Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Bài 20: Phân số dân cư và đô thị hóa trên thế giới
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20: Cơ cấu dân số
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 20: Phân số dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức
Câu 1. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Đại dương.
C. Phi.
D. Âu.
B. Mĩ.
Câu 2. Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi
A. phù hợp với công nghiệp hoá.
B. nâng cao tỷ lệ dân thành thị.
C. xuất hiện nhiều đô thị lớn.
D. sản phẩm hàng hóa đa dạng.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là
A. dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.
B. dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.
C. dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.
D. lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
Câu 4. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.
D. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
Câu 5. Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. châu Mĩ.
B. châu Phi.
C. châu Phi.
D. châu Á.
Câu 6. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.
B. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.
C. làm thay đổi sự phân bố dân cư.
D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 7. Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?
A. Châu Âu.
B. Châu Mỹ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Câu 8. Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?
A. Tây Âu.
B. Bắc Mĩ.
C. Nam Mĩ.
D. Châu Phi.
Câu 9. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Á.
B. Phi.
C. Mĩ.
D. Âu.
Câu 10. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?
A. Trung Á.
B. Tây Á.
C. Đông Á.
D. Bắc Á.
Câu 11. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. quá trình đô thị hóa.
B. sự phân bố dân cư.
C. số dân nông thôn giảm.
D. mức sống dân cư tăng.
Câu 12. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
A. Các thung lũng, hẻm vực.
B. Các ốc đảo và cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng, ven biển.
D. Miền núi, mỏ khoáng sản.
Câu 13. Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?
A. Trung Mĩ.
B. Ca-ri-bê.
C. Bắc Mĩ.
D. Nam Mĩ.
Câu 14. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?
A. Châu Mĩ.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Á.
Câu 15. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do
A. các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
B. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
D. tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.
Trắc nghiệm Bài 20: Cơ cấu dân số - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?
A. Nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Ngư nghiệp.
Câu 2. Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Ngư nghiệp.
D. Lâm nghiệp.
Câu 3. Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?
A. Thất nghiệp.
B. Sinh viên.
C. Học sinh.
D. Nội trợ.
Câu 4. Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng
A. giảm tỉ trọng lao động khu vực II, III.
B. tăng tỉ trọng lao động khu vực II, III.
C. giảm tỉ lao động trọng khu vực I, II.
D. tăng tỉ trọng lao động khu vực I, III.
Câu 5. Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?
A. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần.
B. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
C. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.
D. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.
Câu 6. Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?
A. Lâm nghiệp.
B. Ngư nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?
A. Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.
B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp, tiếp tục giảm.
C. Tỉ lệ phụ thuộc cao, gia tăng tự nhiên tăng.
D. Tỉ suất sinh giảm, tuổi thọ trung bình cao.
Câu 8. Nguồn lao động là
A. dân số ngoài tuổi lao động tham gia lao động.
B. nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.
C. dân số có khả năng tham gia lao ở ngoài nước.
D. dân số dưới tuổi lao động tham gia lao động.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tháp dân số thu hẹp?
A. Phình to ở đáy và ở giữa.
B. Đỉnh tháp dần thu hẹp.
C. Gia tăng dân số giảm dần.
D. Tỷ suất sinh giảm nhanh.
Câu 10. Cơ cấu dân số theo độ tuổi phản ánh
A. tình hình phân bố sản xuất, khả năng phát triển dân số.
B. tình hình phát triển kinh tế, nguồn lao động của quốc gia.
C. chiến lược phát triển kinh tế, nguồn lao động của quốc gia.
D. khả năng phát triển dân số, nguồn lao động của quốc gia.
Câu 11. Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực III?
A. Lâm nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Ngư nghiệp.
D. Công nghiệp.
Câu 12. Kiểu tháp tuổi mở rộng thể hiện tình hình gia tăng dân số như thế nào?
A. Gia tăng dân số nhanh.
B. Gia tăng dân số giảm.
C. Gia tăng dân số chậm.
D. Gia tăng dân số ổn định.
Câu 13. Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
A. Người làm việc tạm thời.
B. Những người làm nội trợ.
C. Người có việc làm ổn định.
D. Người chưa có việc làm.
Câu 14. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?
A. Tỉ lệ số người phụ thuộc ngày càng tăng lên.
B. Nhu cầu về sức khoẻ sinh sản vị thành niên lớn.
C. Tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi thấp và tiếp tục giảm.
D. Thiếu lao động và cơ nguy cơ suy giảm dân số.
Câu 15. Nguồn lao động được phân làm mấy nhóm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Trắc nghiệm Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - Cánh diều
Câu 1. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất làm cho các nước đang phát triển, đông dân coi đẩy mạnh nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
A. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
B. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
D. Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
B. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
C. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
Câu 3. Hoạt động nào sau đây ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội người?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Thương mại.
Câu 4. Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?
A. Cơ cấu vật nuôi.
B. Mức độ thâm canh.
C. Quy mô sản xuất.
D. Tổ chức lãnh thổ.
Câu 5. Vai trò của sản xuất nông nghiệp không phải là
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
B. bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
D. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Câu 6. Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào
A. độ nhiệt ẩm.
B. nguồn nước tưới.
C. diện tích đất.
D. chất lượng đất.
Câu 7. Sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra khi không có
A. đất đai.
B. địa hình.
C. nguồn nước.
D. sinh vật.
Câu 8. Biện pháp chung để đẩy nhanh nền nông nghiệp hàng hoá trong nền kinh tế hiện đại là
A. phát triển quy mô diện tích các loại cây công nghiệp hằng năm.
B. nâng cao năng suất và chất lượng các cây công nghiệp lâu năm.
C. tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu các loại nông sản đặc thù.
D. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.
Câu 9. Nhân tố ảnh hưởng làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh là
A. sinh vật.
B. nguồn nước.
C. khí hậu.
D. đất đai.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp?
A. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến.
B. Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước.
Câu 11. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, gồm có
A. trồng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản.
B. trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
C. chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản.
D. nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 12. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến
A. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
B. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
D. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Câu 13. Để khắc phục các hạn chế do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp gây ra, cần thiết phải
A. đa dạng hoá sản xuất và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
B. đa dạng hoá sản xuất và phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
C. phát triển ngành nghề dịch vụ và tôn trọng quy luật tự nhiên.
D. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và nâng cao độ phì đất.
Câu 14. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn nước tưới.
B. diện tích đất.
C. chất lượng đất.
D. độ nhiệt ẩm.
Câu 15. Nguồn thức ăn không ảnh hưởng nhiều đến
A. hình thức chăn nuôi.
B. phân bố chăn nuôi.
C. giống các vật nuôi.
D. cơ cấu vật nuôi.
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí(sách cũ)
Câu 1: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm
A. Toàn bộ vỏ trái đất
B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên
C. Toàn bộ các địa quyển
D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Câu 2: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là
A. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển.
B. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển.
D. Toàn bộ khí quyển của trái đất.
Câu 3: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của
A. Khí quyển. B. Thủy quyển.
C. Sinh quyển. D. Thổ nhưỡng quyển.
Câu 4: Giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí là
A. Giới hạn phía dưới của thủy quyển và thạch quyển.
B. Đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.
C. Hết tầng trầm tích của vỏ trái đất.
D. Đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa.
Câu 5: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. Các địa quyển
B. Các bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
C. Các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
D. Lớp vỏ địa lí và vỏ trái đất.
Câu 6: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra trong
A. Phạm vi của tất cả các địa quyển.
B. Toàn bộ vỏ trái đất.
C. Toàn bộ vỏ trái đất và vỏ địa lí.
D. Toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lanh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 7: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. Lớp vỏ địa lí được hình hành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.
C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 8: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác.
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Câu 9: Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng. Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
B. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
C. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
Câu 10: Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy siết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đòng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển .
B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.