Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals - Kết nối tri thức

Câu 1. Các tính chất vật lý của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi các yếu tố nào?

A. Lực tương tác giữa các phân tử;

B. Hình dạng của phân tử;

C. Mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

A. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia vào liên kết;

B. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn);

C. Giữa nguyên tử H và nguyên tử O;

D. Giữa nguyên tử H và các phi kim.

Câu 3. Liên kết hydrogen có tính chất nào sau đây?

A. Không bền bằng liên kết ion;

B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị;

C. Không bền bằng liên kết cho – nhận;

D. Tất cả các tính chất A, B, C đều đúng.

Câu 4. Nguyên nhân làm cho các liên kết phân cực là?

A. Sự chênh lệch độ âm điện lớn;

B. Sự chênh lệch năng lượng liên kết;

C. Do liên kết hidro trong phân tử;

D. Do bán kính của nguyên tử.

Câu 5. Liên kết hydrogen có thể xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

A. C2H6

B. H2S

C. H3C-O-CH3

D. NH3

Câu 6. Số phát biểu sai về sự tạo thành liên kết hydrogen?

(1) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…;

(2) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết;

(3) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử thuộc nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ;

(4) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có cấu hình electron bền vững.

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 7. Liên kết hydrogen có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lý của nước?

A. Không có ảnh hưởng gì;

B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;

C. Làm tăng nhiệt độ sôi;

D. Cả B và C đều đúng

Câu 8. Tương tác van der Waals là gì?

A. Là tương tác tĩnh điện giữa các phân tử;

B. Là tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực các nguyên tử hay phân tử;

C. Là tương tác giữa các electron trong phân tử;

D. Là tương tác giữa các electron hóa trị trong phân tử.
Hướng dẫn giải

Câu 9. Tương tác van der Waal có ảnh hưởng gì đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất?

A. Không có ảnh hưởng gì;

B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;

C. Làm tăng nhiệt độ sôi;

D. Cả B và C đều đúng

Câu 10. Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals như thế nào?

A. Giảm;

B. Tăng;

C. Tăng rồi giảm;

D. Giảm rồi tăng.

Câu 11. Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?

A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals;

B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine;

C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine;

D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.

p>Câu 12. Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?

A. Cl2, Br2, F2, I2;

B. I2, Br2, Cl2, F2;

C. F2, Cl2, Br2, I2;

D. F2, Br2, Cl2, I2-.

Câu 13. Liên kết hydrogen thường được biểu diễn như thế nào?

A. Biểu diễn bằng dấu ba chấm giữa các nguyên tử;

B. Biểu diễn bằng liên kết đôi giữa các nguyên tử;

C. Biểu diễn bằng liên kết ba giữa các nguyên tử;

D. Biểu diễn bằng mũi tên giữa các nguyên tử.

Câu 14. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiều so với H2S và CH4 vì?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao làm cho nhiệt độ sôi cao.

B. Liên kết O-H phân cực hơn liên kết S-H và C-H nên phân tử H2O khó bị phá vỡ hơn.

C. H2O là dung môi hòa tan được nhiều chất.

D. Giữa các phân tử nước có liên kết hydrogen còn H2S và CH4 thì không.

iên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

Câu 15. Tại sao khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mà C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O?

A. Các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hydrogen;

B. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH;

C. Khi chưng cất, C2H5OH ở điểm sôi thấp hơn nên bay hơi trước;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Trắc nghiệm Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Cho các phát biểu sau

(1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

(2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

(3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

Các phát biểu đúng là

A. (1) và (2);

B. (1) và (4);

C. (2) và (3);

D. (3) và (4).

Câu 2. Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O Ca(OH)2

B. Đốt cháy than: C + O2 to CO2

C. Đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 to 2CO2 + 3H2O

D. Nung đá vôi: CaCO3 to CaO + CO2

Câu 3. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với

A. 1 bar (đối với chất khí);

B. nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch);

C. nhiệt độ thường được chọn là 25° C (298 K);

D. Cả A, B và C.

Câu 4. Nhiệt kèm theo phản ứng trong điều kiện chuẩn là

A. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là rH2980;

B. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là rH2980;

C. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là fH2980;

D. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là rH2980.

Câu 5. Phương trình nhiệt hóa học là

A. phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện cung cấp nhiệt độ;

B. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng;

C. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm;

D. phương trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt ra môi trường.

Câu 6. Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau:

C (s) + H2O (g) to CO (g) + H2 (g) rH2980 = + 131,25 kJ (1)

CuSO4 (aq) + Zn (s) to ZnSO4 (aq) + Cu (s) rH2980 = −231,04 kJ (2)

Khẳng định đúng là

A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt;

B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt;

C. Phản ứng (1) và phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt;

D. Phản ứng (1) và phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 7. Enthalpy tạo thành của một chất (fH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành

A. 1 gam chất đó từ các đơn chất bền nhất;

B. 1 lít chất đó từ các đơn chất dạng bền nhất;

C. 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất;

D. 1 mol chất đó từ các hợp chất bền nhất.

Câu 8. Cho phản ứng sau:

S (s) + O2 (g) to SO2 (g) fH2980 (SO2, g) = – 296,8 kJ/mol

Khẳng định sai

A. fH2980 (SO2, g) = – 296,8 kJ/mol là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO2 (g) từ đơn chất S (s) và O2 (g), đây là các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn;

B. Ở điều kiện chuẩn fH2980 (O2, g) = 0;

C. Ở điều kiện chuẩn fH2980 (S, s) = 0;

D. Hợp chất SO2(g) kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S (s) và O2 (g).

Câu 9. Cho fH2980 (Fe2O3, s) = − 825,5 kJ/mol. Biết 1 J = 0,239 cal. Enthalpy tạo thành chuẩn theo đơn vị (kcal) của Fe2O3 (s) là

A. 197,2945 kJ/mol;

B. − 197,2945 kJ/mol;

C. 3454 kJ/mol;

D. − 3454 kJ/mol.

Câu 10. Cho phản ứng: Na (s) + 12Cl2 (g) NaCl (s) có fH2980(NaCl, s) = − 411,1 kJ/mol.

Nếu chỉ thu được 0,5 mol NaCl (s) ở điều kiện chuẩn thì lượng nhiệt tỏa ra là

A. 411,1 kJ;

B. 25,55 kJ;

C. 250,55 kJ;

D. 205,55 kJ.

Câu 11. Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g)

Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8 kJ. Enthalpy tạo thành chuẩn của NH3

A. fH2980 = − 91,8 kJ/mol;

B. fH2980 = 91,8 kJ/mol;

C. fH2980 = − 45,9 kJ/mol;

D. fH2980 = 45,9 kJ/mol.

Câu 12. Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl (g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,62 kJ:

H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g) (*)

Những phát biểu nào dưới đây đúng?

(1) Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl (g) là − 184,62 kJ/mol.

(2) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là − 184,62 kJ.

(3) Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl (g) là – 92,31 kJ/mol.

(4) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là 184,62 kJ.

A. (1) và (2);

B. (2) và (3);

C. (3) và (4);

D. (1) và (4).

Câu 13. Cho các phản ứng dưới đây:

(1) CO (g) + 12O2 (g) CO2 (g) rH2980= − 283 kJ

(2) C (s) + H2O (g) to CO (g) + H2 (g) rH2980 = + 131,25 kJ

(3) H2 (g) + F2 (g) 2HF (g) rH2980= − 546 kJ

(4) H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g) rH2980= − 184,62 kJ

Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất là

A. Phản ứng (1);

B. Phản ứng (2);

C. Phản ứng (3);

D. Phản ứng (4).

Câu 14. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2 (g) + O2 (g) 2NO (g) rH2980 = +180 kJ

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp;

B. Phản ứng tỏa nhiệt;

C. Phản ứng xảy ra thuận lợi hơn ở điều kiện thường;

D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

Câu 15. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây. Kết luận nào sau đây là đúng?

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 13 (có đáp án): Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

A. Phản ứng tỏa nhiệt;

B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm;

C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol;

D. Phản ứng thu nhiệt.

Trắc nghiệm Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều

Câu 1. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là

A. hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất.

B. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

C. số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất.

D. số khối của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong hợp chất, số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride NaH, CaH2, …); số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như OF2, H2O2, …).

B. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1.

C. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Ba, …) luôn là +2, số oxi hóa của Al là +3.

D. Tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.

Câu 3. Số oxi hóa của S trong H2SO4

A. +4.

B. +6.

C. –2.

D. 0.

Câu 4. Số oxi hóa của Fe trong hợp chất Fe2O3

A. +2.

B. +3.

C. +4.

D. +6.

Câu 5. Số oxi hóa của C trong K2CO3

A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. +8.

Câu 6. Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2

A. -2.

B. +2.

C. +4.

D. +6.

Câu 7. Số oxi hóa của N trong ion NO3-

A. -3.

B. +2.

C. +4.

D. +5.

Câu 8. Số oxi hóa của N trong ion NH4+

A. -3.

B. +2.

C. +4.

D. +5.

Câu 9. Phản ứng oxi hóa – khử là

A. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

B. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

C. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

D. phản ứng hóa học trong đó hai hay nhiều chất ban đầu sinh ra một chất mới.

Câu 10. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaCO3 to CaO + CO2.

B. BaCl2 + Na2SO4 BaSO4+ 2NaCl.

C. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

D. 4Al + 3O2 to 2Al2O3.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất oxi hóa và chất khử?

A. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

B. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhận electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhường electron.

C. Chất khử (chất bị oxi hóa) và chất oxi hóa (chất bị khử) đều là chất nhận electron.

D. Chất khử (chất bị oxi hóa) và chất oxi hóa (chất bị khử) đều là chất nhường electron.

Câu 12. Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2

A. là chất oxi hóa.

B. là chất khử.

C. không là chất oxi hóa, không là chất khử

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 13. Quá trình nào sau đây là quá trình oxi hóa?

A. Cl2 + 2e → 2Cl-1.

B. S+6 + 2e → S+4.

C. Cu → Cu+2 + 2e.

D. N+5 +8e → N-3.

Câu 14. Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO­ + H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là

A. 8.

B. 11.

C. 15.

D. 18.

Câu 15. Cho phương trình hóa học: aZn + bH2SO4 (đặc) to cZnSO4 + dH2S­ + fH2O. Giá trị của b trong phương trình hóa học trên là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị(sách cũ)

Câu 1: Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng

A. sự chuyển hẳn electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

B. sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử.

C. cặp electron dung chung giữa hai nguyên tử, nhưng cặp electron này chỉ do một nguyên tử cung cấp.

D. sự tương tác giữa các nguyên tử và ion ở nút mạng tinh thể với dòng electron tự do.

Câu 2: Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. H2O    B. C2H6    C. N2    D. MgCl2

Câu 3: Phân tử chất nào sau đây ít phân cực nhất?

A. HCl    B. HF    C. HI    D. HBr

Câu 4: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất cộng hóa trị nhất?

A. KCl     B. AlCl3     C. NaCl     D. MgCl2

Câu 5: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho – nhận?

A. H2O     B. NH3     C. H2O2     D. HNO3

Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?

A. C2H4, O2, N2, H2S

B. CH4, H2O, C2H4, C3H6

C. C2H4, C2H2, O2, N2

D. C3H8, CO2, SO2, O2

Câu 7: Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4

A. 1 và 5    B. 2 và 5    C. 1 và 4    D. 2 và 4

Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều không bị phân cực?

A. HBr, CO2, CH4

B. Cl2, CO2, C2H2

C. NH3, Br2, C2H4

D. HCl, C2H2, CH4

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. O2, H2O, NH3

B. H2O, HCl, H2S

C. HCl, O3, H2S

D. HCl, Cl2, H2O

Câu 10: X, Y là những nguyên tố có đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 16. Công thức và liên kết hợp chất tạo thành từ X và Y là

A. XY và liên kết cộng hóa trị.

B. X2Y và liên kết ion.

C. XY và liên kết ion.

D. XY2 và liên kết cộng hóa trị.

Câu 11: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là

A. N2 và HCl

B. HCl và MgO

C. N2 và NaCl

D. NaCl và MgO

Câu 12: Tổng số hạt proton, nowtron, electron của nguyên tử nguyên tố R thuộc nhóm VIIA là 28. Công thức hợp chất của R với hidro là

A. HF    B. HCl    C. SiH4    D. NH3

Câu 13: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do

A. các đám mây electron.

B. các electron hoá trị.

C. các cặp electron dùng chung.

D. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử.

Câu 14: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là :

A. có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.

B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

C. có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.

D. khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.

Câu 15: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?

A. N2, CO2, Cl2, H2.

B. N2, Cl2, H2, HCl.

C. N2, HI, Cl2, CH4.

D. Cl2, O2, N2, F2.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: