Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lớp 11 (bài tập + lời giải)


Haylamdo biên soan và sưu tầm trọn bộ chuyên đề phương pháp giải bài tập Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lớp 11 (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

- Hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng song song với 2 đường thẳng đó:

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lớp 11 (bài tập + lời giải)

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Cho hình bình hành ABCD và điểm S nằm ngoài mặt phẳng (ABCD). Tìm giao tuyến d của (SAD) và (SBC).

Hướng dẫn giải:

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lớp 11 (bài tập + lời giải)

Ta chứng minh đường thẳng d đi qua S và song song với BC.

Thật vậy, vẽ đường thẳng d đi qua S và song song với BC, ta có:

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lớp 11 (bài tập + lời giải)

SADSBC=dBCAD.

Vậy d là đường thẳng đi qua S và song song với BC.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho tứ diện ABCD. M và N là trung điểm của AD và AC. G là trọng tâm tam giác BCD. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (GMN) và (BCD) là đường thẳng

A. qua M và song song với AB;

B. qua N và song song với BD;

C. qua G và song song với CD;

D. qua G và song song với BC.

Bài 2. Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình thang với các cạnh đáy là AB và CD. M và N là trung điểm AD và BC. G là trọng tâm tam giác SAB. Giao tuyến của (SAB) và (MNG) là:

A. SC;

B. Đường thẳng qua S và song song với AB;

C. Đường thẳng qua G và song song với CD;

D. Đường thẳng qua G và cắt BC.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD và điểm S nằm ngoài (ABCD). E là một điểm bất kì thuộc cạnh SA. Giao tuyến của mặt phẳng (ECD) và (SAB) là

A. Qua E và song song với AD;

B. Qua E và song song với AB;

C. Qua E và song song với AC;

D. Qua E và song song với BD.

Bài 4. Cho hình thoi ABCD và S nằm ngoài (ABCD). O là giao điểm của AC và BD. E và F lần lượt là trung điểm của CD và AE. Giao tuyến của (SFO) và (SCD) là

A. Qua A và song song EC;

B. Qua E và song song FO;

C. Qua S và song song FO;

D. Qua O và song song EC.

Bài 5. Cho hình thoi ABCD và S nằm ngoài (ABCD). Lấy điểm E trên SA sao cho 2SE = EA; Lấy điểm F trên SB sao cho 2SF = FB. Điểm H nằm trên cạnh SC không trùng với S. Giao tuyến của (EFH) và (SCD) là

A. Qua A và song song AB;

B. Qua F và song song CD;

C. Qua H và song song CD;

D. Đáp án khác.

Bài 6. Cho tứ diện ABCD và ba điểm P, Q, R lần lượt trên cạnh AB, CD và BC. Biết rằng PR // AC. Giao điểm S của mp(PQR) và cạnh AD là

A. giao điểm của đường thẳng Qx và AD với Qx // AC;

B. giao điểm của đường thẳng Px và AD với Px // BD;

C. giao điểm của đường thẳng Rx và AD với Rx // BD;

D. giao điểm của đường thẳng Qx và AD với Qx // BD.

Bài 7. Cho hình bình hành ABCD và S nằm ngoài (ABCD). Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là

A. Đường thẳng đi qua S song song với AB, CD;

B. Đường thẳng đi qua S;

C. Điểm S;

D. Mặt phẳng (SAD).

Bài 8. Cho hình bình hành ABCD và S nằm ngoài (ABCD). Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là một đường thẳng song song với đường thẳng

A. AB;

B. AC;

C. BC;

D. SA.

Bài 9. Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N theo thứ tự là trung điểm của AD và AC, G là trọng tâm tam giác BCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (GMN) và (BCD) là đường thẳng

A. qua M và song song với AB;

B. qua N và song song với BD;

C. qua G và song song với CD;

D. qua G và song song với BC.

Bài 10. Cho hình bình hành ABCD và S nằm ngoài (ABCD), O là giao điểm của AC và BD. M là trung điểm cạnh SC. Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là

A. MO // SA;

B. 4 điểm M, O, S và A đồng phẳng;

C. Giao tuyến của (SAB) và (MBD) là Bx trong đó Bx // SA // MO;

D. (MBD) ∩ (SAC) = MD.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác: