Tìm số chưa biết lớp 6 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Tìm số chưa biết lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tìm số chưa biết.
Tìm số chưa biết lớp 6 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
- Phép nhân: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tích chia cho số hạng đã biết.
- Phép chia:
+) Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
+) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân số chia.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tìm x, biết:
a) -13x = 52;
b) 324: x = -27;
c) x: 15 = (-4). (-5).
Hướng dẫn giải:
a) -13. x = 52
x = 52: (-13)
x = -4.
Vậy giá trị x cần tìm là -4.
b) 324: x = -27
x = 324: (-27)
x = -(324: 27)
x = -12.
Vậy giá trị x cần tìm là -12.
c) x: 15 = (-4). (-5)
x: 15 = 4. 5
x: 15 = 20
x = 20. 15
x = 300.
Vậy giá trị x cần tìm là 300.
Ví dụ 2. Tìm x, biết:
a) (126: x). (-10) + (-17) = 13;
b) 25.x. (-4) = 23. (-37) + 23. (-63);
c) x. (-7) + x. 107 = 300.
Hướng dẫn giải:
a) (126: x). (-10) + (-17) = 13
(126: x). (-10) – 17 = 13
(126: x). (-10) = 13 + 17
(126: x). (-10) = 30
126: x = 30: (-10)
126: x = - (30:10)
126: x = -3
x = 126: (-3)
x = - (126: 3) = -42.
Vậy giá trị x cần tìm là -42.
b) 25.x. (-4) = 23. (-37) + 23. (-63)
[25. (-4)]. x = 23. [(-37) + (-63)]
[- (25. 4)]. x = 23. [-37 – 63]
(-100). x = 23. (-100)
(-100). x = - (23. 100)
(-100). x = - 2 300
x = (- 2 300): (-100)
x = 2 300: 100 = 23.
Vậy giá trị x cần tìm là 23.
c) x. (-7) + x. 107 = 300.
x. [(-7) + 107] = 300
x. 100 = 300
x = 300: 100
x = 3.
Vậy giá trị x cần tìm là 3.
Ví dụ 3. Tìm số nguyên a biết khi lấy số đó chia cho -32 rồi nhân với 5 ta được kết quả là 40?
Hướng dẫn giải:
Vì a chia cho -32 rồi nhân với 5 ta được kết quả là 40 nên ta có:
a: (-32). 5 = 40
a: (-32) = 40: 5
a: (-32) = 8
a = 8. (-32)
a = - (8. 32)
a = - 256
Vậy số nguyên a cần tìm là 256.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Trong phép chia, muốn tìm số chia:
A. ta lấy thương chia cho số bị chia;
B. ta lấy số bị chia chia cho thương;
C. ta lấy số bị chia nhân với thương;
D. ta lấy thương nhân với số bị chia.
Bài 2. Giá trị của x thỏa mãn: 24: x = -8 là:
A. 4
B. 3;
C. -3;
D. -4.
Bài 3. Cho (30 – a). 4 = -(-100). Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giá trị a là số lớn hơn 0 và nhỏ hơn 10;
B. Giá trị a là số nguyên dương;
C. Giá trị a cần tìm là 5;
D. Giá trị của a không là số nguyên.
Bài 4. Giá trị x thỏa mãn: x. (-32) – x. (-22) = 40. 3 là:
A. -12;
B. -16;
C. 12;
D. 16.
Bài 5. Cho (144: x) – 14 = 10. Một học sinh giải như sau:
(144: x) – 14 = 10 (1)
144: x = 10 + 14 (2)
144: x = 24 (3)
x = 24. 144 (4)
x = 3456 (5)
Vậy giá trị x cần tìm là 3456. (6)
Bài làm trên đúng hay sai?
A. Sai từ dòng số 2;
B. Bài làm đúng;
C. Sai từ dòng số 4;
D. Sai từ dòng số 5.
Bài 6. Cho 2. x. (-5) = 26. (36 – 38) – 36. (26 – 38). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giá trị x trong khoảng: -50 < x < -40;
B. Giá trị x trong khoảng: -40 < x < -30;
C. Giá trị x trong khoảng: 30 < x < 40;
D. Giá trị x trong khoảng: 40 < x < 50.
Bài 7. Tìm số nguyên y biết lấy y cộng với 4 rồi chia cho 24 thì được kết quả là 9?
A. 212;
B. -212;
C.-121;
D. 121.
Bài 8. Câu nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của y thỏa mãn: 18: y + (2.5) = 16 là 6;
B. Giá trị của x thỏa mãn: 7.x = (-14). [-7 + (-3)] là: -10;
C. Giá trị của x thỏa mãn: 7.x = (-14). [-7 + (-3)] là: 20;
D. Giá trị của y thỏa mãn: 18: y + (2.5) = 16 là -3;
Bài 9. Tìm số nguyên a biết a chia 3 rồi nhân cho -51 thì được kết quả là số tự nhiên bé nhất có ba chữ số khác nhau?
A. -4;
B. 4;
C. 6;
D. -6.
Bài 10. Giá trị y = -2 là giá trị thỏa mãn biểu thức nào sau đây?
A. y. (-4). (-7) = 56;
B. y. (-4). 7 = 56;
C. y. (-4). 7 = -56;
D. y. 4. (-7) = -56;