X

750 câu trắc nghiệm Hóa 12

Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học 12 (có đáp án)


Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học 12 (có đáp án)

Câu 1: Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. CH3COOC3H5.    B. C6H5COOCH3.

C. C2H5COOCC6H5.    D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 2: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất:

A. xà phòng và ancol etylic.    B. xà phòng và glixerol.

C. glucozơ và ancol etylic.    D. glucozơ và glixerol.

Câu 3: Cho m gam HCOOCH3 phản ứng hết với đung dịch NaOH (dư), đun nóng thu được 6,8 gam muối HCOONa. Giá trị của m là

A. 9.0.     B. 6,0.     C. 3,0.     D. 7,4.

Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit ?

A. glucoza.    B. saccarozo.    C. tinh bột.    D. fructozơ.

Câu 5: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?

A. phenylamin.    B. metylamin.     C. đimetylamin.    D. trinrietylamin.

Câu 6: Công thức của alanin là

A. CH3NH2.     B. H2NCH(CH3)COOH.

C. H2NCH2COOH.    D. C6H5NH2.

Câu 7: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là:

A. 5.    B.3.    C. 2.    D. 4.

Câu 8: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp ?

A. tơ nilon-6,6     B. tơ nitron

B. tơ visco    D. tơ xenlulozơ axetat

Câu 9: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COO2H5.     B. HCOOC2H5.

C. CH3COOCH3.    D. C2H5COOH.

Câu 10: Cho các chất sau : CH3CH2CH2OH (1), CH3COOH (2), HCOOCH3 (3). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

A. (2), (3), (1).     B. (2), (1), (3).     C. (I), (2), (3).    D. (3), (1), (2).

Câu 11: Este no, đơn chức, mạch hở X cỏ 40% khối lượng cacbon, số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là:

A. 4    B.6.    C. 8.    D.2

Câu 12: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, ứng với công thức phân tử C7H9N là:

A. 3.    B. 5.    C. 2.    D. 4.

Câu 13: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala mạch hở bằng dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 1,64.    B. 1,22.    C. 1,46.     D. 1,36.

Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng ?

A. axit a-aminopropionic.    B. axit a,∈ -điaminocaproic.

C. axit a-aminoglutaric.    D. axit aminoaxetic.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Xenlulozo tan tốt trong nước và etanol.

B. Hiđro hoá hoàn toàn glucozo (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.

C. Saccarozo có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozo.

Câu 16: Thủy phân m gam saccarozo trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozo. Giá trị của m là :

A. 22,8.    B. 17,1.    C. 18,5.    D. 20,5.

Câu 17: Cho các chất : axit glutamic, saccarozo, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 3.    B. 6.    C. 5.    D. 4.

Câu 18: Xà phòng hoá hoàn toàn 66,6 gam hỗn họp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:

A. 4,05.    B. 8,10.    C. 16,20.    D. 18,00.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đù 1,63 mol O2 thu được 1,14 mol CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, thủy phàn hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối, giá trị của b là:

A. 20,20.    B. 15,96.    C. 18,36.    D. 17,80.

Câu 20: Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 14 : 1 : 8. Đun nóng 2,76 gam X với 75ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là:

A. 6,60    B. 6,24    C. 6,96    D. 5,40

Câu 21: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:

A. 28,89    B. 17,19    C. 31,31    D. 26,69

Câu 22: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chưa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Gía trị của m là:

A. 112,22     B.165,6    C. 123,8    D. 171,0

Câu 23: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:

A. 13,8     B.12,0    C. 13,1     D. 16,0

Câu 24: Cho dãy các chất: gulucozo, fructozo, saccarozo và glixerol. Số chất trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch xanh lam là:

A. 4    B. 3     C. 2     D. 1

Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:

- Dung dịch X tạo hợp chất màu xanh đen với dung dịch I2

- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2

- Dung dịch Z tham gia phản ứng với nước brom

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. tinh bột, lòng trằng trứng, anilin, glucozo.

B. tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozo.

C. lòng trắng trứng, tinh bột, glucozo, anilin

D. tinh bột, lòng trằng trứng, glucozo, anilin

Câu 26: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác, ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là:

A. W.     B. Cr.     C. Hg     D. Pb.

Câu 27: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ?

A. Al.     B. Mg.    C. Na.     D. Cu.

Câu 28: Cho dãy các ion kim loại : K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. lon kim loại có tính oxi hoá mạnh nhát trong dãy là

A. Ag+    B. Fe2+    C. K+.    D. Cu2+

Câu 29: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:

A. Na, Cu, Al     B. Fe, Ca, Al.

C. Na,Ca,Zn.     D.Na,Ca,Al.

Câu 30: Kim loại M phản ứng được với : dung dịch HC1, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Al.     B. Zn.     C. Fe.    D. Ag.

Câu 31: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn:

A. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

B. sắt đóng vai trò catot và ion H++ bị oxi hoá.

C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.

D. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2 ;

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)2 và HNO3 ;

(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl ;

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá là :

A. 3.    B. 2.    C. 1.     D.4.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vửa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 9,52.    B. 10,27.    C. 8,98.    D. 7,25.

Câu 34: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến sắt cần vừa đú 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là :

A. 15 gam.    B. 16gam.     C. 17gam.     D. 18 gam

Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Zn vào đung dịch AgNO3 ;

(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3

(3) Cho Na vào dung địch CuSO4 ;

(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.

Trong các thí nghiệm trên, các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A, (3) và (4),     B. (l) và (2).     C. (2) và (3).     D. (1) và (4).

Câu 36: Đốt cháy 1 1 ,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra m hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2(đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 8,96 lit.    B. 6,72 lít.     C. 17,92 lít.    D. 11,20 lít.

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chết) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:

A. Be.     B. Cu.     C. Ca.     D. Mg.

Câu 38: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đối bằng 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khi ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hoà tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là:

A. 6755.    B. 772.    C. 8685.    D. 8425.

Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây ?

A. 9,5    B. 8,5.     C. 8,0.    D. 9,0.

Câu 40: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu dược 4,48 Ht khi Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho nì gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lit khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là :

A. 20,5.    B. 22,4.     C. 23,1    D. 21,7

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: