Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức

Câu 1. Ở châu Á, quốc gia nào sau đây phát triển mạnh năng lượng tái tạo?

A. Triều Tiên.

B. Việt Nam.

C. Hàn Quốc.

D. Nhật Bản.

Câu 2. Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo?

A. Sức gió.

B. Nhiệt điện.

C. Mặt Trời.

D. Sức nước.

Câu 3. Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới là

A. sức nước, nhiệt điện, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học.

B. sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy điện, nhiên liệu sinh học.

C. sức nước, thủy điện, ánh sáng mặt trời, điện nguyên tử, điện hạt nhân.

D. sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học.

Câu 4. Quốc gia nào sau đây phát triển mạnh năng lượng tái tạo?

A. LB Nga.

B. Ấn Độ.

C. Bra-xin.

D. Hoa Kì.

Câu 5. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện than đá.

B. Nhiệt điện.

C. Điện thủy triều.

D. Điện hạt nhân.

Câu 6. Ngành công nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường, hạn chế các chất độc hại ra môi trường.

B. Suy thoái tài nguyên, nhiều loài biến mất và ô nhiễm nước.

C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất cân bằng tiêu dùng.

D. Đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Câu 7. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện gió.

B. Điện than đá.

C. Nhiệt điện.

D. Điện hạt nhân.

Câu 8. Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch.

B. Góp phần vào giảm phát thải các khí nhà kính.

C. Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

D. Đảm bảo cung cấp năng lượng cho công nghiệp.

Câu 9. Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.

B. Đảm bảo cung cấp năng lượng cho công nghiệp.

C. Góp phần vào phát thải nhiều loại khí nhà kính.

D. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch.

Câu 10. Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo?

A. Sức nước.

B. Sức gió.

C. Hạt nhân.

D. Mặt Trời.

Câu 11. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là do

A. sử dụng thuận lợi, sinh nhiều nhiệt và gây ra nhiều ô nhiễm môi trường.

B. gây ô nhiễm môi trường, ban hai cực tăng và chi phí đầu tư không lớn.

C. biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều tài nguyên và nhu cầu người dân rất lớn.

D. năng lượng hóa thạch cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Câu 12. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện hạt nhân.

B. Mặt Trời.

C. Điện than đá.

D. Nhiệt điện.

Câu 13. Giải pháp nào sau đây được sử dụng để hạn chế rác thải công nghiệp?

A. Hạn chế dùng các sản phẩm tái sử dụng.

B. Tăng cường sử dụng nhựa dùng một lần.

C. Đẩy mạnh sử dụng túi nilong và đồ nhựa.

D. Phân loại và tái chế rác thải công nghiệp.

Câu 14. Các chất thải công nghiệp dạng lỏng độc hại tới môi trường là

A. thuỷ tinh, kim loại phế liệu.

B. các axit hữu cơ, xà phòng.

C. vỏ chai lọ, hộp nhựa, gạch.

D. CO2, CO, NO, NO2, CH4.

Câu 15. Các quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là

A. Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu.

B. Hoa Kì, Triều Tiên, các nước châu Á.

C. Hoa Kì, Bra-xin, các nước châu Âu.

D. Hoa Kì, Hàn Quốc, các nước châu Phi.

Trắc nghiệm Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển công nghiệp - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Một số hoạt động sản xuất công nghiệp có tác động tiêu cực tới môi trường hiện nay do

A. nhiều công nghệ mới ra đời.

B. tạo ra nhiều máy móc đa dạng.

C. sử dụng công nghiệp hiện đại.

D. sử dụng công nghệ lạc hậu.

Câu 2. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng là do hoạt động của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Công nghiệp.

B. Du lịch.

C. Thương mại.

D. Nông nghiệp.

Câu 3. Điều kiện nào sau đây không phải nhân tố quan trọng để hình thành vùng công nghiệp?

A. Dân cư đông đúc, trình độ lao động cao.

B. Gần các vùng nguyên liệu nông sản.

C. Điều kiện thuận lợi phân bố công nghiệp.

D. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.

Câu 4. Các chất thải công nghiệp dạng khí độc hại tới môi trường là

A. CO2, CO, NO, NO2, CH4.

B. các axit hữu cơ, xà phòng.

C. thuỷ tinh, kim loại phế liệu.

D. vỏ chai lọ, hộp nhựa, gạch.

Câu 5. Điểm khác nhau giữa trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp là

A. quy mô diện tích lãnh thổ.

B. mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất.

C. các điểm và khu công nghiệp.

D. các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

Câu 6. Việc sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch đã gây nên hậu quả nào sau đây?

A. Băng ở hai cực tan, nhiệt độ tăng lên cao.

B. Ô nhiễm không khí, nước biển dâng cao.

C. Hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu.

D. Nhiều loài suy giảm, ô nhiễm nước biển.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

A. Khu công nghiệp tổng hợp có cơ sở sản xuất cho xuất khẩu, tiêu dùng.

B. Khu chế xuất là để bố trí các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu.

C. Trung tâm công nghiệp không có ngành sản xuất theo chuyên môn hóa.

D. Vùng công nghiệp là lãnh thổ sản xuất chuyên môn hóa và cấu trúc rõ.

Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm của trung tâm công nghiệp?

A. Sản xuất sản phẩm để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu.

B. Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu.

D. Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

Câu 9. Khu công nghiệp tập trung phổ biến ở nhiều nước đang phát triển do

A. đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước.

B. có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

C. thúc đẩy đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

D. phù hợp với điều kiện lao động, nguồn vốn.

Câu 10. Các hình thức tổ chức công nghiệp hình thành nhằm

A. hạn chế các tác hại của hoạt động sản xuất công nghiệp.

B. sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.

C. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.

D. tiết kiệm diện tích sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư.

Câu 11. Vùng công nghiệp không phải cùng sử dụng

A. cơ sở hạ tầng.

B. nguồn nguyên liệu.

C. hệ thống năng lượng.

D. nguồn lao động.

Câu 12. Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là

A. có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.

B. gắn với đô thị vừa và lớn.

C. khu vực có ranh giới rõ ràng.

D. nơi có một đến hai xí nghiệp.

Câu 13. Các chất khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường

A. không khí.

B. nước, đất.

C. nguồn nước.

D. đất đai.

Câu 14. Khu vực có các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu được gọi là

A. trung tâm công nghiệp.

B. khu thương mại tự do.

C. điểm công nghiệp.

D. khu chế xuất.

Câu 15. Điểm nào sau đây không đúng với các xí nghiệp bổ trợ trong trung tâm công nghiệp?

A. Sản xuất các mặt hàng cho xuất khẩu.

B. Sửa chữa các loại máy móc và thiết bị.

C. Cung cấp hàng tiêu dùng cho dân cư.

D. Tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp(sách cũ)

Câu 1: Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành

A. Công nghiệp.     B. Dịch vụ.

C. Nông nghiệp.     D. Xây dựng.

Câu 2: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là

A. Tư liệu sản xuất.

B. Nguyên liệu sản xuất.

C. Vật phẩm tiêu dùng.

D. Máy móc.

Câu 3: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là

A. Có tính tập trung cao độ.

B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.

C. Cần nhiều lao động.

D. Phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu 4: Sản phẩm của ngành công nghiệp

A. Chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp.

B. Chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải.

C. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

D. Chỉ để phục vụ cho du lịch.

Câu 5: Tỉ trọng đóng góp của nhanh công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất

A. Các nghành công nghiệp trọng điểm của nước đó.

B. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó.

C. Tổng thu nhập của nước đó.

D. Bình quân thu nhập của nước đó.

Câu 6: Nghành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn ?

A. Công nghiệp chế biến.

B. Công nghiệp dệt may.

C. Công nghiệp cơ khí.

D. Công nghiệp khai thác khoáng sản.

Câu 7: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, nghành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.

C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Câu 8: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác .

B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Câu 9: Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào

A. Đặc điểm của ngành công nghiệp đó.

B. Nhanh năng lượng.

C. Nhanh nông – lâm – thủy sản , vì nghành này cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp.

D. Khai thác, vì không có nghành này thì không có vật tư .

Câu 10: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác là

A. Bao giờ cũng gắn với vùng nguyên liệu.

B. Gắn với những nơi giao thông phát triển để dễ vận chuyển.

C. Gắn với thị trường tiêu thụ.

D. Nằm thật xa khu dân cư.

Câu 11: Các nhánh dệt , nhuộm , sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước là do

A. Tiện để tiêu thụ sản xuất.

B. Các nhanh này sử dụng nhiều nước.

C. Tiện cho các nhanh này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất.

D. Nước là phụ gia không thể thiếu.

Câu 12: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành.

A. Công nghiệp hóa chất.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao ?

A. Dệt – may.

B. Giày – da .

C. Công nghiệp thực phẩm.

D. Điện tử - tin học.

Câu 14: Ngành công nghiệp dệt – may , da – giây thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào vì

A. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ.

B. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu.

C. Nhanh này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

D. Sản phẩm của nhanh này phục vụ ngay cho người lao động.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: