Một số bài toán thực tế về hình vuông, hình chữ nhật lớp 6 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Một số bài toán thực tế về hình vuông, hình chữ nhật lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Một số bài toán thực tế về hình vuông, hình chữ nhật.
Một số bài toán thực tế về hình vuông, hình chữ nhật lớp 6 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích hình vuông, hình chữ nhật để giải các bài toán thực tế.
+ Hình vuông
Chu vi: C = 4a
Diện tích: S = a2
+ Hình chữ nhật
Chu vi: C = 2(a + b)
Diện tích: S = ab
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1.Thắng có một sợi dây thép dài 20 cm. Thắng dùng sợi thép đó để uốn thành một hình vuông. Tính độ dài cạnh hình vuông?
Hướng dẫn giải:
Độ dài cạnh hình vuông đó là: 20:4 = 5 (cm)
Vậy hình vuông đó có cạnh là 5 cm.
Ví dụ 2.Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 12 m, chiều rộng 8 m. Cổng vào có độ rộng bằng chiều dài, phần còn lại là hàng rào. Hỏi hàng rào của mảnh đất dài bao nhiêu mét?
Hướng dẫn giải:
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (12 + 8).2 = 40 (m)
Độ dài cổng vào là: = 3 (m)
Hàng rào của mảnh đất dài là: 40 – 3 = 37 (m)
Vậy hàng rào của mảnh đất dài 37 m.
Ví dụ 3.Một căn phòng có nền là hình chữ nhật chiều dài 9m, chiều rộng 4 m. Người ta lát nền căn phòng đó bằng những viên gạch hoa hình vuông có cạnh 20cm. Hỏi phải dùng ít nhất bao nhiêu viên gạch để lát căn phòng đó?
Hướng dẫn giải:
Diện tích nền nhà là: 9.4 = 36 (m2)
Diện tích một viên gạch hoa là: 20.20 = 400 (cm2) = 0,04 (m2)
Cần số viên gạch hoa là: 36:0,04 = 900 (viên)
Vậy cần ít nhất 900 viên gạch để lát căn phòng đó.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng là 8m, chiều dài 9m người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2m, phần đất còn lại dùng để trồng cây. Hỏi phần đất trồng cây có diện tích là bao nhiêu?
A.42 m2;
B.20 m2;
C.18 m2;
D.26 m2.
Bài 2. Một cái sân hình chữ nhật có chiều dài là 15 m, chiều rộng kém chiều dài 6 m. Người ta lát nền sân bằng những viên gạch hình vuông cạnh 3 dm. Tổng số tiền mua gạch là 24 triệu đồng. Giá mỗi viên gạch lát nền là
A. 19 000 đồng;
B. 15 000 đồng;
C. 20 000 đồng;
D. 16 000 đồng.
Bài 3. Một bãi cỏ hình vuông có cạnh là 24 m. Biết mỗi một túi hạt giống cỏ gieo vừa đủ trên 12 m2 đất. Cần bao nhiêu túi hạt giống để gieo hết bãi cỏ?
A. 48 túi;
B. 24 túi;
C. 12 túi;
D. 36 túi.
Bài 4. Bà Nga giăng dây thép gai 3 vòng xung quanh một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 10 m và chiều rộng 7 m. Biết 1 mét dây thép gai có giá 25 000 đồng. Bà Nga mua dây thép gai hết số tiền là
A. 2 550 000 đồng;
B. 255 000 đồng;
C. 5 000 000 đồng;
D. 2 500 000 đồng.
Bài 5. Một người thợ dùng gạch hoa hình vuông để lát nền một căn phòng. Biết viên gạch có cạnh 4 dm. Để lát theo chiều dài căn phòng người thợ cần 10 viên gạch, còn chiều rộng thì cần 5 viên. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông? Biết diện tích các mạch vữa không đáng kể.
A. 8 m2;
B. 10 m2;
C. 12 m2;
D. 14 m2.
Bài 6. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 90 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Biết rằng cứ 50 m2 thu được 30 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
A. 81 000 tạ;
B. 810 tạ;
C. 16,2 tạ;
D. 1620 tạ .
Bài 7. Bác Vượng làm các khung sắt hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 25 cm để làm đai cho cột bê tông cốt thép. Nếu dùng 220 m dây sắt thì bác Vượng làm được bao nhiêu khung sắt như vậy?
A. 100 khung sắt;
B. 150 khung sắt;
C. 200 khung sắt;
D. 220 khung sắt.
Bài 8. Nhà An có một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 4 m, chiều dài 6 m. An cần đắp bờ xung quanh ruộng. Hỏi An cần đắp bao nhiêu mét bờ?
A. 12 cm;
B. 10 m;
C. 24 m;
D. 20 m.
Bài 9. Một mảnh vườn hình vuông, ở trong người ta đào một cái ao cũng hình vuông cạnh nhỏ hơn cạnh vườn là 20m (hình vẽ). Tính diện tích ao, biết phần diện tích thừa là 600m2.
A. 20 m2;
B. 25 m2;
C. 40m2;
D. Không xác định.
Bài 10. Một khu đất hình chữ nhật có diện tích 256 m2, chiều rộng là 8 m. Xung quanh khu đất người ta đóng cọc để rào xung quanh, biết rằng khoảng cách giữa hai cọc liền nhau là 4m. Hỏi cần bao nhiêu cọc để đủ rào xung quanh khu đất đó.
A. 20 cọc;
B. 21 cọc;
C. 19 cọc;
D. 80 cọc.