Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử - Kết nối tri thức

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai về số oxi hóa?

A. Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn;

B. Số oxi hóa được biết ở dạng số đại số, số viết trước, dấu viết sau;

C. Số oxi hóa thường được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử;

D. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1.

Câu 2. Quy tắc xác định số oxi hóa nào sau đây sai?

A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0;

B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là -1, của oxygen là +2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị;

C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0;

D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion..

Câu 3. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong ionSO42

A. -2;

B. 0;

C. +4;

D. +6.

Câu 4. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là?

A. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử;

B. Có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng;

C. Có xuất hiện hiện sản phẩm là chất khí;

D. Có xuất hiện sản phẩm là chất kết tủa.

Câu 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O;

B. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O;

C. NH3 + HCl → NH4Cl;

D. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O.

Câu 6. Dãy hợp chất nào sau đây chỉ chứa sulfur (S) có số oxi hóa là +6?

A. Na2S, H2SO4, SO2, SO3;

B. H2SO4, SO3, Na2SO4, CaSO4;

C. H2S; FeS, BaSO4, SO2;

D. H2S, S, SO2, SO3.

Câu 7. Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O, phân tử Cl2 là?

A. Chất oxi hóa;

B. Chất khử;

C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa;

D. Chất bị oxi hóa.

Câu 8. Chất khử là?

A. Chất nhường electron;

B. Chất nhận electron;

C. Chất nhường proton;

D. Chấp nhận proton.

Câu 9. Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):

a) SO2 + C → CO2 + S

b) 2SO2 + O2 → 2SO3

c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

d) SO2 + H2S → S + H2O

e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là?

A. 2;

B. 3;

C. 4;

D. 5;

Câu 10. Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Phản ứng hóa hợp;

B. Phản ứng thế;

C. Phản ứng phân hủy;

D. Phản ứng trao đổi.

Câu 11. Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là

A. 3 và 22;

B. 3 và 18;

C. 3 và 10;

D. 3 và 12.

p>3Cu2S + 22HNO3 → 6Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2O

Câu 12. Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là?

A. 23;

B. 24;

C. 25;

D. 26.

Câu 13. Hiện tượng thực tiễn nào sau đây không phải phản ứng oxi hóa - khử?

A. Đốt cháy than trong không khí;

B. Sắt bị han gỉ;

C. Sản xuất acid sunfuric;

D. Mưa.

Câu 14. Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:

A. 5;

B. 4;

C. 3;

D. 6.

Câu 15. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. Nhận 13 electron;

B. Nhường 13 electron;

C. Nhường 12 electron;

D. Nhận 12 electron.

Trắc nghiệm Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là

A. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của chất phản ứng trong một đơn vị thời gian;

B. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian;

C. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên tốc độ chuyển động của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian;

D. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Câu 2. Kí hiệu và đơn vị của tốc độ phản ứng là

A. kí hiệu là ν, đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thời gian;

B. kí hiệu là Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng, đơn vị là (đơn vị khối lượng) / đơn vị thời gian;

C. kí hiệu là ν, đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thể tích;

D. kí hiệu là Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng, đơn vị là (đơn vị khối lượng) / đơn vị thể tích.

Câu 3. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng: aA + bB ⟶ cC + dD là

A. Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

B. Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

C. Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

D. Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 (có đáp án): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Câu 4. Cho phản ứng ở 45°C

2N2O5 (g) O2 (g) + 2N2O4 (g)

Sau 275 giây đầu tiên, nồng độ của O2 là 0,188 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo O­2 trong khoảng thời gian trên.

A. 1463 M / giây;

B. 6,8.10−4 M / giây;

C. 8,6.10−4 M / giây;

D. 6,8.104 M / giây.

Câu 5. Cho phản ứng:

2N2O5 (g) O2 (g) + 4NO2 (g)

Sau thời gian từ giây 57 đến giây 116, nồng độ N2O5 giảm từ 0,4 M về 0,35 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là

A. 8,48.10−4 M / giây;

B. 4,42.10−4 M / giây;

C. 8,84.10−4 M / giây;

D. 4,24.10−4 M / giây.

Câu 6. Cho phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB ⟶ cC + dD

Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức

A. ν = k×CAa×CBb

B. ν = k×CA×CB

C. ν = CAa×CBb

D. ν = k×CAa×CBb×CCc×CDd

Câu 7. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) to,V2O5 2SO3 (g)

Biểu thức tốc độ thức thời của phản ứng theo định luật tác dụng khối lượng là

A. ν = k×CSO22×CO2

B. ν = k×CSO2×CO2

C. ν = 2×CSO2×CO2

D. ν = k×CSO22×CO2×CSO32

Câu 8. Hằng số tốc độ phản ứng k chỉ phụ thuộc vào

A. bản chất của phản ứng;

B. nồng độ các chất;

C. nhiệt độ;

D. Cả A và C.

Câu 9. Hằng số tốc độ phản ứng k bằng vận tốc tức thời ν khi

A. nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M);

B. nhiệt độ ở 0°C;

C. nhiệt độ ở 25°C;

D. Hằng số tốc độ phản ứng k không thể bằng vận tốc tức thời ν.

Câu 10. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g).

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ CO gấp 2 lần, nồng độ O2 không đổi.

A. tăng gấp 4 lần

B. tăng gấp 8 lần

C. không thay đổi

D. giảm 2 lần

Câu 11. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2 (g) ⟶ 2NH3 (g).

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 và N2 đều tăng 3 lần.

A. tăng 3 lần;

B. tăng 6 lần;

C. tăng 9 lần;

D. tăng 81 lần.

Câu 12. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: H2(g) + Cl2 (g) ⟶ 2HCl (g).

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 giảm 4 lần và nồng độ Cl­2 tăng 2 lần.

A. tăng 4 lần;

B. giảm 4 lần;

C. giảm 2 lần;

D. tăng 8 lần.

Câu 13. Cho phản ứng: Br2 (l) + HCOOH (aq) 2HBr (aq) + CO2 (s)

Nồng độ ban đầu của Br2 là aM, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên là 4.10-5M/s. Giá trị của a là

A. 0,02 M;

B. 0,07 M;

C. 0,02 M;

D. 0,022 M.

Câu 14. Cho phản ứng: 2H2O2 (aq)MnO2O2 (s) +2H2O (l)

Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là

A. 2,5.10−4 M/s;

B. 5.10−4 M/s;

C. 1,5.10−4 M/s;

D. 3.10−4 M/s.

Câu 15. Hiện tượng nào dưới đây xảy ra với tốc độ nhanh nhất?

A. Nướng bánh;

B. Lên men sữa chua tạo sữa chua;

C. Đốt gas khi nấu ăn;

D. Cánh cổng sắt bị gỉ sét.

Trắc nghiệm Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học - Cánh diều

Câu 1. Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm?

A. Phản ứng tỏa nhiệt.

B. Phản ứng thu nhiệt.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.

D. Phản ứng phân hủy.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Biến thiên enthalpy càng âm, phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt.

B. Biến thiên enthalpy càng dương, phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt.

C. Với phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.

D. Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.

Câu 3. Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(k) → 2HCl rH2980= -184,6 kJ. Phản ứng trên là

A. phản ứng thu nhiệt.

B. phản ứng tỏa nhiệt.

C. phản ứng thế.

D. phản ứng phân hủy.

Câu 4. Cho các phản ứng sau:

(1) C(s) + O2(g) → CO2(g) rH2980= -393,5 kJ

(2) 2Al(s) + 32O2(g) → Al2O3(s) rH2980= -1675,7 kJ

(3) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) rH2980= -890,36 kJ

(4) C2H2(g) + 52O2(g) → 2CO2(g) + H2O (l) rH2980= -1299,58 kJ

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất?

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Câu 5. Người ta sử dụng chất nào trong đèn xì hàn, cắt kim loại?

A. CH4.

B. C2H2.

C. C2H4.

D. C2H6.

Câu 6. Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?

A. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.

C. Để rút ngắn thời gian nung vôi.

D. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.

Câu 7. Phản ứng nào sau đây cần phải khơi mào?

A. Phản ứng tạo gỉ sắt.

B. Phản ứng tạo gỉ đồng.

C. Phản ứng nổ.

D. Phản ứng trung hòa acid – base.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(1) Hầu hết các phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt đều cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt nóng …).

(2) Khi đốt cháy tờ giấy hay đốt lò than, ta cần thực hiện giai đoạn khơi mào như đun hoặc đốt nóng.

(3) Một số phản ứng thu nhiệt diễn ra bằng cách lấy nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi.

(4) Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng tỏa nhiệt cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9. Cho phản ứng: CH4(g) + H2O(l) → CO2(g) + 3H2(g) rH2980= 250 kJ.

Ở điều kiện chuẩn, để thu được 2 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

A. 250 kJ.

B. 83,33 kJ.

C. 125 kJ.

D. 50 kJ.

Câu 10. Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra

A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt.

B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt.

C. thuận lợi hơn khi càng tỏa nhiều nhiệt.

D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt.

Câu 11. Cho phản ứng sau: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) có rH2980= 178,29 kJ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ.

B. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng diễn ra thuận lợi.

D. Phản ứng diễn ra không thuận lợi.

Câu 12. Cho các phản ứng sau:

(1) 2Na(s) + 12O2(g) → Na2O(s) rH2980= -417,98 kJ

(2) 12H2(g) + 12I2(r) → HI(g) rH2980= 26,48 kJ

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng (2) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (1).

B. Phản ứng (1) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (2).

C. Phản ứng (1) và (2) mức độ diễn ra thuận lợi như nhau.

D. Không xác định được phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn.

Câu 13. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

NaHCO3(s) → Na­2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l)

Biết: fH2980(NaHCO3) = -950,8 kJ mol-1; fH2980(Na2CO3) = -1130,7 kJ mol-1;

fH2980(CO2) = -393,5 kJ mol-1; fH2980(H2O) = -285,8 kJ mol-1.

A. -102,8 kJ.

B. 102,8 kJ.

C. 91,6 kJ.

D. -91,6 kJ.

Câu 14. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol ethane (C2H6).

C2H6(g) + 72O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)

Biết: fH2980(C2H6) = -84,0 kJ mol-1; fH2980(CO2) = -393,5 kJ mol-1;

fH2980(H2O) = -285,8 kJ mol-1.

A. 256,8 kJ.

B. -256,8 kJ.

C. -1560,4 kJ.

D. 1560,4 kJ.

Câu 15. Dựa vào năng lượng liên kết, tính rH2980 của phản ứng sau:

F2(g) + H2O(g) → 2HF(g) + 12O2(g)

Biết năng lượng liên kết: EF-F = 159 kJ mol-1; EO-H = 464 kJ mol-1; EH-F = 565 kJ mol-1;

EO2=498kJ mol-1.

A. -114kJ.

B. 114kJ.

C. 180 kJ.

D. -180kJ.




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa(sách cũ)

Câu 1: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là

A. +1 và -1

B. +1 và +1

C. -1 và -1

D. -1 và +1

Câu 2: Trong phân tử H2O2 và O2, cộng hóa trị của O lần lượt là

A. 2 và 0

B. 2 và 2

C. 1 và 0

D. 1 và 2

Câu 3: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Hợp chất của R với hidro là RH3. Hóa trị với số oxi hóa của R trong oxit tương úng với hóa trị cao nhất lần lượt là

A. 3 và -3

B. 5 và -5

C. 5 và +5

D. 3 và +3

Câu 4: Nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Công thức hợp chất của R với H và công thức oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R lần lượt là

A. RH2 và RO

B. RH2 và RO2

C. RH4 và RO2

D. RH2 và RO3

Câu 5: Hóa trị với số oxi hóa của N trong phân tử HNO3 lần lượt là

A. 3 và -3

B. 5 và -5

C. 4 và +5

D. 3 và +3

Câu 6: Hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử NH4Cl lần lượt là

A. 4 và -3

B. 3 và +5

C. 5 và +5

D. 3 và -3

Câu 7: Dãy các chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?

A. NO, N2O, NH3, NO3-

B. NH4+, N2, N2O, NO, NO2, NO3-

C. NH3, N2, NO2, NO, NO3-

D. NH3, NO, N2O, NO2, N2O5

Câu 8: Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là

A. H2S, H2SO3, H2SO4

B. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3

C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2

D. H2S, NaHS, K2S

Câu 9: Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong hợp chất K2MnO4 là:

A. +7      B. 7+

C. +6      D. 6+

Câu 10: Điện hóa trị của nguyên tố Cl trong hợp chất CaCl2 là:

A. -1      B. +1

C. 1-      D. 1+

Câu 11: Nhận định nào chưa chính xác về số oxi hóa:

A. Đơn chất luôn có số oxi hóa bằng 0

B. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0

C. Trong hợp chất, kim loại luôn có số oxi hóa dương bằng hóa trị của chúng

D. Trong hợp chất, phi kim luôn có số oxi hóa âm và giá trị bằng hóa trị của chúng

Câu 12: Trong phản ứng: 2H2S + O2 → 2S + 2H2O. Số oxi hóa của S trong H2S và S lần lượt là:

A. +2 và 0      B. -2 và 0

C. +4 và -2      D. -2 và +4

Câu 13: Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố:

A. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó

B. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó

C. Bằng số electron liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử

D. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử gần nhất

Câu 14: Số oxi hóa của Nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là:

A. -3; +3; +5      B. +5; -3; +3

C. +3; -3; +5      D. -3;+5; +3

Câu 15: Trong hợp chất CH4 cộng hóa trị của C là:

A. 4      B. 3

C.2      D. 1

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: