Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 14 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 14. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 14: Ôn tập chương 3 - Kết nối tri thức
Câu 1. Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử O2, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử O2, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị, mỗi nguyên tử oxygen cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử oxygen góp chung 2 electron.
Câu 2. Anion X- có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là?
A. 1s22s22p63s23p2;
B. 1s22s22p63s23p4;
C. 1s22s22p63s23p6;
D. 1s22s22p63s23p5.
Đáp án đúng là: D
Anion X- có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
Nguyên tử X nhận 1 electron để tạo thành anion X- nên cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p5.
Câu 3. Cation Y2+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d9. Cấu hình electron của nguyên tử Y là?
A. 1s22s22p63s23p63d5;
B. 1s22s22p63s23p63d104s1;
C. 1s22s22p63s23p63d94s2;
D. 1s22s22p63s23p63d44s1.
Đáp án đúng là: B
Cation Y2+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d9.
Nguyên tử Y nhường 2 electron để tạo thành cation Y2+ nên cấu hình electron của nguyên tử Y là 1s22s22p63s23p63d104s1.
Câu 4. Yếu tố nào làm nên tính chất đặc trưng của tinh thể ion?
A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác;
B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác;
C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.
Đáp án đúng là: C
Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu làm nên tính chất đặc trưng của tinh thể ion. Các hợp chất ion thường là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, có khả năng dẫn điện khi tan trong nước hay khi nóng chảy.
Câu 5. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng
A. Sự dịch chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác;
B. Sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử;
C. Cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử;
D. Sự tương tác giữa các nguyên tử với nhau.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử phi kim có lớp electron hóa trị gần bão hòa và có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Khi hai nguyên tử phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử chúng sẽ góp một hoặc nhiều electron để tạo thành các cặp electron dùng chung. Các cặp electron dùng chung tạo ra liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử.
Câu 6. Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là:
A. Có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ;
B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao;
C. Có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy;
D. Khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.
Đáp án đúng là: A
Các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực tan nhiều trong nước, còn các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực thì ít tan trong nước.
Hợp chất cộng hóa trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Câu 7. Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. Cl2;
B. C3H8;
C. H2O;
D. BaCl2.
Đáp án đúng là: C
Phân tử H2O chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực do hiệu độ âm điện là 3,44 -2,2 = 1,24 (0,4 ≤ (Δχ)< 1,7).
Câu 8. Liên kết cho – nhận có những tính chất nào sau đây?
A. Không bền bằng liên kết ion;
B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị;
C. Bền như liên kết hydrogen;
D. Bền tương đương với liên kết cộng hóa trị.
Đáp án đúng là: D
Liên kết cho – nhận bền tương đương với liên kết cộng hóa trị, không bền bằng liên kết ion và bền hơn liên kết hydrogen.
Câu 9. Liên kết hóa học trong phân tử HCl là?
A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
D. Liên kết cho - nhận.
Đáp án đúng là: C
Liên kết hóa học trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực do hiệu độ âm điện là 3,16 -2,2 = 0,96 (0,4 ≤ (Δχ)< 1,7).
Câu 10. Cho biết độ âm điện của O là 3,44 và của S là 2,58. Liên kết hình thành trong phân tử SO2 là liên kết:
A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
D. Liên kết cho - nhận.
Đáp án đúng là: C
Liên kết hóa học trong phân tử SO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực do hiệu độ âm điện là 3,44 -2,58 = 0,86 (0,4 ≤(Δχ) < 1,7).
Câu 11. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?
A. C2H2, N2, H2S, Cl2;
B. CH4, HCl, C2H4, NaCl;
C. C3H6, C2H2, O2, N2;
D. HCl, CO2, NO2, O2.
Đáp án đúng là: C
Công thức cấu tạo của các chất: C3H6 (H2C=CH‒CH3), C2H2 (HC≡CH), O2 (O=O), N2 (N≡N).
Câu 12. Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều không bị phân cực?
A. HCl, CO2, CH4;
B. Cl2, CO2, C2H2;
C. NH3, Br2, C2H4;
D. HBr, C2H2, CH4.
Đáp án đúng là: B
Các chất mà phân tử đều không bị phân cực là: Cl2, CO2, C2H2.
Chú ý: Trong phân tử CO2, liên kết giữa C và O phân cực nhưng phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên cả phân tử không phân cực.
Câu 13. Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C3H6 là
A. 1 và 8;
B. 2 và 8;
C. 1 và 9;
D. 2 và 9.
Đáp án đúng là: A
Công thức cấu tạo C3H6 (H2C=CH‒CH3)
Phân tử C3H6 có 1 liên kết π và 8 liên kết σ.
Câu 14. Nguyên nhân nào làm cho các cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía của nguyên tử?
A. Sự chênh lệch độ âm điện lớn;
B. Sự chênh lệch năng lượng liên kết;
C. Do liên kết hidro trong phân tử;
D. Do bán kính của nguyên tử.
Đáp án đúng là: A
Sự chênh lệch độ âm điện lớn làm cho các liên kết phân cực, cặp electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị bị hút lệch về phía các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước;
B. Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất;
C. Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H và một một kim loại khác;
D. Các tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.
Đáp án đúng là: C
Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia vào liên kết.
Trắc nghiệm Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.
Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là
A. cung cấp, giải phóng;
B. giải phóng, cung cấp;
C. cung cấp, cung cấp;
D. giải phóng, giải phóng.
Đáp án đúng là: A
Sự phá vỡ liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành liên kết giải phóng năng lượng.
Câu 2. Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết Eb là
A. ∆rH0298 = Eb(A)+Eb(B)-Eb(M)-Eb(N)
B. ∆rH0298 = a×Eb(A)+b×Eb(B)-m×Eb(M)-n×Eb(N)
C. ∆rH0298 = Eb(M)+Eb(N)-Eb(A)-Eb(B)
D. ∆rH0298 = m×Eb(M)+n×Eb(N)-a×Eb(A)-b×Eb(B)
Đáp án đúng là: B
Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết là:
∆rH0298 = a×Eb(A)+b×Eb(B)-m×Eb(M)-n×Eb(N)
Trong đó, Eb(A), Eb(B), Eb(M), Eb(N) lần lượt là tổng năng lượng liên kết của tất cả các liên kết trong các phân tử A, B, M và N.
Câu 3. Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là
A. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl;
B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl;
C. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl;
D. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
Đáp án đúng là: B
Công thức cấu tạo của CH3Cl là:
Vậy trong 1 phân tử CH3Cl có 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
Câu 4. Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
2H2 (g) + O2 (g) to→2H2O (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là
A. – 506 kJ;
B. 428 kJ;
C. − 463 kJ;
D. 506 kJ.
Đáp án đúng là: A
2H – H (g) + O = O (g) to→2H – O – H (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là
∆rH0298 = 2×Eb(H2)+Eb(O2)-2×Eb(H2O)
= 2×Eb(H-H)+Eb(O=O)-2×2×Eb(H-O)
= 2×432+498-2×2×467
= − 506 (kJ)
Câu 5. Cho phản ứng:
4HCl (g) + O2 (g) to→2Cl2 (g) + 2 H2O (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là bao nhiêu? Phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
A. ∆rH0298 = − 148 kJ, phản ứng tỏa nhiệt;
B. ∆rH0298 = − 148 kJ, phản ứng thu nhiệt;
C. ∆rH0298 = 215 kJ, phản ứng tỏa nhiệt;
D. ∆rH0298 = 215 kJ, phản ứng thu nhiệt.
Đáp án đúng là: A
4H − Cl (g) + O = O (g) to→2Cl – Cl (g) + 2H – O – H (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là
∆rH0298 = 4×Eb(HCl)+Eb(O2)-2×Eb(Cl2)-2×Eb(H2O)
= 4×Eb(H-Cl)+Eb(O=O)-2×Eb(Cl-Cl)-2×2×Eb(O-H)
= 4×427+498-2×243-2×2×467
= − 148 (kJ)
∆rH0298 = − 148 kJ < 0 nên phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 6. Cho phản ứng:
3O2 (g)⟶2O3 (g)(1)
2O3 (g) ⟶ 3O2 (g)(2)
Biết phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O = O và 1 liên kết đơn O – O.
So sánh ∆rH0298 của hai phản ứng là
A. ∆rH0298 (1) >∆rH0298 (2);
B. ∆rH0298 (1) = ∆rH0298 (2);
C. ∆rH0298 (1) < ∆rH0298 (2);
D. ∆rH0298 (1) ≤ ∆rH0298 (2).
Đáp án đúng là: A
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là:
∆rH0298(1) = 3×Eb(O2)-2×Eb(O3)
= 3×498-2×(498+204)
= 90 (kJ)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (2) là:
∆rH0298 (2) = 2×Eb(O3)-3×Eb(O2)
= 2×(498+204)-3×498
= − 90 (kJ)
Do đó: ∆rH0298(1) > ∆rH0298(2)
Câu 7. Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là
Câu 12. Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được
A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng
B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng
C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án đúng là: B
Ta có: ∆rH0298 = ∑Eb(cđ) – ∑Eb(sp)
Với ∑Eb(cđ); ∑Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng.
Do đó, để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định được số lượng và loại liên kết.
Câu 13. Tính lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam C6H6(l)
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là
Theo phương trình nhiệt hóa học, ta có cứ chuyển 1 mol SO2 (g) thành SO3 (g) thì lượng nhiệt giải phóng là 98,5 kJ.
76,8 gam SO2 (g) có số mol là: 76,864 = 1,2 (mol)
Vậy chuyển 76,8 gam SO2 (g) thành SO3 (g) thì lượng nhiệt giải phóng là:
98,5.1,2 = 118,2 (kJ)
Câu 15. Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
2H2 (g) + O2 (g) ⟶ 2H2O (g) ∆rH0298 = − 483,64 kJ
So sánh đúng là
A. ∑∆fH0298(cđ) >∑∆fH0298(sp);
B. ∑∆fH0298(cđ) = ∑∆fH0298(sp);
C. ∑∆fH0298(cđ) <∑∆fH0298(sp);
D. ∑∆fH0298(cđ) ≤ ∑∆fH0298(sp).
Đáp án đúng là: A
Ta có: ∆rH0298 = ∑∆fH0298(sp) – ∑∆fH0298(cđ)
Với ∑∆fH0298(cđ); ∑∆fH0298(sp) là tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn của chất đầu và sản phẩm của phản ứng.
Xét phương trình nhiệt hóa học:
2H2 (g) + O2 (g) ⟶ 2H2O (g) ∆rH0298 = − 483,64 kJ
Ta thấy: ∆rH0298 = − 483,64 kJ < 0
Nên ∑∆fH0298(sp) – ∑∆fH0298(cđ) < 0
Do đó: ∑∆fH0298(sp) <∑∆fH0298(cđ) hay ∑∆fH0298(cđ) >∑∆fH0298(sp).
Trắc nghiệm Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy - Cánh diều
Câu 1. Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là
A. phản ứng thu nhiệt.
B. phản ứng tỏa nhiệt.
C. phản ứng oxi hóa – khử.
D. phản ứng phân hủy.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
Phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Phản ứng đốt cháy nhiên liệu.
B. Phản ứng tạo gỉ sắt.
C. Phản ứng trong lò nung vôi.
D. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.
Đáp án đúng là: C
Phản ứng thu nhiệt: Phản ứng trong lò nung vôi.
Phản ứng tỏa nhiệt: Phản ứng đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.
Câu 3. Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại, máy tính, … giải phóng năng lượng dưới dạng
A. nhiệt năng.
B. điện năng.
C. cơ năng.
D. hóa năng.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại, máy tính, … giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng.
Câu 4. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với
A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
B. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
D. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
Đáp án đúng là: A
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.
B. Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thu năng lượng.
C. Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo như nhau.
D. Phản ứng trong lò nung clinker xi măng là phản ứng thu nhiệt.
Đáp án đúng là: C
Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo cũng khác nhau.
Câu 6. Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là ∆fH0298, là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn. Khi phản ứng tỏa nhiệt thì
A. ∆fH0298< 0.
B. 0 < ∆fH0298 < 100.
C. ∆fH0298 > 0.
D. -100 < ∆fH0298 < 0.
Đáp án đúng là: A
Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là ∆fH0298, là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.
Khi phản ứng tỏa nhiệt thì ∆fH0298< 0.
Khi phản ứng thu nhiệt thì ∆fH0298> 0.
Câu 7. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền bằng
A. +1 kJ mol-1.
B. -1 kJ mol-1.
C. +2 kJ mol-1.
D. 0 kJ mol-1.
Đáp án đúng là: D
Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền đều bằng không.
Câu 8. Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,48 kJ nhiệt lượng cho quá trình 0,5 mol H2(g) phản ứng với 0,5 mol I2(s) để thu được 1 mol HI(g). Như vậy, enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là
A. 26,48 kJ mol-1.
B. –26,48 kJ mol-1.
C. 13,24 kJ mol-1.
D. –13,24 kJ mol-1.
Đáp án đúng là: A
Enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là 26,48 kJ mol-1.
12H2(g) + 12I2(s) → HI(g) ∆fH0298= 26,48 kJ mol-1
Câu 9. Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 2 mol Na (thể rắn) với 12 mol O2 (thể khí) thu được 1 mol Na2O (thể rắn) giải phóng 417,98 kJ mol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:
A. 2Na(s) + 12O2(g) → Na2O(s) ∆fH0298= 417,98 kJ mol-1
B. 2Na(s) + 12O2(g) → Na2O(s) ∆fH0298= –417,98 kJ mol-1
C. 4Na(s) + O2(g) → 2Na2O(s) ∆fH0298= –417,98 kJ mol-1
D. 4Na(s) + O2(g) → 2Na2O(s) ∆fH0298= 417,98 kJ mol-1
Câu 10. Cho phản ứng: 12N2(g) + 32H2(g) → NH3(g). Biết enthalpy tạo thành chuẩn của NH3 là –45,9 kJ mol-1. Để thu được 2 mol NH3 ở cùng điều kiện phản ứng thì
A. lượng nhiệt tỏa ra là –45,9 kJ.
B. lượng nhiệt thu vào là 45,9 kJ.
C. lượng nhiệt tỏa ra là 91,8 kJ.
D. lượng nhiệt thu vào là 91,8 kJ.
Đáp án đúng là: C
Phương trình phản ứng: 12N2(g) + 32H2(g) → NH3(g) ∆fH0298= –45,9 kJ mol-1.
Để tạo thành 1 mol NH3 thì lượng nhiệt tỏa ra là 45,9 kJ.
→ Để tạo thành 2 mol NH3 thì lượng nhiệt tỏa ra là: 2×(45,9) = 91,8 kJ.
Câu 11. Cho phản ứng: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol H2 phản ứng hết sẽ tỏa ra -184,6 kJ. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g).
A. 92,3 kJ mol-1.
B. –92,3 kJ mol-1.
C. 184,6 kJ mol-1.
D. –184,6 kJ mol-1.
Đáp án đúng là: B
1 mol H2(g) phản ứng hết tạo thành 2 mol HCl(g) thì lượng nhiệt tỏa ra là 184,6 kJ.
→ Để tạo thành 1 mol HCl(g) thì lượng nhiệt tỏa ra là: 1×184,62 = 92,3 kJ.
Vậy, enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g) là –92,3 kJ mol-1.
B. Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4, sản phẩm là CO2(g) và H2O(l) thì sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890,36 kJ.
C. Cũng phản ứng này, nếu nước ở thể hơi thì giá trị ∆rH0298không thay đổi.
D. ∆rH0298chính là nhiệt tỏa ra kèm theo phản ứng đốt cháy methane ở điều kiện chuẩn.
Đáp án đúng là: C
Trong phản ứng đốt cháy methane (CH4) nếu nước ở thể hơi thì giá trị ∆rH0298sẽ khác đi. Do đó, cần phải ghi rõ thể của các chất khi viết các phản ứng có kèm theo ∆rH0298.
Câu 13. Cho phản ứng nhiệt phân CaCO3 là phản ứng thu nhiệt:
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(s) ∆rH0298= 178,29 kJ
Để thu được 1 mol CaO(s), cần phải cung cấp nhiệt lượng là bao nhiêu để chuyển 1 mol CaCO3(s) thành CaO (s)?
A. 358,58 kJ.
B. –358,58 kJ.
C. –178,29 kJ.
D. 178,29 kJ.
Đáp án đúng là: D
Để thu được 1 mol CaO(s), cần phải cung cấp nhiệt lượng là 178,29 kJ để chuyển 1 mol CaCO3(s) thành CaO (s).
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2(g) và H2O(l), giải phóng 1299,48 kJ. Tính lượng nhiệt giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 2 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn.
Ở điều kiện tiêu chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 2 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.