Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - Kết nối tri thức

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng về liên kết cộng hóa trị?

A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử cộng chung mỗi nguyên tử một đôi electron.

B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ion.

C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai phần tử mang điện trái dấu.

D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 2. Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?

A. NaCl;

B. Na2O;

C. HCl;

D. KCl.

Câu 3. Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho - nhận?

A. KCl;

B. H2O;

C. HNO3;

D. Na2O.

Câu 4. Cho các hợp chất sau: Cl2, NaCl, HCl, CO2, NaF. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là?

A. 2;

B. 3;

C. 4;

D. 5.

Câu 5. Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?

A. Độ âm điện;

B. Năng lượng ion hóa;

C. Bán kính nguyên tử;

D. Lực hút tĩnh điện.

Câu 6. Loại liên kết mà cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào là?

A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;

B. Liên kết cộng hóa trị phân cực;

C. Liên kết ion;

D. Liên kết cho - nhận.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tạo thành phân tử carbon dioxide?

A. Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị;

B. Phân tử CO2 có 1 liên kết đôi;

C. Hai nguyên tử oxygen liên kết một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron;

D. Giữa nguyên tử C và một nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung.

Câu 8. Liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2 có số cặp electron chung là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9. Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào?

A. Rắn;

B. Lỏng;

C. Khí;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính tan của các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị?

A. Các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực như ethanol, đường,… tan nhiều trong nước;

B. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực như như iodine, hydrocarbon ít tan trong nước;

C. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực tan trong benzene, carbon tetrachloride,…;

D. Tất cả các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị đều tan trong nước.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của các chất có chứa liên kết cộng hóa trị?

A. Tương tác giữa các phân tử có liên kết cộng hóa trị mạnh hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion;

B. Hợp chất cộng hóa trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp;

C. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái, còn các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh có thể dẫn điện;

D. Các chất có liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở các trạng thái rắn lỏng và khí.

Câu 12. Sự xen phủ nào sau đây tạo thành liên kết π?

A. Xen phủ trục giữa 2 orbital p

B. Xen phủ bên giữa 2 orbital s

C. Xen phủ trục giữa 1 orbital s và 1 orbital p

D. Xen phủ bên giữa 2 orbital p

Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử?

A. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π;

B. Liên kết đơn là liên kết σ;

C. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π;

D. Liên kết ba gồm một liên kết π và hai liên kết σ.

Câu 14. Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết?

A. Năng lượng liên kết hóa học;

B. Năng lượng ion hóa;

C. Độ âm điện;

D. Bán kính nguyên tử.

Câu 15: Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?

A. Nhiệt tỏa ra khi phá vỡ 1 mol H2 thành các nguyên tử H (ở thể khí) là 432 kJ

B. Năng lượng giải phóng ra khi H2 phản ứng với các chất khác là 432 kJ

C. Để phá vỡ 1 gamliên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.

D. Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ

Trắc nghiệm Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là

A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn;

B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó;

C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó;

D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó.

Câu 2. Cho nguyên tố X có số oxi hóa có giá trị là -2. Cách biểu diễn đúng là

A. X2-;

B. X-2;

C. X2-

D. X-2.

Câu 3. Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là

A. 0; −2; +1;

B. +2; −2; +1;

C. 0; +2; −1;

D. +1; +2; −1.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất?

A. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …);

B. Số oxi hóa của O luôn là –2;

C. Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1, của kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, …) luôn là +2;

D. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1.

Câu 5. Số oxi hóa của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là

A. +2, +4, +3;

B. −4, +7, +6;

C. +4, +7, +6;

D. +2, +5, +6.

Câu 6. Số oxi hóa của nguyên tử N trong các ion NH4+, NO3, NO2 lần lượt là

A. −3, +5, +3

B. −3, +3, + 5

C. +5, −2, +3

D. +5, +3, +2

Câu 7. Cho phân tử CH4 công thức cấu tạo dưới đây. Số oxi hóa của C là

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án): Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

A. −4;

B. −2;

C. +4;

D. +2.

Câu 8. Phát biểu sai

A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử;

B. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử;

C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron;

D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

Câu 9. Chất khử là chất

A. nhận electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa

B. nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử

C. nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa

D. nhường electron, có số oxi hóa giảm, bị khử

Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. SO­3 + H2O H2SO4

B. CaCO3toCaO + CO2

C. H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 ↓ + 2H2O

D. Mg + 2HCl MgCl2 + H2

Câu 11. Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4.

Khẳng định đúng là

A. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe;

B. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+;

C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+;

D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.

Câu 12. Cho phản ứng: 3Cu + 8H+ + 2NO33Cu2+ + 2NO + 4H2O

Quá trình khử là

A. N+5+3eN+2;

B. Cu+2+2eCu0;

C. N+2 N+5+ 3e;

D. Cu0Cu+2+ 2e.

Câu 13. Cho phản ứng: 4P + 5O2⟶ 2P2O5

Quá trình oxi hóa là

A. P0P+5+ 5e;

B. P+5+ 5e P0;

C. O0+ 2e O-2;

D. O-2O0+ 2e.

Câu 14. Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng Fe2O3 + H2 Fe + H2O là

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 15. Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:

K2Cr2O7 + HCl Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O

A. 5;

B. 10;

C. 14;

D. 16.

Trắc nghiệm Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals - Cánh diều

Câu 1. Liên kết hydrogen là

A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.

C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 2. Những liên kết có lực liên kết yếu như

A. liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.

B. liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết ion và liên kết hydrogen.

D. liên kết hydrogen và liên kết cộng hóa trị.

Câu 3. Liên kết hydrogen không được hình thành giữa hai phân tử nào sau đây?

A. 2 phân tử H2O.

B. 2 phân tử HF.

C. 1 phân tử H2O và 1 phân tử CH4.

D. 1 phân tử H2O và 1 phân tử NH3.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Liên kết hydrogen có bản chất tĩnh điện.

B. Ở nhiệt độ thấp, hydrogen fluoride (HF) tồn tại ở thể rắn dưới dạng polimer (HF)n nhờ liên kết hydrogen.

C. HF có tính acid mạnh hơn nhiều so với HCl.

D. Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử tham gia liên kết.

Câu 5. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm

A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.

D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 6. Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử, gọi là

A. liên kết cộng hóa trị.

B. liên kết ion.

C. tương tác van der Waals.

D. liên kết cho – nhận.

Câu 7. Phân tử nào sau đây không có cực?

A. HCl.

B. H2S.

C. HF.

D. CO2.

Câu 8. Trong dãy HX, các acid HCl, HBr, HI là axit mạnh nhưng HF là axit yếu. Đó là do

A. trong phân tử HF có tương tác van der Waals.

B. trong phân tử HF có liên kết hydrogen.

C. khối lượng phân tử HF nhỏ hơn nhiều so với các acid khác.

D. năng lượng liên kết của H-F lớn hơn nhiều các liên kết H-X khác.

Câu 9. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?

A. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.

B. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.

C. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử.

D. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.

Câu 10. Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì

A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.

B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng ổn định.

C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.

D. nhiệt độ nóng chảy của chất đó càng cao và nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.

Câu 11. Tại áp suất 1 bar, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và (xấp xỉ) 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn nước. Tính chất này là do

A. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết ion.

B. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị.

C. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.

D. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cho – nhận.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

(a) Quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay trước H2O mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn khác nhiều khối lượng phân tử H2O.

(b) Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng thấp.

(c) Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi, thành một cụm phân tử.

(d) Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất, nhưng ở mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với liên kết hydrogen.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 13. Ảnh hưởng nào của liên kết hydrogen đến tính chất của các chất không đúng?

A. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy của các chất.

B. Làm giảm độ điện li, tính axit của các chất.

C. Làm giảm độ tan của các chất.

D. Làm tăng nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 14. So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất F2, Cl2, Br2, I2.

A. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Cl2 > Br2 > I2.

B. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Cl2 < Br2 < I2.

C. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Br2 > I2 > Cl2.

D. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Br2 < I2 < Cl2.

Câu 15. Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho

A. liên kết cộng hóa trị có cực.

B. liên kết ion.

C. liên kết cho – nhận.

D. liên kết hydrogen.




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12: Liên kết ion, Tinh thể ion(sách cũ)

Câu 1: Liên kết ion được tạo thành giữa

A. hai nguyên tử kim loại.

B. hai nguyên tử phi kim.

C. một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh.

D. một nguyên tử kim loại yếu và một nguyên tử phi kim yếu.

Câu 2: Trong tinh thể NaCl, nguyên tố Na và Cl ở dạng ion và có sô electron lần lượt là

A. 10 và 18    B. 12 và 16    C. 10 và 10 D. 11 và 17

Câu 3: Phân tử nào sau đây có liên kết phân cực nhất?

A. F2O    B. Cl2O    C. ClF    D. O2

Câu 4: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất của liên kết ion nhất?

A. LiCl    B. NaCl    C. KCl    D. CsCl

Câu 5: Các chất trong dãy nào sau đây đều có liên kết ion?

A. KBr, CS2, MgS

B. KBr, MgO, K2O

C. H2O, K2O, CO2

D. CH4, HBr, CO2

Câu 6: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

A. HCl    B. NH3    C. H2O    D. NH4Cl

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. kim loại.    B. cộng hóa trị.    C. ion.    D. cho – nhận.

Câu 8: X, Y là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là

A. 2s22p5, 4s1 và liên kết cộng hóa trị.

B. 2s22p3, 3s23p1 và liên kết cộng hóa trị.

C. 3s23p1, 4s1 và liên kết ion.

D. 2s22p1, 4s1 và liên kết ion.

Câu 9: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?

A. H2S, Na2O.       B. CH4, CO2.

C. CaO, NaCl.       D. SO2, KCl.

Câu 10: Hầu hết các hợp chất ion

A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.

D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.

Câu 11: Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa

A. 2 ion.

B. 2 ion mang điện trái dấu.

C. các hạt mang điện trái dấu.

D. hạt nhân và các electron hóa trị.

Câu 12: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là :

A. 2 và 1.       B. 2+ và 1–.

C. +2 và –1.       D. 2+ và 2–

Câu 13: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là :

A. NH4Cl.       B. HCl.

C. NH3.       D. H2O.

Câu 14: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 15: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là :

A. liên kết anion – cation.

B. liên kết ion hóa.

C. liên kết tĩnh điện.

D. liên kết ion.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: