Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 11 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 11. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 11: Liên kết ion - Kết nối tri thức
Câu 1. Hợp chất ion thường được tạo thành giữa
A. Kim loại điển hình và phi kim điển hình;
B. Hai kim loại;
C. Hai phi kim;
D. Kim loại yếu và phi kim yếu.
Đáp án đúng là: A
Hợp chất ion được tạo thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Khi đó, nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation) còn nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).
Câu 2. Cặp chất nào sau đây có thể tạo thành hợp chất ion?
A. Na và Mg;
B. K và Cl;
C. Cl và S;
D. F và Br.
Đáp án đúng là: B
K là kim loại điển hình và Cl là phi kim điển hình nên có thể tạo thành hợp chất ion.
K → K+ + 1e
Cl + 1e → Cl-
K+ + Cl- → KCl.
Câu 3. Hợp chất có chứa liên kết ion là?
A. HCl;
B. N2;
C. CO2;
D. BaCl2.
Đáp án đúng là: D
Hợp chất có chứa liên kết ion là BaCl2 vì Ba là kim loại điển hình và Cl là phi kim điển hình.
Câu 4. Cấu hình electron của ion S2- là?
A. 1s22s22p63s23p2;
B. 1s22s22p63s23p4;
C. 1s22s22p63s23p6;
D. 1s22s22p63s23p5.
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của S là 1s22s22p63s23p4
S nhận 2 electron nên cấu hình electron của S2- là: 1s22s22p63s23p6.
Câu 5. Cấu hình electron của ion Fe3+ là?
A. 1s22s22p63s23p63d5;
B. 1s22s22p63s23p63d64s2;
C. 1s22s22p63s23p63d64s24p3;
D. 1s22s22p63s23p63d44s1.
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2
Fe nhường 3 electron nên cấu hình electron của Fe3+ là 1s22s22p63s23p63d5.
Câu 6. Tính chất nào không phải của các hợp chất ion?
A. Chất lỏng;
B. Khó nóng chảy;
C. Khó bay hơi ở nhiệt độ thường;
D. Khá giòn.
Đáp án đúng là: A
Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường. Do lực hút tĩnh điện rất mạnh giữa các ion nên các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các hợp chất ion?
A. Các hợp chất ion không tan trong nước;
B. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện;
C. Ở trạng thái rắn các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion ở trạng thái rắn thường không dẫn điện;
D. Ở trạng thái nóng chảy các ion có thể di chuyển khá tự do nên hợp chất ion khi nóng chảy dẫn điện.
Đáp án đúng là: A
Các hợp chất ion tan nhiều trong nước.
Câu 8. Liên kết ion được tạo thành do?
A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác;
B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác;
C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.
Đáp án đúng là: C
Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tử nhường electron tạo thành anion hoặc nhận electron tạo thành cation;
B. Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
C. Liên kết ion thường tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion;
D. Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử nhường electron tạo thành cation hoặc nhận electron tạo thành anion.
Câu 10. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
A. H2, HCl, NaCl, FeO;
B. KCl, Al2O3, NaF, Ba(OH)2;
C. NH3, F2, HI, BaCl2;
D. MgO, CO2, N2, CH4.
Đáp án đúng là: B
A. Loại vì H2, HCl chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
C. Loại vì NH3, F2, HI chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
D. Loại vì CO2, N2, CH4 chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
Câu 11. Cho các hợp chất sau: NH3, MgO, HCl, K2SO4, H2O. Số hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Đáp án đúng là: A
Hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là: MgO, K2SO4.
Câu 12. Liên kết ion
A. Có tính bão hòa, có tính định hướng;
B. Không có tính bão hòa, có tính định hướng;
C. Không có tính bão hòa, không có tính định hướng;
D. Có tính bão hòa, không có tính định hướng.
Đáp án đúng là: C
Do lực hút giữa các cation và anion không có bão hòa và tính định hướng nên chúng có xu hướng hút lẫn nhau, tạo ra mạng lưới các ion trong không gian ba chiều.
Câu 13. Liên kết ion trong hợp chất KF được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
A. Cation K2+ và anion F2-;
B. Anion K+ và anion F-;
C. Anion K2+ và cation F-;
D. Cation K+ và anion F-.
Đáp án đúng là: D
K → K+ + 1e
F + 1e → F-
Cation K+ và anion F- trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành phân tử KF.
Câu 14. Các ion trong tinh thể được sắp xếp như thế nào?
A. Theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới;
B. Sắp xếp hỗn độn không có trật tự nhất định;
C. Sắp xếp theo hình cầu;
D. Sắp xếp theo hình vuông.
Đáp án đúng là: A
Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau), tạo thành mạng tinh thể ion.
Câu 15. Tinh thể muối ăn không có tính chất nào sau đây?
A. Là chất rắn, cứng nhưng giòn
B. Dễ tan trong nước
C. Tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
D. Nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
Đáp án đúng là: D
Tinh thể muối ăn là tinh thể ion nên là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường, cứng nhưng giòn, tan nhiều trong nước, ở trạng thái nóng chảy hoặc khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện.
Trắc nghiệm Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là
A. liên kết ion
B. liên kết cộng hóa trị có cực
C. liên kết cộng hóa trị không cực
D. liên kết hydrogen
Đáp án đúng là: D
Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Câu 2. H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì
A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S
B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S
C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án đúng là: C
H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen.
Câu 3. Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: D
Trong một phân tử nước, nguyên tử O mang phần điện tích âm còn 2 electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Hai nguyên tử H mỗi nguyên tử mang một phần điện tích dương.
Như vậy:
+ Nguyên tử O có thể tạo liên kết hydrogen với tối đa 2 nguyên tử H ở các phân tử nước khác.
+ 2 nguyên tử H, mỗi nguyên tử H liên kết tối đa được với một nguyên tử O của phân tử nước khác.
Vậy một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với 4 phân tử nước khác.
Câu 4. Giữa các phân tử C2H5OH
A. không tồn tại liên kết hydrogen
B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O
C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O
D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C
Đáp án đúng là: C
Giữa các phân tử C2H5OH tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O có độ âm điện lớn) và nguyên tử O còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Câu 5. Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: D
Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị riêng.
Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.
Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) với nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.
Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị riêng.
Câu 6. Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. CH4
B. NH3
C. PH3
D. H2S
Đáp án đúng là: B
Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử là NH3.
Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Câu 7. Khẳng định đúng là
A. NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3
B. NH3 có độ tan trong nước thấp hơn PH3
C. NH3 có độ tan trong nước tương tự PH3
D. Cả A, B và C đều sai.
Đáp án đúng là: A
NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3 là đúng vì NH3 có thể tạo liên kết hydrogen với nước còn PH3 thì không. Do đó NH3 tan tốt trong nước.
Câu 8. Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các
A. lưỡng cực tạm thời
B. lưỡng cực cảm ứng
C. lưỡng cực vĩnh viễn
D. một ion âm
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời.
Câu 9. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các
A. ion âm và ion dương
B. lưỡng cực tạm thời
C. lưỡng cực cảm ứng
D. Cả B và C.
Đáp án đúng là: D
Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.
Câu 10. Tương tác van der Waals làm
A. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
B. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất
C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất
D. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
Đáp án đúng là: D
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
Câu 11. Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do
A. sự góp chung electron
B. sự nhường – nhận electron
C. tương tác hút tĩnh điện
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án đúng là: C
Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do tương tác hút tĩnh điện.
Câu 12. Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Ne
B. Xe
C. Ar
D. Kr
Đáp án đúng là: A
Khối lượng và kích thướng phân tử tăng từ theo thứ tự Ne, Ar, Xe, Kr
Mà tương tác van der Waals tăng khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng. Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
Do đó Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất.
Câu 13. Tương tác van der Waals tăng khi
A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng
B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm
C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm
D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng
Đáp án đúng là: A
Tương tác van der Waals tăng khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng.
Câu 14. HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì
A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr
B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br
C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án đúng là: C
HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không.
Để phá vỡ được liên kết hydrogen liên phân tử HF cần cung cấp năng lượng để phá vỡ liên kết và động năng để phân tử chuyển động nhiều hơn so với phân tử HBr. Do đó nhiệt độ sôi của HF cao hơn HBr.
Câu 15. Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như
A. đặc điểm tập hợp
B. nhiệt độ nóng chảy
C. nhiệt độ sôi
D. Cả A, B và C
Đáp án đúng là: D
Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như: đặc điểm tập hợp, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.
Trắc nghiệm Bài 11: Liên kết cộng hóa trị - Cánh diều
Câu 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi
A. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion cùng dấu.
D. sự cho và nhận electron giữa hai nguyên tử.
Đáp án đúng là: B
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
Câu 2. Liên kết giữa nguyên tử H và F trong phân tử HF được tạo nên bởi
A. 1 cặp electron chung.
B. 2 cặp electron chung.
C. 3 cặp electron chung.
D. 4 cặp electron chung.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử H có cấu hình electron là 1s1; nguyên tử Cl có cấu hình electron là 1s22s22p5. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và F cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron chung.
→Công thức cấu tạo của HF là: H – F.
Câu 3. Công thức biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron chung) và các electron riêng gọi là
A. công thức cộng hóa trị.
B. công thức electron.
C. công thức Lewis.
D. công thức ion.
Đáp án đúng là: C
Công thức Lewis là công thức biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron chung) và các electron riêng.
Câu 4. Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn
A. bằng một mũi tên (→) và goi là liên kết đơn.
B. bằng một nối ba () và goi là liên kết ba.
C. bằng một nối đôi (=) và goi là liên kết đôi.
D. bằng một nối đơn (–) và goi là liên kết đơn.
Đáp án đúng là: D
Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đơn (–) và gọi là liên kết đơn.
Nếu giữa hai nguyên tử có hai cặp electron chung thì hai cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đôi (=) và gọi là liên kết đôi.
Nếu giữa hai nguyên tử có ba cặp electron chung thì ba cặp electron này được biểu diễn bằng một nối ba () và gọi là liên kết ba.
Câu 5. Công thức cấu tạo của CO2 là
A. O-C-O.
B. C-O-O.
C. O=C=O.
D. O=C-O.
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử của C (Z = 6): 1s22s22p2.
Cấu hình electron của nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4.
Nguyên tử C cần thêm 4 electron để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất; nguyên tử O cần 2 electron để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất.
→ Mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron, nguyên tử C góp chung 4 electron chia đều cho 2 nguyên tử O.
→Công thức cấu tạo của CO2 là O=C=O.
Câu 6. Liên kết giữa 2 nguyên tử N trong phân tử N2 là
A. liên kết đôi.
B. liên kết ba.
C. liên kết đơn.
D. liên kết ion.
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của nguyên tử N (Z = 7): 1s22s22p3.
Nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng.
Mỗi nguyên tử N cần 3 electron để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất. Do đó, mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron.
→ Công thức cấu tạo của N2 là NN.
→ Liên kết giữa 2 nguyên tử N trong phân tử N2 là liên kết ba.
Câu 7. Liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử được gọi là
A. liên kết ion.
B. liên kết hiđro.
C. liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết cho – nhận.
Đáp án đúng là: D
Liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử được gọi là liên kết cho – nhận.
Câu 8. Trong phân tử nào đây có chứa liên kết cho nhận?
A. HCl.
B. O2.
C. NaCl.
D. SO2.
Đáp án đúng là: D
Trong phân tử SO2 có liên kết cho – nhận.
Giải thích:
Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): [Ne]3s23p4.
Cấu hình electron của nguyên tử O (Z = 8); 1s22s22p4.
Nguyên tử S có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi hình thành phân tử SO2, nguyên tử S đã dùng 2 electron độc thân góp chung với 2 electron độc thân của một trong hai nguyên tử O. Nguyên tử S sử dụng một cặp electron để dùng chung với nguyên tử O còn lại.
→ Công thức cấu tạo của SO2:
(Liên kết cho – nhận được biểu diễn bằng mũi tên →)
Loại A, vì: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực.
Loại B, vì: Liên kết trong phân tử O2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
Loại C, vì: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion.
Câu 9. Nguyên tử A và B có độ âm điện lần lượt là (A) , (B) ((B) ≥ (A) ). Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử A, B là = (B) - (A). Nếu liên kết giữa hai nguyên tử A và B là liên kết cộng hóa trị có cực thì
A. 0 ≤ < 0,4.
B. 0,4 ≤ < 1,7.
C. ≥ 1,7.
D. 1,7 ≤ < 4,0.
Đáp án đúng là: B
Sự khác biệt về hiệu độ âm điện () giữa hai nguyên tử A và B có thể biểu diễn kiểu liên kết giữa hai nguyên tử đó.
0 ≤ < 0,4: Liên kết cộng hóa trị không cực.
0,4 ≤ < 1,7: Liên kết cộng hóa trị có cực.
≥ 1,7: Liên kết ion.
Câu 10. Liên kết giữa hai nguyên tử Cl trong phân tử Cl2 là
A. liên kết cộng hóa trị không cực.
B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho – nhận.
Đáp án đúng là: A
= 0 nên liên kết giữa hai nguyên tử Cl là liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 11. Cho biết độ âm điện của nguyên tử H và Cl lần lượt là 2,2 và 3,2. Liên kết giữa nguyên tử H và Cl trong phân tử HCl là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị không cực.
C. liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết cho – nhận.
Đáp án đúng là: C
= (Cl) - (H) = 3,2 – 2,2 = 1,0.
Nhận xét: 0,4 ≤ < 1,7 → liên kết giữa nguyên tử H và Cl là liên kết cộng hóa trị có cực (cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử Cl).
Câu 12. Liên kết ba gồm
A. 3 liên kết s.
B. 1 liên kết s và 2 liên kết p.
C. 2 liên kết s và 1 liên kết p.
D. 1 liên kết s và 1 liên kết p.
Đáp án đúng là: B
Liên kết đơn còn gọi là liên kết s, liên kết đôi gồm 1 liên kết s và 1 liên kết p, liên kết ba gồm 1 liên kết s và 2 liên kết p.
Câu 13. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử HCl, cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử H.
(2) Liên kết s kém bền hơn liên kết p.
(3) Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết sigma (s).
(4) Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi (p).
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Phát biểu đúng: (3), (4).
Phát biểu (1) không đúng, vì: Trong phân tử HCl, cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn là Cl.
Phát biểu (2) không đúng, vì: Liên kết s bền hơn liên kết p bởi vùng xen phủ AO chứa electron chung chắn giữa hai hạt nhân, làm giảm lực đẩy giữa chúng.
Câu 14. Năng lượng cần thiết để phá vỡ một loại liên kết xác định trong phân tử ở thể khí, tại 25oC và 1 bar được gọi là
A. năng lượng nguyên tử.
B. năng lượng hạt nhân.
C. năng lượng liên kết.
D. năng lượng hóa học.
Đáp án đúng là: C
Năng lượng cần thiết để phá vỡ một loại liên kết xác định trong phân tử ở thể khí, tại 25oC và 1 bar được gọi là năng lượng liên kết.
Câu 15. Cho biết năng lượng liên kết của H–F là 565 KJ mol-1; H–Cl là 431 KJ mol-1; H–Br là 364 KJ mol-1; H–I là 297 KJ mol-1. Trong các liên kết trên, liên kết nào bền nhất?
A. H–F.
B. H–Cl.
C. H–Br.
D. H–I.
Đáp án đúng là: A
Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết đó càng bền.
→ So sánh độ bền liên kết: H–F > H–Cl > H–Br > H–I.
Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học(sách cũ)
Câu 1: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
C. số khối và số electron hóa trị.
D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
Đáp án: D
Câu 2: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
(3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Câu 3: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Đáp án: C
Các tính chất 1, 2, 4, 6, 7 biến đổi tuần hoàn trong một chu kì.
Câu 4: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Các tính chất 1, 3, 4 biến đổi tuần hoàn trong một nhóm.
Câu 5: Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?
A. 30Q B. 38R C. 19T D. 14Y
Đáp án: B
Nguyên tố X ở chu kì 3 có số electron s bằng số electron p.
X có 6 electron s và 6 electron p.
Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2
⇒ X ở trong nhóm IIA, cùng nhóm với 38R .
Câu 6: Cho các ion sau: O2-, Mg2+, Fe2+, Zn2+, Se2-, Br¯. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Zn2+ D. Br¯
Đáp án: B
Ion Fe2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d6, có phân lớp electron ngoài cùng chưa bão hòa. Tất cả cá ion còn lại đều có các phân lớp electron đã bão hòa.
Câu 7: Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?
A. X4+ B. X2+ C. X4- D. X2-
Đáp án: D
Câu 8: Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) A là phi kim.
(3) A có độ âm điện lớn hơn oxi.
(4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
(5) Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Hợp AxOY là NO2. Các phát biểu 1, 2, 4 đúng.
Câu 9: Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr
Đáp án: B
Câu 10: Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết rằng ZX < ZY. X là
A. 25Mn B. 33As C. 13Al D. 20Ca
Đáp án: D
Hai nguyên tố đó là Ca (Z = 40) và Sr (Z = 38).
Câu 11: Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố
A. N B. P C. Na D. Mg
Đáp án: B
Câu 12: Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm (thuộc hai chu kì kế tiếp nhau) tác dụng với một lượng dư HCl thu được 8,3 gam muối khan. Thành phần phần tram về khối lượng của hidroxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là
A. 73,68% B. 52,63% C. 36,84% D. 26,32%
Đáp án: A
Câu 13: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
A. K B.Rb
C. Na D. Li
Đáp án: C
Công thức muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M là M2CO3 và MHCO3.
Phương trình phản ứng hóa học :
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O
Theo các phản ứng ta thấy: Tổng số mol hỗn hợp muối = số mol của CO2 = 0,02 mol.
Gọi khối lượng mol trung bình của hai muối là M,
ta có: M + 61 < M < 2M + 60 (*)
Mặt khác M = 1,9/0,02 = 95 (**)
Kết hợp giữa (*) và (**) ⇒ 17,5 < M < 34 ⇒ Kim loại M là Na.
Câu 14: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:
A. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p64s2
B. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p63d2
C. 1s22s22p63s23p2 và 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p6 và 1s22s22p63s23p63d4
Đáp án: A
A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ).
Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA + ZB = 32.
• Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.
Cấu hình electron :
A: 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).
và B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).
Ion A2+: 1s22s22p6 và B2+: 1s22s22p63s23p6.
• Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25.
Cấu hình electron :
A: 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).
và B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).
Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn.
Câu 15: Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là:
A. 15 B. 31
C. 16 D. 7
Đáp án: C
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên
⇒
R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: