất” đối với các bạn trong lớp, bạn Trúc Linh thu được ý kiến trả lời và ghi lại như dưới đây:
Đàn piano, Trống, Đàn Bầu, Đàn piano, Đàn guitar
Đàn guitar, Sáo, Đàn guitar, Đàn guitar, Đàn piano
Sáo, Đàn piano, Sáo, Kèn harmonica, Đàn violin
Trống, Đàn guitar, Đàn Bầu, Đàn piano, Đàn piano
Đàn violin, Đàn piano, Đàn violin, Sáo, Trống
Kèn harmonica, Đàn violin, Đàn piano, Đàn piano, Đàn guitar
Có bao nhiêu loại nhạc cụ được nêu trong mẫu dữ liệu?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là:C
Có 7 loại nhạc cụ được nêu ra là Sáo, Trống, Đàn guitar, Đàn piano, Kèn harmonica, Đàn violin, Đàn bầu.
Bài 2. Tại một trại hè thanh thiếu niên quốc tế, người ta tìm hiểu xem mỗi đại biểu tham dự có thể sử dụng được bao nhiêu ngoại ngữ. Kết quả được như bảng sau
Số ngoại ngữ |
1 |
2 |
3 |
4 |
≥ 5 |
Số đại biểu |
84 |
64 |
24 |
16 |
12 |
Tỉ lệ phần trăm số đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ là
A. 12%.
B. 32%.
C. 48%.
D. 58%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là:D
Bảng tần số tương đối:
Số ngoại ngữ |
1 |
2 |
3 |
4 |
≥ 5 |
Số đại biểu |
42% |
32% |
12% |
8% |
6% |
Tỉ lệ phần trăm đại biểu sử dụng được ít nhất 2 ngoại ngữ là:
32% + 12% + 8% + 6% = 58%.
Bài 3. Sau khi điều tra 60 hộ gia đình ở một vùng dân cư về số nhân khẩu của mỗi hộ gia đình, người ta được dãy số liệu thống kê (hay còn gọi là mẫu số liệu thống kê) như sau:
6 6 6 7 5 5 4 5 6 4
4 8 6 6 6 6 5 5 5 4
6 6 7 7 5 5 5 5 6 4
4 6 6 6 6 6 5 5 5 4
8 6 6 5 5 5 5 6 6 4
5 6 7 6 8 6 5 5 6 5
Lập bảng tần số tương đối của mẫu dữ liệu trên.
Hướng dẫn giải
Ta thấy:
Giá trị 4 xuất hiện 8 lần.
Giá trị 5 xuất hiện 21 lần.
Giá trị 6 xuất hiện 24 lần.
Giá trị 7 xuất hiện 4 lần.
Giá trị 8 xuất hiện 3 lần.
Ta có:
;
;
;
;
Bảng tần số tương đối ứng với dữ liệu thống kê trên:
Số nhân khẩu |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Tần số tương đối |
13,33% |
35% |
40% |
6,67% |
5% |
Bài 4. Số cuộc gọi đến một tổng đài hỗ trợ khách hàng mỗi ngày trong tháng 01/2024 được ghi lại như sau:
4 2 6 3 6 3 2 5 4 2
5 4 3 3 3 3 5 4 4 3
4 6 5 3 6 3 5 3 5 5
Lập bảng tần số tương đối và vẽ biểu đồ cột của mẫu dữ liệu trên.
Hướng dẫn giải
Ta thấy:
Giá trị 2 xuất hiện 3 lần.
Giá trị 3 xuất hiện 10 lần.
Giá trị 4 xuất hiện 6 lần.
Giá trị 5 xuất hiện 7 lần.
Giá trị 6 xuất hiện 4 lần.
Cỡ mẫu n = 30.
Ta có:
;
;
;
;
.
Bảng tần số tương đối ứng với mẫu dữ liệu trên:
Số cuộc gọi mỗi ngày |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Tần số tương đối |
10% |
33,33% |
20% |
23,33% |
13,34% |
Ta có biểu đồ:
Bài 5. Thầy Nam ghi lại điểm bài kiểm tra, đánh giá định kì môn Toán của một số bạn học sinh khối 9 như sau:
6 9 9 8 10
8 8 6 9 7
8 8 6 10 9
7 6 9 10 9
7 7 7 9 10
10 7 8 8 7
Lập bảng tần số tương đối và vẽ biểu đồ quạt tròn của mẫu dữ liệu.
Hướng dẫn giải
Bảng tần số của mẫu dữ liệu:
Điểm bài kiểm tra |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Tần số |
4 |
7 |
7 |
7 |
5 |
Cỡ mẫu n = 30
Ta có:
;
;
;
;
.
Bảng tần số tương đối của mẫu dữ liệu:
Điểm bài kiểm tra |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Tần số |
13,33% |
23,33% |
23,33% |
23,33% |
16,67% |
Biểu đồ quạt tròn của mẫu dữ liệu:
Học tốt Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối
Các bài học để học tốt Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối Toán lớp 9 hay khác: