Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 2: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức
Câu 1. Hiện nay con người đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 118;
B. 119;
C. 120;
D. 121.
Đáp án đúng là: A
Đến nay người ta đã tìm được ra 118 nguyên tố hóa học, trong đó có 94 nguyên tố hóa học tồn tại trong tự nhiên và 24 nguyên tố được tạo ra trong phòng thí nghiệm, thậm chí có những nguyên tố mới chỉ tạo ra được một lượng rất ít, thời gian tồn tại rất ngắn.
Câu 2. Tất cả nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 thuộc nguyên tố nào?
A. Carbon;
B. Magnesium;
C. Aluminium;
D. Oxygen.
Đáp án đúng là: D
Tất cả nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 thuộc nguyên tố oxygen dù chúng có thể có số neutron khác nhau.
Câu 3. Phát biều nào sau đây sai?
A. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron;
B. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số electron ở vỏ nguyên tử;
C. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau;
D. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học và số khối là đặc trưng cơ bản của một nguyên tử.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (hay có cùng số proton trong hạt nhân)
Câu 4. Nguyên tử X có chứa 11 electron và 12 neutron. Kí hiệu của nguyên tử X là?
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử X có 11 electron và 12 neutron nên số khối của nguyên tử X là:
A = Z + N = 11 + 12 = 23 nên kí hiệu của nguyên tử X là .
Câu 5. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số ……. khác nhau?
A. Electron;
B. Proton;
C. Neutron;
D. Nguyên tử.
Đáp án đúng là: C
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.
Ví dụ: Copper tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị và .
Câu 6. Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau?
A. và ;
B. O3 và O2;
C. Kim cương và than chì;
D. và .
Đáp án đúng là: D
và là đồng vị của nhau do có cùng số proton và khác số neutron.
Câu 7. Các đồng vị của nguyên tố hóa học được phân biệt bởi?
A. Số neutron;
B. Số proton và số electron;
C. Số proton;
D. Số electron.
Đáp án đúng là: A
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các đồng vị có cùng số proton;
B. Các đồng vị có cùng số neutron;
C. Các đồng vị có số neutron khác nhau;
D. Các đồng vị có số khối khác nhau.
Đáp án đúng là: B
Các đồng vị có cùng số proton, số electron và khác số neutron nên số khối cũng khác nhau.
Câu 9. Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của ?
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: A
là đồng vị của vì M và X có cùng số hiệu nguyên tử là 26.
Câu 10. Kí hiệu cho biết những thông tin gì về nguyên tố hóa học X?
A. Số khối của nguyên tử;
B. Số hiệu nguyên tử;
C. Số đơn vị điện tích hạt nhân;
D. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
Đáp án đúng là: D
Kí hiệu cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân (còn được gọi là số hiệu nguyên tử) và số khối của nguyên tử.
Câu 11. Cho các nguyên tử: , , , . Các nguyên tử nào là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
A. X và Z;
B. Z và Y;
C. T và Y;
D. X và T.
Đáp án đúng là: C
Y và T có cùng 14 proton trong hạt nhân nên là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 12. Nguyên tử magnesium có 3 đồng vị là (chiếm 78,6%), (chiếm 10,1%), (chiếm 11,3%). Nguyên tử khối trung bình của magnesium (Mg) là?
A. 24,3;
B. 26;
C. 24,6;
D. 25.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử khối trung bình của magnesium (Mg) là:
Câu 13. Trong tự nhiên, carbon có 2 đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của carbon là 12,0111. Thành phần phần trăm của đồng vị là?
A. 98,89%;
B. 1,11%;
C. 89,89%;
D. 10,11%.
Đáp án đúng là: B
Gọi thành phần phần trăm của 2 đồng vị và lần lượt là x và 100 - x (%)
Nguyên tử khối trung bình của carbon là 12,0111.
x = 98,89 (%)
Thành phần phần trăm của đồng vị là:
Câu 14. Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
A. 106;
B. 107;
C. 108;
D. 109.
Đáp án đúng là: C
Gọi số khối của đồng vị còn lại là X.
Thành phần phần trăm của đồng vị còn lại là
Nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
X = 109.
Câu 15. Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
A. 79;
B. 80;
C. 81;
D. 82.
Đáp án đúng là: C
Gọi số khối của đồng vị còn lại là X.
Thành phần phần trăm của đồng vị còn lại là
Nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
X = 81.
Trắc nghiệm Bài 2: Thành phần của nguyên tử - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Nguyên tử gồm
A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron
B. hạt nhân chứa proton, neutron
C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron
D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chưa proton
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
Câu 2. Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là
A. proton
B. hạt nhân
C. electron
D. neutron
Đáp án đúng là: C
Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là electron (kí hiệu là e).
Câu 3. Điện tích của một electron là
A. -1,602.10-19 C
B. -1 C
C. 1,602.10-19 C
D. 1 C
Đáp án đúng là: A
Điện tích của một electron là -1,602.10-19 C (coulomb)
Vì chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602.10-19 C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là – 1.
Câu 4. Khẳng định đúng là:
A. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.
D. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 5. Khẳng định đúng là:
A. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân lớn hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
B. Số đơn vị điện tích âm của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của các electron trong nguyên tử.
C. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
D. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân nhỏ hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
Câu 6. Nguyên tử oxygen có 8 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là
A. – 8
B. + 8
C. – 16
D. + 1
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử oxygen có 8 electron mà mỗi electron có điện tích quy ước là – 1.
⇒ Số đơn vị điện tích âm là 8.
Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
⇒ Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = Số đơn vị điện tích âm = 8.
Do đó, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là + 8.
Câu 7. Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là
A. proton
B. hạt bụi
C. electron
D. neutron
Đáp án đúng là: D
Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là neutron.
Câu 8. Hạt nhân nguyên tử gồm các loại hạt là
A. electron (e) và proton (p)
B. proton (p) và neutron (n)
C. electron (e) và neutron (n)
D. electron (e), proton (p) và neutron (n)
Đáp án đúng là: B
Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton (kí hiệu là p) và neutron (kí hiệu là n).
Câu 9. Thông tin sai là
A. Proton mang điện tích dương (+1).
B. Neutron không mang điện.
C. Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.
D. Proton và neutron có điện tích bằng nhau.
Đáp án đúng là: D
Proton mang điện tích dương (+1) và neutron không mang điện (0).
Do đó, proton và neutron có điện tích bằng nhau là thông tin sai.
Câu 10. Nguyên tử clo (chlorine) có điện tích hạt nhân là +17. Số proton và số electron trong nguyên tử này là
A. 17 proton, 35 electron
B. 10 proton, 7 electron
C. 17 proton, 17 electron
D. 7 proton, 10 electron
Đáp án đúng là: C
Vì trong hạt nhân: proton mang điện tích dương (+ 1) mà neutron không mang điện.
⇒ Điện tích hạt nhân là điện tích của các proton ⇒ có 17 proton.
Mặt khác, số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = Số đơn vị điện tích âm. Nên tổng điện tích âm của các electron là – 17.
Mỗi electron có điện tích là – 1. ⇒ Có 17 electron.
Câu 11. Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Đường kính nguyên tử gần bằng đường kính của hạt nhân
B. Đường kính của nguyên tử gấp 10 lần đường kính của hạt nhân
C. Đường kính của nguyên tử gấp 4 lần đường kính của hạt nhân
D. Đường kính của nguyên tử gấp 10 000 lần đường kính của hạt nhân
Đáp án đúng là: D
Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.
Câu 12. Một nguyên tử carbon có 6 proton, 6 electron và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon này theo đơn vị amu là
A. 18 amu
B. 6 amu
C. 12 amu
D. 15 amu
Đáp án đúng là: C
Ta có: me ≈ 0,00055 amu; mp ≈ 1 amu; mn ≈ 1 amu.
Như vậy khối lượng các electron không đáng kể so với khối lượng proton và neutron.
⇒ Khối lượng nguyên tử carbon ≈ khối lượng hạt nhân ≈ 6.1 + 6.1 = 12 (amu)
Câu 13. Thông tin nào sai đây không đúng?
A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.
C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.
D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.
Đáp án đúng là: B
Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. ⇒ Sai vì electron không nằm trong hạt nhân và ở lớp vỏ nguyên tử, chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 14. Trong 5 gam electron có số hạt là
A. hạt
B. 10 hạt
C. 1027 hạt
D. 27 hạt
Đáp án đúng là: A
Ta có khối lượng của 1 hạt electron: g
Trong 5 gam electron có số hạt là:
≈ (hạt)
Câu 15. Khối lượng của 1 mol proton theo đơn vị gam là
(biết hằng số Avogadro bằng )
A. 1 g
B. 2 g
C. 1,673 g
D. 6 g
Đáp án đúng là: A
1 mol proton có số hạt là: = (hạt)
1 hạt proton có khối lượng là (g)
1 mol proton có khối lượng là ≈ 1 (g)
Trắc nghiệm Bài 2: Các thành phần của nguyên tử - Cánh diều
Câu 1. Nguyên tử được tạo nên từ các hạt cơ bản là
A. proton, neutron và electron.
B. proton và neutron.
C. proton và electron.
D. neutron và electron.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử được tạo nên từ 3 loại hạt cơ bản là: proton (p), neutron (n) và electron (e).
Câu 2. Trong một nguyên tử, số proton
A. bằng số neutron.
B. luôn lớn hơn số electron.
C. bằng số electron.
D. luôn gấp đôi số electron.
Đáp án đúng là: C
Trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tử mang điện tích âm.
B. Nguyên tử mang điện tích dương.
C. Không xác định được điện tích của nguyên tử.
D. Nguyên tử trung hòa về điện.
Đáp án đúng là: D
Trong một nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích (-) và neutron không mang điện tích.
Trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
→ Nguyên tử trung hòa về điện (không mang điện tích).
Câu 4. Trong nguyên tử, hạt nào không mang điện tích?
A. Proton.
B. Electron.
C. Neutron.
D. Neutron và proton.
Đáp án đúng là: C
Trong một nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích (-) và neutron không mang điện tích.
Câu 5. Nguyên tử nguyên tố carbon (C) có 6 proton. Số electron trong nguyên tử carbon là
A. 5.
B. 6.
C. 12.
D. 8.
Đáp án đúng là: B
Trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
→ Số e = Số p = 6.
Câu 6. Hạt nhân nguyên tử được tạo nên bởi các hạt
A. proton và electron.
B. proton và neutron.
C. electron và neutron.
D. proton, neutron và electron.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử gồm lớp vỏ tạo nên bởi các hạt electron và hạt nhân tạo nên bởi hạt proton và neutron.
Câu 7. X là nguyên tố phổ biến nhất trong Mặt Trời, chiếm khoảng 74% khối lượng Mặt Trời. Biết một loại nguyên tử của nguyên tố X chỉ tạo nên bởi proton và electron (không có neutron). Nguyên tố X là
A. Lithium.
B. Carbon.
C. Helium.
D. Hydrogen.
Đáp án đúng là: D
Trong tất cả các nguyên tố, duy nhất có một loại nguyên tử của hydrogen (H) chỉ tạo nên bởi proton và electron (không có neutron).
Câu 8. Một cách gần đúng, có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của
A. hạt nhân.
B. hạt proton.
C. electron.
D. neutron.
Đáp án đúng là: A
Do khối lượng của các electron rất nhỏ so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Một cách gần đúng, có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
B. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Phần không gian rỗng chiếm chủ yếu trong nguyên tử
D. Kích thước hạt nhân bằng khoảng 10-5 đến 10-4 lần kích thước nguyên tử.
Đáp án đúng là: B
Phát biểu không đúng: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
Vì: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau.
Câu 10. Biết một hạt proton có khối lượng gần đúng là 1 amu. Hãy cho biết bao nhiêu hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam?
A. 1,6605×1023.
B. 6,022×1022.
C. 6,022×1023.
D. 1,6605×1024.
Đáp án đúng là: C
1amu = 1,6605×10-27 kg = 1,6605×10-24 g.
Trong 1 gam có: 6,022×1023 hạt proton.
Câu 11. Cho biết khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử như sau:
Loại hạt
Electron (e)
Proton (p)
Neutron (n)
Khối lượng (amu)
0,00055
1
1
Nguyên tử lithium (Li) có 3p, 4n và 3e. Khối lượng lớp vỏ của Li bằng khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng của cả nguyên tử Li?
A. 0,2081%
B. 1,2334%.
C. 0,0812%.
D. 0,0236%.
Đáp án đúng là: D
Phần trăm khối lượng lớp vỏ của Li là:
.
Câu 12. Nguyên tử nguyên tố Potassium (K) có 19 proton và 20 nơtron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử K là (biết me = 0,00055 amu; mp = 1 amu; mn = 1 amu)
A. 29,01 amu.
B. 38,02 amu.
C. 39,01 amu.
D. 32,10 amu.
Đáp án đúng là: C
Trong một nguyên tử K, số p = số e = 19.
Khối lượng gần đúng của nguyên tử K = mp + mn + me
= 19×1 + 20×1 + 19×0,00055 » 39,01 (amu).
Câu 13. Tính tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO2). Biết trong phân tử này, nguyên tử C có 6 proton và 6 neutron; nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron.
A. 42 hạt.
B. 66 hạt.
C. 60 hạt.
D. 55 hạt.
Đáp án đúng là: B
Phân tử CO2 được tạo nên từ 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.
Nguyên tử C có: số p = số e = 6; nguyên tử O có: số p = số e = 8.
Tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO2) là:
(6 + 6 + 6) + 2×(8 + 8 + 8 ) = 66 (hạt).
Câu 14. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 và 12 hạt neutron. Số electron trong nguyên tử X là
A. 12.
B. 11.
C. 13.
D. 22.
Đáp án đúng là: B
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, neutron và electron có trong X.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34.
p + n + e = 34.
Vì số p = số e nên ta có: 2p + n = 34
2p + 12 = 34 p = e = 11.
Câu 15. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số proton trong nguyên tử nguyên tố X là
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
Đáp án đúng là: A
Gọi số proton, neutron và electron trong X lần lượt là p, n, e.
Nguyên tử trung hòa về điện: p = e
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40.
2p + n = 40 (*).
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt.
2p – n = 12 (**).
Từ (*) và (**), suy ra: p = 13; n = 14.
Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử, Nguyên tố hóa học, Đồng vị(sách cũ)
Câu 1: Hai nguyên tử C và B có cùng
A. số proton.
B. số nơtron.
C. tính chất vật lý.
D. tính chất hóa học.
Đáp án: B
Câu 2: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:
Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là
A. 56137A
B. 13756A
C. 5681A
D. 8156A
Đáp án: A
Câu 4: Các hạt X, Y, Z có thành phần cấu tạo như sau:
Hạt
Số electron
Số nơtron
Số proton
X
18
22
18
Y
18
20
19
Z
18
18
17
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X và Z là các hạt của cùng một nguyên tố hóa học.
B. Các hạt Y và Z có cùng số khối.
C. X là hạt trung hòa về điện, còn Y là hạt tích điện dương.
D. Hạt Z tích điện dương.
Đáp án: C
Câu 5: Cặp nào sau đây không có sự phù hợp giữa đồng vị phóng xạ và ứng dụng thực tiễn của nó?
Đồng vị phóng xạ
Ứng dụng
A
235U
Sản xuất điện tích hạt nhân
B
60Co
Tiêu diệt tế bào ung thư
C
14C
Xác định tuổi của các hóa thạch
D
23Na
Phát hiện vết nứt trong đường ống
Đáp án: D
24Na có tính phóng xạ mới được dùng để phát hiện vết nứt trong đường ống.
Câu 6: Trong tự nhiên, một nguyên tử 86222Ra tự động phân rã ra một hạt nhân nguyên tử 24He và một hạt nhân nguyên tử X. X là
A. 86222Rn
B. 86136Rn
C. 88222Ra
D. 88134Ra
Đáp án: A
Câu 7: Khi dung hạt 2048Ca bắn vào hạt nhân 95243Am thì thu được một hạt nhân siêu nặng, đồng thời có 3 nơtron bị tách ra. Cấu tạo hạt nhân nguyên tố siêu nặng này gồm
A. 176n và 115p.
B. 173n và 115p.
C. 115n và 176p.
D. 115n và 173p.
Đáp án: B
Câu 8: Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?
Câu 9: Trong tự nhiên hidro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị 11H và 12H (còn gọi là đơteri, kí hiệu là D). Nước tự nhiên tồn tại dạng nước bán nặng (HOD) và nước thường (H2O). Để tách được 1 gam nước bán nặng cần lấy bao nhiêu gam nước tự nhiên? Cho biết nguyên tử khối của oxi là 16, nguyên tử khối của hidro là 1,008.
A. 17,86 gam. B. 55,55 gam.
C. 125,05 gam. D. 118,55 gam.
Đáp án: D
Gọi x là hàm lượng % về số nguyên tử 11H, vậy hàm lượng % về số nguyên tử của 12H là (100 – x).
Tính ra x = 99,2%
Vậy cứ 1000 phân tử nước tự nhiên thì có 992 phân tử nước thường và 8 phân tử nước bán nặng.
Ta có MDOH = 19.
Vậy 1 gam nước bán nặng có 1/19 = 5,26.10-2 (mol).
Để tách được 5,26.10-2 mol nước bán nặng cần số mol nước tự nhiên là:
5,26. 10-2. 1000/8 = 6,58 (mol)
Mnước tự nhiên = 1,008.2 + 16 = 18,016.
Khối lượng nước cần dùng là: 6,58.18,016 = 118,55 (gam).
Câu 10: Trong tự nhiên, X có hai đồng vị 1735X và 1737X, chiếm lần lượt 75,77% và 24,23% số nguyên tử X. Y có hai đông vị à 11Y và 12Y, chiếm lần lượt 99,2% và 0,8% số nguyên tử Y.
a) Trong tự nhiên có bao nhiêu loại phân tử XY?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 6
b) Phân tử khối trung bình của XY là
A. 36,0. B. 36,5. C. 37,5. D. 37,0.
Đáp án: B
a) Các loại phân tử XY là: 35X – 1Y, 35X – 2Y, 37X – 1Y, 37X – 2Y
b) Nguyên tử khối trung bình của X :
Nguyên tử khối trung bình Y là:
Phân tử khối trung bình của XY: 36,493 ≈ 36,5.
Câu 11: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Na, K. B. K, Ca.
C. Mg, Fe. D. Ca, Fe.
Đáp án: D
Ta có hệ:
Vậy, kim loại X là Ca, Y là Fe.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: B
Những phát biểu đúng là: (1) và (5)
Câu 13: Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về số nguyên tử như sau :
Đồng vị
24Mg
25Mg
26Mg
%
78,6
10,1
11,3
Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg, thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị 24Mg và 26Mg lần lượt là:
A. 389 và 56 B. 56 và 389
C. 495 và 56 D. 56 và 495
Đáp án: A
Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 24Mg, thì số nguyên tử tương ứng của 2 đồng vị còn lại là :
Số nguyên tử
Số nguyên tử
Câu 14: Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng : 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Số khối của đồng vị A của nguyên tố agon là? biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.
A. 37 B. 39
C. 40 D. 41
Đáp án:
Ta có:
Câu 15: Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y lần lượt là
A. Fe và S B. S và O
C. C và O D. Pb và Cl
Đáp án: A
Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X là ZX , Y là ZY ; số nơtron (hạt không mang điện) của X là NX, Y là NY. Với XY2, ta có các phương trình:
tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178 → 2 ZX + 4 ZY + NX + 2NY = 178 (1)
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 → 2 ZX + 4ZY - NX 2 NY = 54 (2)
số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12 → 4 ZY - 2 ZX = 12 (3)
→ ZY = 16; ZX = 26
Vậy X là sắt, Y là lưu huỳnh. XY2 là FeS2
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: