Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11 (có đáp án 2024): Nước biển và đại dương
Câu 1. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do
A. sức hút của hành tinh ở thiên hà.
B. hoạt động của núi lửa, động đất.
C. hoạt động của các dòng biển lớn.
D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
Đáp án đúng là: D
Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
Câu 2. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều
A. xoay tròn.
B. thẳng đứng.
C. chiều ngang.
D. xô vào bờ.
Đáp án đúng là: B
Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
Câu 3. Ngyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do
A. địa hình các vùng biển.
B. các gió thường xuyên.
C. sức hút của Mặt Trời.
D. sức hút của Mặt Trăng.
Đáp án đúng là: B
Các dòng biển sinh ra chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,... giữa các vùng biển khác nhau.
Câu 4. Sóng xô vào bờ không phải là do
A. gió.
B. dòng biển.
C. bão.
D. áp thấp.
Đáp án đúng là: B
Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Sóng xô vào bờ là do tác động của gió, bão và áp thấp.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
C. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.
Đáp án đúng là: D
Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng (tức là ngày trăng tròn và không trăng) -> Nhận định dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn là sai.
Câu 6. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do
A. bão.
B. núi lửa.
C. gió.
D. động đất.
Đáp án đúng là: D
Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần, một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.
Câu 7. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm
A. lệch nhau góc 60 độ.
B. thẳng hàng với nhau.
C. lệch nhau góc 45 độ.
D. vuông góc với nhau.
Đáp án đúng là: B
Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng và nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới?
A. Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên Xích đạo.
B. Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 - 40o.
C. Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.
D. Có các dòng biển đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa.
Đáp án đúng là: A
Một số đặc điểm của các dòng biển trong các đại dương thế giới là
- Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.
- Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
- Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp (khoảng 30-40o ở hai bán cầu về phía Xích đạo).
- Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do
A. mưa.
B. động đất.
C. núi lửa.
D. gió.
Đáp án đúng là: D
Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Dao động thường xuyên.
B. Dao động theo chu kì.
C. Khác nhau ở các biển.
D. Chỉ do sức hút Mặt Trời.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất -> Nhận định chỉ do sức hút Mặt Trời là sai.
Câu 11. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày
A. trăng tròn và không trăng.
B. không trăng và có trăng.
C. trăng khuyết và không trăng.
D. trăng khuyết và trăng tròn.
Đáp án đúng là: A
Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng (tức là ngày trăng tròn và không trăng).
Câu 12. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu
A. lạnh, ít mưa.
B. ẩm, mưa nhiều.
C. nóng, mưa nhiều.
D. khô, ít mưa.
Đáp án đúng là: D
Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu khô, ít mưa do tác động chủ yếu của các dòng biển lạnh.
Câu 13. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu
A. ấm, mưa nhiều.
B. lạnh, khô hạn.
C. lạnh, ít mưa.
D. nóng, ẩm ướt.
Đáp án đúng là: A
Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu ấm, mưa nhiều do tác động chủ yếu của các dòng biển nóng.
Câu 14. Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. dòng biển nóng.
B. gió địa phương.
C. frông ôn đới.
D. áp thấp ôn đới.
Đáp án đúng là: A
Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của các dòng biển nóng. Một số dòng biển nóng điển hình ở khu vực này như Bắc Đại Tây Dương, Bắc Xích đạo, Ghi-nê,…
Câu 15. Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. áp cao.
B. gió mùa.
C. dòng biển.
D. Tín phong.
Đáp án đúng là: B
Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Ở trên Trái Đất, khu vực có gió mùa hoạt động thường mưa nhiều, điển hình như khu vực Nam Á, Đông Nam Á,…