Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 30 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 30. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Kết nối tri thức
Câu 1. Khu công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đáp án đúng là: A
Một số vai trò của khu công nghiệp là
- Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Câu 2. Vùng công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cấp cao nhất.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực.
D. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Đáp án đúng là: B
Một số vai trò của vùng công nghiệp là
- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
- Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.
- Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Câu 3. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của
A. vùng công nghiệp.
B. điểm công nghiệp.
C. khu công nghiệp tập trung.
D. trung tâm công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm nổi bật của điểm công nghiệp là:
- Có một, hai hoặc ba xí nghiệp.
- Phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu.
- Đồng nhất với một điểm dân cư.
Câu 4. Điểm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương.
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đáp án đúng là: C
Một số vai trò của điểm công nghiệp là
- Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
- Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.
- Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
Câu 5. Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào sau đây?
A. Gắn với đô thị vừa và lớn.
B. Có ranh giới địa lí xác định.
C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.
Đáp án đúng là: B
Khu công nghiệp tập trung có ranh giới địa lí xác định, phân bố ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (gần sân bay, đường ô tô, cảng biển,…), nằm tách biệt với khu dân cư.
Câu 6. Khu công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
B. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
C. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
D. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
Đáp án đúng là: C
Một số vai trò của khu công nghiệp là
- Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Câu 7. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
D. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
Đáp án đúng là: D
Trung tâm công nghiệp có vai trò góp phần định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực phụ cận.
Câu 8. Đã Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Vùng công nghiệp.
B. Điểm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Đã Nẵng, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh,… là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo hình thức trung tâm công nghiệp.
Câu 9. Trung tâm công nghiệp thường là
A. tổ chức ở trình độ thấp.
B. các thành phố nhỏ.
C. các vùng lãnh thổ rộng lớn.
D. các thành phố vừa và lớn.
Đáp án đúng là: D
Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi,...
Câu 10. Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của điểm công nghiệp?
A. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
B. Phân bố gần nguồn nguyên liệu, trung tâm tiêu thụ.
C. Lãnh thổ không lớn và gồm có một vài 1 xí nghiệp.
D. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm của điểm công nghiệp là: Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, cơ sở hạ tầng riêng; Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau.
Câu 11. Điểm công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
C. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa ở địa phương.
Đáp án đúng là: A
Một số vai trò của điểm công nghiệp là
- Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
- Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.
- Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
Câu 12. Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ được gọi là
A. vùng công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. điểm công nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ gồm Biên Hoà, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu được gọi là vùng công nghiệp.
Câu 13. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có
A. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
B. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
C. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
D. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Đáp án đúng là: B
Trung tâm công nghiệp bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Câu 14. Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là
A. không gian rộng lớn, nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp.
B. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị.
C. sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.
D. có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là vùng có không gian rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp công nghiệp.
Câu 15. Vùng công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
B. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
D. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Đáp án đúng là: D
Một số vai trò của vùng công nghiệp là
- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
- Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.
- Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Trắc nghiệm Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng bô-xít lớn trên thế giới?
A. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc.
B. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
C. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga.
D. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin.
Đáp án đúng là: D
Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…), Quặng vàng (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ca-na-đa,...),… Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...
Câu 2. Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp điện tử - tin học?
A. Tua bin phát điện.
B. Hàng không vũ trụ.
C. Thiết bị viễn thông.
D. Đầu máy xe lửa.
Đáp án đúng là: C
Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có thể phân thành bốn nhóm: máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…), điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,…) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…). Đứng hàng đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
Câu 3. Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng đồng lớn trên thế giới?
A. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
B. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kì.
C. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ.
D. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin, Việt Nam.
Đáp án đúng là: A
Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…), Quặng vàng (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ca-na-đa,...),… Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...
Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?
A. Đáp ứng đời sống văn hóa và văn minh.
B. Mặt hàng xuất khẩu giá trị ở nhiều nước.
C. Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
D. Đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
Đáp án đúng là: B
Ngành công nghiệp điện lực có vai trò đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Câu 5. Ngành công nghiệp cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của một quốc gia đang phát triển là
A. thực phẩm.
B. cơ khí.
C. hóa chất.
D. điện lực.
Đáp án đúng là: D
Trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp điện lực phải đi trước một bước vì là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất. Công nghiệp điện thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 6. Dầu mỏ không phải là nguyên liệu
A. sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
B. quý giá, nhiều ở nước đang phát triển.
C. cho các ngành công nghiệp hóa phẩm.
D. cháy hoàn toàn không tạo thành tro.
Đáp án đúng là: A
Dầu mỏ là nhiên liệu quan trọng, sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. Dầu mỏ tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ La-tinh, Trung Quốc…Khi cháy, dầu mỏ không tạo thành tro, muội. Dầu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển. Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2, CO2.... Vì vậy, nhận định “dầu mỏ là nguyên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường” là không chính xác.
Câu 7. Vai trò quan trọng của công nghiệp điện lực là
A. cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
B. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
C. nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy.
D. giải quyết các nhu cầu về sinh hoạt, may mặc.
Đáp án đúng là: A
Công nghiệp điện lực là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, giúp đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Câu 8. Công nghiệp thực phẩm không có vai trò nào sau đây?
A. Tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng.
C. Tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn.
D. Góp phần cải thiện đời sống người dân.
Đáp án đúng là: B
Công nghiệp thực phẩm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cái thiện đời sống. Công nghiệp thực phẩm không có tác dụng thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng.
Câu 9. Than là nhiên liệu quan trọng cho
A. công nghiệp điện nguyên tử.
B. nhà mày nhiệt điện, luyện kim.
C. sản xuất vật liệu xây dựng.
D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án đúng là: B
Than là nhiên liệu quan trọng cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hóa).
Câu 10. Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia là
A. đồng.
B. than.
C. dầu mỏ.
D. sắt.
Đáp án đúng là: C
Dầu mỏ là nhiên liệu quan trọng, được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia.
Câu 11. Phân ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Sành - sứ.
B. Dệt - may.
C. Da giày.
D. Dược phẩm.
Đáp án đúng là: D
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm công nghiệp dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Như vậy, dược phẩm không phải là phân ngành thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 12. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là công nghiệp
A. sản xuất hàng tiêu dùng.
B. khai thác dầu khí.
C. điện tử - tin học.
D. khai thác than.
Đáp án đúng là: C
Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Câu 13. Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Hòa Bình.
B. Quảng Ninh.
C. Cà Mau.
D. Lạng Sơn.
Đáp án đúng là: B
Than ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là vùng có trữ lượng than lớn nhất cả nước, trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.
Câu 14. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. khoáng sản, chăn nuôi, hải sản.
B. thủy sản, lâm sản, trồng trọt.
C. trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
D. lâm sản, trồng trọt, thủy sản.
Đáp án đúng là: C
Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Câu 15. Quốc gia nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn?
A. Việt Nam.
B. Trung Quốc.
C. Hoa Kì.
D. Ả-rập Xê-út.
Đáp án đúng là: D
Các nước ở khu vực Trung Đông là những nước có sản lượng khai thác dầu mỏ, khí đốt đứng đầu thế giới, trong đó Ả-rập Xê-út là nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay với nhiều tỉ phú dầu mỏ.
Trắc nghiệm Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh - Cánh diều
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?
A. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.
B. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
C. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
D. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
Đáp án đúng là: D
Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng vì vậy phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc giải quyết các vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học, kĩ thuật. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật sẽ hạn chế phần nào tác động có hại đến môi trường (xử lí chất thải, tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng, sản xuất năng lượng thay thế,…).
Câu 2. Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người, không phải vì
A. tài nguyên tự nhiên phân bố không đều.
B. các phản ứng dây chuyền ở môi trường.
C. môi trường là không thể chia cắt được.
D. quy luật tuần hoàn vật chất, năng lượng.
Đáp án đúng là: A
Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người do môi trường là không thể chia cắt được, có sự phát triển theo quy luật tuần hoàn vật chất, năng lượng. Đồng thời, môi trường có các phản ứng dây chuyền, nếu một thành phần hoặc khu vực bị ảnh hưởng sẽ kéo theo sự thay đổi tự nhiên ở các khu vực, địa phương khác. Ví dụ: Băng ở hai cực tan -> Nước biển dâng -> Nhiều vùng đất thấp trên thế giới bị ngập (biến mất), nhiều sinh vật chết,…
Câu 3. Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong
A. môi trường sống lành mạnh.
B. xã hội đảm bảo sự ổn định.
C. tình hình an ninh toàn cầu tốt.
D. nền kinh tế tăng trưởng cao.
Đáp án đúng là: A
Phát triển bền vững là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường. Phát triển bền vững bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường sống lành mạnh.
Câu 4. Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?
A. Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
B. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
C. Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
D. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.
Đáp án đúng là: A
Xanh hoá trong sản xuất bằng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng tái tạo dựa trên tiến bộ của khoa học - công nghệ. Phát triển cơ sở hạ tầng - kĩ thuật kết hợp ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
A. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai.
B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất).
D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
Đáp án đúng là: C
Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam là:
- Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
- Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với tăng trưởng xanh?
A. Tăng phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Giảm năng lực cạnh tranh do áp dụng khoa học - công nghệ.
C. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
D. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
Đáp án đúng là: D
Tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, có vai trò trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
Câu 7. Hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng do
A. khói, bụi nhà máy.
B. chất thải sinh hoạt.
C. chất thải khí CO2, CFC.
D. hiệu ứng nhà kính.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng là do chất thải khí CO2, CFC ngày càng nhiều từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,…
Câu 8. Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do
A. hoạt động kinh tế kém.
B. đất bị rửa trôi xói mòn.
C. thiếu công trình thuỷ lợi.
D. đốt rừng làm nương, rẫy.
Đáp án đúng là: C
Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do thiếu các công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở khu vực châu Phi.
Câu 9. Nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên là do
A. mưa acid, băng tan.
B. hiệu ứng nhà kính.
C. ô nhiễm nước biển.
D. thiên tai cực đoan.
Đáp án đúng là: B
Hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nhà kinh là từ các hoạt động công nghiệp, tàn phá rừng, chất thải sinh hoạt của con người,…).
Câu 10. Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp do
A. khai thác rừng quá mức.
B. quá trình đô thị hoá.
C. lập các khu bảo tồn.
D. khai thác gỗ sản xuất.
Đáp án đúng là: A
Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp lại là do việc khai thác rừng bừa bãi, chưa có kế hoạch. Đặc biệt ở các quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh, châu Phi,…
Câu 11. Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là
A. xoá bỏ đói nghèo ở các nước.
B. chấm dứt tình trạng khủng bố.
C. chấm dứt chạy đua vũ trang.
D. tăng cường khai thác tài nguyên.
Đáp án đúng là: D
Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người (chiến tranh, hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên do nghèo đói, phục vụ kinh tế,…) -> Để giải vấn đề môi trường, cần chấm dứt tình trạng khủng bố, xung đột, chạy đua vũ trang và cải thiện cuộc sống của người dân,…
Câu 12. Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất nhằm tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên khoáng sản?
A. Khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.
B. Ngừng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.
C. Sản xuất các vật liệu thay thế, vật liệu tổng hợp.
D. Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.
Đáp án đúng là: A
Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản là khai thác đi đôi với bảo vệ, sử dụng hợp lí, tìm các dạng năng lượng và vật liệu thay thế.
Câu 13. Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là
A. thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
B. tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.
C. đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
D. tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.
Đáp án đúng là: C
Tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho đời sống và sản xuất của con người trong hiện tại và cho thế hệ tương lai.
Câu 14. Dấu hiệu nào sau đây không phải là sự biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường?
A. Lỗ thủng tầng ô dôn.
B. Gia tăng hạn hán, lũ.
C. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
D. Cạn kiệt khoáng sản.
Đáp án đúng là: D
Một số biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường là: Lỗ thủng tầng ô dôn, nhiệt độ Trái Đất tăng, gia tăng hạn hán, lũ, mưa axit,…
Câu 15. Môi trường ở nhiều quốc gia thêm phức tạp không phải là do
A. chiến tranh và xung đột triền miên.
B. bùng nổ dân số trong thời gian dài.
C. các hoạt động sản xuất công nghiệp.
D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân làm cho môi trường ở nhiều quốc gia hiện nay thêm phức tạp là do nền kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh, sức ép từ dân số và chiến tranh, xung đột còn xảy ra ở nhiều nơi,…
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia(sách cũ)
Câu 1: Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ đường.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014.
Câu 2: Để thể hiện cơ cấu sản lượng thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài (cơ cấu) → Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sản lượng thực và cơ cấu số dân của thế giới phân theo nước năm 2014.
Câu 3: Để thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ kết hợp ( cột, đường ).
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện bình quân lương thực theo đầu người của một số nước trên thế giới năm 2014.
Câu 4: Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới năm 2014 là
A. 408,6 kg/người.
B. 227,0 kg/người.
C. 553,5 kg/người.
D. 369,4 kg/người.
Đáp án: D
Giải thích: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000. Vậy, bình quân lương thực theo đầu người của thế giới năm 2014 là 2817,3 / 7625,8 x 1000 = 369,4 kg/người.
Câu 5: Các nước có bình quân lương thực theo đầu người năm 2014 thấp hơn mức bình quân chung của thế giới là
A. Trung Quốc và Ấn Độ.
B. Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a.
C. Hoa Kì và Pháp.
D. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào công thức: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000.
Ta có: Bình quân đầu người của các nước Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và thế giới lần lượt là: 408,6; 1388,8; 227; 845,1; 353,2; 553,5 và 369,4. Như vậy, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Câu 6: Các nước có bình quân lương thực theo đầu người năm 2014 cao hơn mức bình quân chung của thế giới là
A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp.
B. Hoa Kì, Pháp, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C. Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Việt Nam.
D. Trung Quốc, Hoa Kì, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: C
Giải thích:
Dựa vào công thức: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000.
Ta có: Bình quân đầu người của các nước Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và thế giới lần lượt là: 408,6; 1388,8; 227; 845,1; 353,2; 553,5 và 369,4. Như vậy, Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Việt Nam là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.
Câu 7: Sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Số dân đông nhất thế giới.
B. Quỹ đất nông nghiệp lớn nhất thế giới.
C. Năng suất trồng cây lương thực cao nhất thế giới.
D. Các thành tựu trong cải cách nông nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Do những thành công trong cải cách nông nghiệp nên ngành nông nghiệp của Trung Quốc có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành lúa nước với nhiều giống mới cho năng suất cao, sử dụng phân bón và sửa các công trình thủy lợi,… nên Trung Quốc dần trở thành một trong các cường quốc về lúa gạo trên thế giới.
Câu 8: Bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Sản lượng lương thực thấp.
B. Số dân quá đông.
C. Ít sử dụng lương thực.
D. Không có nhiều quỹ đất để sản xuất lương thực.
Đáp án: B
Giải thích: Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước trên thế giới. Đồng thời, Ấn Độ rất thành công trong cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp nên dần vươn lên thành một cường quốc lúa gạo nhưng do dân số đông (trên 1 tỉ người) nên bình quân lương thực của Ấn Độ vẫn còn thấp.
Câu 9: Tỉ trọng sản lượng lương thực và số dân của nước ta so với thế giới năm 2014 lần lượt là
A. 1,8% và 2,1%.
B. 8,1% và 2,1%.
C. 1,8% và 1,2%.
D. 8,1% và 1,2%.
Đáp án: C
Giải thích: Tỉ trọng sản lượng lương thực và số dân của nước ta so với thế giới năm 2014 lần lượt là 8,1% và 2,1%. Nước ta là một trong những nước có sản lượng lương thực luôn đứng vào top đầu của thế giới và xuất khẩu lúa gạo đứng top 5 của thế giới.
Câu 10: Nhận xét nào đúng từ bảng số liệu trên ?
A. Các nước phát triển có bình quân lương thực theo đầu người cao.
B. Các nước đang phát triển có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức bình quân của thế giới.
C. Việt Nam có mức bình quân lương thực theo đầu người tương đương với Hoa Kì.
D. Nước có số dân đông thì bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức chung của toàn thế giới.
Đáp án: A
Giải thích:
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Các nước phát triển như Hoa Kì, Pháp luôn có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.
- Các nước đang phát triển như Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a có bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới, còn Trung Quốc và Việt Nam là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: