Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 30 (có đáp án 2024): Địa lí các ngành nông nghiệp - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng bô-xít lớn trên thế giới?
A. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc.
B. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
C. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga.
D. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin.
Đáp án đúng là: D
Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…), Quặng vàng (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ca-na-đa,...),… Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...
Câu 2. Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp điện tử - tin học?
A. Tua bin phát điện.
B. Hàng không vũ trụ.
C. Thiết bị viễn thông.
D. Đầu máy xe lửa.
Đáp án đúng là: C
Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có thể phân thành bốn nhóm: máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…), điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,…) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…). Đứng hàng đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
Câu 3. Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng đồng lớn trên thế giới?
A. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
B. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kì.
C. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ.
D. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin, Việt Nam.
Đáp án đúng là: A
Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…), Quặng vàng (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ca-na-đa,...),… Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...
Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?
A. Đáp ứng đời sống văn hóa và văn minh.
B. Mặt hàng xuất khẩu giá trị ở nhiều nước.
C. Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
D. Đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
Đáp án đúng là: B
Ngành công nghiệp điện lực có vai trò đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Câu 5. Ngành công nghiệp cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của một quốc gia đang phát triển là
A. thực phẩm.
B. cơ khí.
C. hóa chất.
D. điện lực.
Đáp án đúng là: D
Trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp điện lực phải đi trước một bước vì là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất. Công nghiệp điện thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 6. Dầu mỏ không phải là nguyên liệu
A. sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
B. quý giá, nhiều ở nước đang phát triển.
C. cho các ngành công nghiệp hóa phẩm.
D. cháy hoàn toàn không tạo thành tro.
Đáp án đúng là: A
Dầu mỏ là nhiên liệu quan trọng, sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. Dầu mỏ tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ La-tinh, Trung Quốc…Khi cháy, dầu mỏ không tạo thành tro, muội. Dầu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển. Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2, CO2.... Vì vậy, nhận định “dầu mỏ là nguyên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường” là không chính xác.
Câu 7. Vai trò quan trọng của công nghiệp điện lực là
A. cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
B. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
C. nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy.
D. giải quyết các nhu cầu về sinh hoạt, may mặc.
Đáp án đúng là: A
Công nghiệp điện lực là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, giúp đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Câu 8. Công nghiệp thực phẩm không có vai trò nào sau đây?
A. Tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng.
C. Tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn.
D. Góp phần cải thiện đời sống người dân.
Đáp án đúng là: B
Công nghiệp thực phẩm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cái thiện đời sống. Công nghiệp thực phẩm không có tác dụng thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng.
Câu 9. Than là nhiên liệu quan trọng cho
A. công nghiệp điện nguyên tử.
B. nhà mày nhiệt điện, luyện kim.
C. sản xuất vật liệu xây dựng.
D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án đúng là: B
Than là nhiên liệu quan trọng cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hóa).
Câu 10. Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia là
A. đồng.
B. than.
C. dầu mỏ.
D. sắt.
Đáp án đúng là: C
Dầu mỏ là nhiên liệu quan trọng, được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia.
Câu 11. Phân ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Sành - sứ.
B. Dệt - may.
C. Da giày.
D. Dược phẩm.
Đáp án đúng là: D
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm công nghiệp dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Như vậy, dược phẩm không phải là phân ngành thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 12. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là công nghiệp
A. sản xuất hàng tiêu dùng.
B. khai thác dầu khí.
C. điện tử - tin học.
D. khai thác than.
Đáp án đúng là: C
Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Câu 13. Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Hòa Bình.
B. Quảng Ninh.
C. Cà Mau.
D. Lạng Sơn.
Đáp án đúng là: B
Than ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là vùng có trữ lượng than lớn nhất cả nước, trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.
Câu 14. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. khoáng sản, chăn nuôi, hải sản.
B. thủy sản, lâm sản, trồng trọt.
C. trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
D. lâm sản, trồng trọt, thủy sản.
Đáp án đúng là: C
Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Câu 15. Quốc gia nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn?
A. Việt Nam.
B. Trung Quốc.
C. Hoa Kì.
D. Ả-rập Xê-út.
Đáp án đúng là: D
Các nước ở khu vực Trung Đông là những nước có sản lượng khai thác dầu mỏ, khí đốt đứng đầu thế giới, trong đó Ả-rập Xê-út là nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay với nhiều tỉ phú dầu mỏ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: