Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Kết nối tri thức
Câu 1. Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?
A. Sinh quyển.
B. Khí quyển.
C. Thạch quyển.
D. Thổ nhưỡng quyển.
Đáp án đúng là: A
Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Câu 2. Biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển là
A. ở xích đạo ẩm và lượng mưa lớn mang lại nguồn nước dồi dào cho các con sông.
B. diện tích rừng đầu nguồn thu hẹp sẽ gia tăng các thiên tai lũ quét, lở đất vùng núi.
C. nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá, hình thành đất nhanh hơn.
D. mưa lớn, mang lại nguồn nước dồi dào thúc đẩy sinh vật phát triển xanh tốt hơn.
Đáp án đúng là: C
Nhiệt độ, độ ẩm là đặc trưng của khí hậu (thuộc khí quyển); quá trình phân hủy đá và hình thành đất (thổ nhưỡng quyển) => Khí quyển ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng => Biểu hiện: nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn là sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển.
Câu 3. Thành phần tự nhiên nào là làm cho nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc?
A. Khí quyển và thạch quyển.
B. Thổ nhưỡng quyển và khí quyển.
C. Thủy quyển và sinh quyển.
D. Thạch quyển và sinh quyển.
Đáp án đúng là: A
Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn (khí quyển), lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ(thạch quyển) đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang (thạch quyển) nên phần lớn sông ngắn và dốc.
Câu 4. Xây đập thủy điện trên các dòng sông làm thay đổi dòng chảy có tác động đến các thành phần nào của lớp vỏ địa lí?
A. Sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển, khí quyển.
B. Thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủy quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
D. Thổ nhưỡng quyển, khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.
Đáp án đúng là: B
Việc xây đập thủy điện làm ảnh hưởng đến địa chất bên dưới và mất lớp vỏ phong hóa bên trên (thạch quyển và thổ nhưỡng quyển). Đồng thời làm thay đổi dòng chảy của sông (thủy quyển) và mất đi hệ sinh thái trên mặt cũng như dưới nước (sinh quyển).
Câu 5. Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào sau đây?
A. Cung cấp nước.
B. Điều tiết lũ lụt.
C. Giảm diện tích rừng.
D. Điều hòa khí hậu.
Đáp án đúng là: C
Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động đến dòng chảy, thảm thực vật xung quanh khu vực công trình. Việc xây hồ thủy điện sẽ sử dụng một diện tích đất nhất định để chứa nước -> Làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phảicủa lớp vỏ địa lí?
A. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.
B. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.
C. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
D. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Đáp án đúng là: D
- Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?
A. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
B. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
C. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.
D. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
Đáp án đúng là: A
Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
A. Thực vật, hồ đầm.
B. Hàm lượng phù sa tăng.
C. Độ dốc lòng sông.
D. Lượng mưa tăng lên.
Đáp án đúng là: D
Yếu tố là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi là lượng mưa tăng lên. Lượng mưa tăng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi tăng -> Lượng nước của sông, suối sẽ tăng theo.
Câu 9. Tác động dưới đây nào của con người có ảnh hưởng tích cực đến môi trường tự nhiên?
A. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Khai thác cát thủy tinh ở ven biển.
C. Đắp đê ngăn ngập úng ở đồng bằng.
D. Phá rừng để nuôi trồng thủy sản.
Đáp án đúng là: A
Việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc làm giảm lũ ống, lũ quét, xói mòn đất đá. Từ đó giảm bớt sự xói mòn, bạc màu của đất, hình thành nguồn nước ngầm.
Câu 10. Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ
A. địa hình và khí hậu.
B. địa chất và địa hình.
C. toàn bộ điều kiện địa lí.
D. nguồn nước và sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ toàn bộ điều kiện địa lí (địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng,…). Vì khi một trong các điều kiện địa lí thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần địa lí khác dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt hại không mong muốn.
Câu 11. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
B. Quy luật địa ô.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật đai cao.
Đáp án đúng là: A
Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Câu 12. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. lớp vỏ địa lí với vỏ của Trái Đất.
B. các bộ phận lãnh thổ của vỏ địa lí.
C. các địa quyển trong lớp vỏ Trái Đất.
D. các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Đáp án đúng là: D
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Câu 13. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là
A. độ sâu khoảng 5000m.
B. độ sâu khoảng 9000m.
C. đáy vực thẳm đại Dương.
D. phía trên tầng đá badan.
Đáp án đúng là: C
Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 14. Đáy của lớp vỏ phong hóa là
A. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương.
B. giới hạn dưới của tầng bình lưu trong khí quyển.
C. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa.
D. giới hạn dưới của tầng đối lưu trong khí quyển.
Đáp án đúng là: C
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là đáy của lớp vỏ phong hóa.
Câu 15. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
B. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
C. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
D. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
Đáp án đúng là: A
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường tồn tại và phát triển phụ thuộc, quy định lẫn nhau; luôn trao đổi vật chất và năng lượng với nhau; xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 1. Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do
A. quy luật thống nhất chi phối.
B. các quy luật tự nhiên chi phối.
C. quy luật phi địa đới chi phối.
D. quy luật địa đới chi phối.
Đáp án đúng là: B
Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối, đó là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (đai cao, địa ô).
Câu 2. Biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển là
A. diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
B. lá cây bị phân hủy là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.
C. ở vùng ôn đới, băng tuyết tan đã cung cấp nước cho sông ngòi.
D. rừng cây có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.
Đáp án đúng là: D
Sinh quyển gồm toàn bộ động thực vật; thủy quyển gồm sông ngòi, ao hồ, biển, nước ngầm,... Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn => Rừng cây (sinh quyển) có tác động bảo vệ nguồn nước ngầm (thủy quyển).
Câu 3. Ở nước ta sinh quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở.
B. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do chủ yếu là đất cát, rừng phi lao.
C. Ở đồng bằng Bắc bộ có đất phù sa, mưa phùn mùa đông nên trồng được cây ôn đới.
D. Ven biển nhiều vịnh và đầm phá nên ban ngày gió đất, ban đêm gió biển hoạt động.
Đáp án đúng là: A
Thảm thực vật rừng bị phá hủy -> sinh quyển. Nước mưa chảy nhanh và mạnh hơn làm xói mòn đất -> thủy quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển. Như vậy, vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở có sự tác động lẫn nhau của các quyển: sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
Câu 4. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
A. Hàm lượng phù sa tăng.
B. Lượng mưa tăng lên.
C. Độ dốc lòng sông.
D. Thực vật, hồ đầm.
Đáp án đúng là: B
Yếu tố là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi là lượng mưa tăng lên. Lượng mưa tăng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi tăng -> Lượng nước của sông, suối sẽ tăng theo.
Câu 5. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển là
A. giới hạn phía trên của vỏ địa lí.
B. giới hạn trên của tầng bình lưu.
C. toàn bộ khí quyển của Trái Đất.
D. giới hạn trên của tầng đối lưu.
Đáp án đúng là: A
Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
Câu 6. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?
A. Thống nhất.
B. Địa đới.
C. Địa ô.
D. Đai cao.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 7. Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của
A. nội lực và con người.
B. nội lực và ngoại lực.
C. ngoại lực và vũ trụ.
D. vũ trụ và con người.
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh => Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của nội lực và ngoại lực.
Câu 8. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. các địa quyển trong lớp vỏ Trái Đất.
B. các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
C. lớp vỏ địa lí với vỏ của Trái Đất.
D. các bộ phận lãnh thổ của vỏ địa lí.
Đáp án đúng là: B
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Câu 9. Lớp vỏ địa lí là
A. lớp vỏ cảnh quan.
B. lớp vỏ sinh quyển.
C. lớp vỏ Trái Đất.
D. lớp vỏ khí quyển.
Đáp án đúng là: A
Vỏ địa lí hay vỏ cảnh quan là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
Câu 10. Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật
A. địa ô.
B. địa đới.
C. đai cao.
D. thống nhất.
Đáp án đúng là: D
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 11. Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây?
A. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti.
B. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng.
C. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan.
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Đáp án đúng là: D
Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 12. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ
A. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
B. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.
C. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.
D. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
Đáp án đúng là: C
Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
Câu 13. Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ
A. địa chất và địa hình.
B. toàn bộ điều kiện địa lí.
C. địa hình và khí hậu.
D. nguồn nước và sinh vật.
Đáp án đúng là: B
Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ toàn bộ điều kiện địa lí (địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng,…). Vì khi một trong các điều kiện địa lí thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần địa lí khác dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt hại không mong muốn.
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?
A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.
B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi.
D. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.
Đáp án đúng là: C
Trong lớp vỏ địa lí chỉ cần một thành phần bị biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau và Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động ngoại lực và nội lực.
Câu 15. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
B. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
C. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
D. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Đáp án đúng là: C
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường tồn tại và phát triển phụ thuộc, quy định lẫn nhau; luôn trao đổi vật chất và năng lượng với nhau; xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Trắc nghiệm Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là
A. Tây Âu.
B. Đông Á.
C. Nam Âu.
D. Ca-ri-bê.
Đáp án đúng là: A
Dân cư thế giới phân bố rất không đều, có những vùng dân cư tập trung đông đúc như: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,... lại có những vùng thưa dân như: Bắc Á, châu Đại Dương,...
Câu 2. Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?
A. Trình độ phát triển sản xuất.
B. Các điều kiện của tự nhiên.
C. Tính chất của ngành sản xuất.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Đáp án đúng là: A
Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại.
Câu 3. Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay?
A. Bắc Mĩ.
B. Nam Mĩ.
C. Ca-ri-bê.
D. Trung Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Khu vực ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Ca-ri-bê (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020). Còn khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Mĩ (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2, có nơi dưới 10 người/km2 - 2020).
Câu 4. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Âu.
B. Mĩ.
C. Phi.
D. Đại dương.
Đáp án đúng là: D
Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.
Câu 5. Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất?
A. Đông Á.
B. Tây Á.
C. Đông Nam Á.
D. Nam Á.
Đáp án đúng là: B
Ở châu Á có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc như: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á,… Khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Tây Á, trung bình từ 10 đến 100 người/km2 - 2020.
Câu 6. Khu vực nào sau đây ở châu Phi có mật độ cao nhất hiện nay?
A. Nam Phi.
B. Đông Phi.
C. Tây Phi.
D. Bắc Phi.
Đáp án đúng là: C
Khu vực ở châu Phi có mật độ thấp nhất hiện nay là Nam Phi, phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020. Còn khu vực có mật độ dân số cao nhất là Tây Phi, có một số nước từ 101 đến 200 người/km2.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư trên thế giới?
A. Hiện tượng xã hội có quy luật.
B. Không đều trong không gian.
C. Hình thức biểu hiện quần cư.
D. Có biến động theo thời gian.
Đáp án đúng là: C
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội. Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian.
Câu 8. Khu vực nào sau đây ở châu Âu có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?
A. Bắc Âu.
B. Tây Âu.
C. Đông Âu.
D. Nam Âu.
Đáp án đúng là: A
Khu vực ở châu Âu có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Tây Âu (nhiều quốc gia trên 200 người/km2 - 2020). Khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Âu (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020).
Câu 9. Khu vực nào sau đây ở châu Phi có mật độ thấp nhất hiện nay?
A. Nam Phi.
B. Tây Phi.
C. Bắc Phi.
D. Đông Phi.
Đáp án đúng là: A
Khu vực ở châu Phi có mật độ thấp nhất hiện nay là Nam Phi, phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020. Còn khu vực có mật độ dân số cao nhất là Tây Phi, có một số nước từ 101 đến 200 người/km2.
Câu 10. Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?
A. Cơ cấu dân số.
B. Loại quần cư.
C. Quy mô số dân.
D. Mật độ dân số.
Đáp án đúng là: D
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật và chịu tác động tổng hợp của hàng loạt các nhân tố. Tiêu chí được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư là mật độ dân số. Mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020).
Câu 11. Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?
A. Ca-ri-bê.
B. Trung Mĩ.
C. Nam Mĩ.
D. Bắc Mĩ.
Đáp án đúng là: D
Khu vực ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Ca-ri-bê (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020). Còn khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Mĩ (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2, có nơi dưới 10 người/km2 - 2020).
Câu 12. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là
A. châu Đại Dương.
B. Bắc Mĩ.
C. Trung - Nam Á.
D. Trung Phi.
Đáp án đúng là: A
Dân cư thế giới phân bố rất không đều, có những vùng dân cư tập trung đông đúc như: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,... lại có những vùng thưa dân như: Bắc Á, châu Đại Dương,...
Câu 13. Khu vực nào sau đây ở châu Âu có mật độ dân số cao nhất hiện nay?
A. Bắc Âu.
B. Tây Âu.
C. Đông Âu.
D. Nam Âu.
Đáp án đúng là: B
Khu vực ở châu Âu có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Tây Âu (nhiều quốc gia trên 200 người/km2 - 2020). Khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Âu (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020).
Câu 14. Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?
A. Nam Á.
B. Đông Á.
C. Đông Nam Á.
D. Tây Á.
Đáp án đúng là: A
Ở châu Á có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc như: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á,… nhưng khu vực Nam Á có mật độ dân số cao nhất (trên 200 người/km2 - 2020). Còn khu vực Đông Á, Đông Nam Á phổ biến từ 101 đến 200 người/km2, có một số quốc gia trên 200 người/km2 như Việt Nam, Phi-lip-pin, Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
Câu 15. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Phi.
B. Á.
C. Mĩ.
D. Âu.
Đáp án đúng là: B
Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.
Trắc nghiệm Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Cánh diều
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng(sách cũ)
Câu 1: Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp vật chất vụn bở , trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
D. Lớp vật chất tự nhiên , được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/63 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Độ phì của đất là
A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật
B. Độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.
D. Lượng chất vi sinh trong đất.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/63 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới
A. Độ tơi xốp của đất.
B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.
C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là
A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò
A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.
D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên
A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.
B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.
C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.
D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có
A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.
B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.
C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.
D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Qúa trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồng bằng
A. Thối mòn.
B. Vận chuyển.
C. Bồi tụ.
D. Bóc mòn.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là
A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển , thủy quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.
D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
Đáp án: B
Giải thích: Ở trên bề mặt thổ nhưỡng quyển có các dòng chảy, ao, hồ,… (thủy quyển), có không khí (khí quyển) và dưới mặt đất có các lớp đất khác nhau (thạch quyển). Như vậy, các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là khí quyển, thạch quyển và thủy quyển.
Câu 10: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tinh chất đất nhiều nhất ?
A. Cày bừa B. Làm cỏ C. Bón phân D. Gieo hạt
Đáp án: C
Giải thích: Các hoạt động cày bừa, làm đất tươi xốp, tạo không gian hoạt động cho các vi sinh vật có lợi cho đất, làm cho đất có nhiều chất dinh dưỡng, thoáng khí,… Như vậy, công đoạn cày bừa là công đoạn trong sản xuất nông nghiệp có tác động lớn nhất đến sự thay đổi các tính chất của đất.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: