X

750 câu trắc nghiệm Hóa 12

16 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 12 Học kì 1 cực hay có đáp án


16 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 12 Học kì 1 cực hay có đáp án

A. Hóa học vô cơ

Câu 1: Trong các yếu tố sau:

(a) Bán kính nguyên tử

(b) Số electron tự do

(c) Cấu trúc mạng tinh thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất vật lí của kim loại là:

A. (a) và (b)     B. (b) và (c)

C. (a) và (c)     D. (a), (b) và (c)

Câu 2: Cho các phản ứng sau:

(a) X+ + Y2+ → X + Y3+

(b) 3Y3+ + Z → Z3+ + 3Y2+

(c) 3Y + 2Z3+ → 3Y2+ + 2Z

Trong đó X, Y, Z là các kim loại

Căn cứ vào các phản ứng trên có thể suy ra kết luận nào sau đây?

A. Tính oxi hóa X+ > Y2+ > Z3+

B. Tính oxi hóa Y3+ > Y2+ > Z3+

C. Tính khử Z > Y > X

D. Tính khử Z > Y2+ > X

Câu 3: Cho lá kẽm lần lượt vào từng dung dịch muối tan sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, Mg(NO3)2, FeCl2, FeCl3, NaNO3, AgNO3 . Sau một thời gian nhấc thanh kẽm ra cân lại. Số trường hợp khối lượng lá kẽm giảm đi là:

A. 2.     B. 3    C. 4    D. 7

Câu 4: Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào sau đây ?

A. 0 < a ≤ 0,01    B. 0,01 ≤ a ≤ 0,02

C. 0,01 ≤ a < 0,01    D. a ≥ 0,02

Câu 5: Sắt tây là hợp kim của thiếc và sắt, trong đó thiếc bao phủ bên ngoài thép. Khi bề mặt bị xước sâu, có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây ?

A. Tại vị trí xước xảy ra ăn mòn điện hóa. Kim loại sắt là cực âm, bị ăn mòn điện hoá,

B. Tại vị trí xước xảy ra ăn mòn điện hóa. Kim loại sắt là cực dương, bị ăn mòn điện hóa.

C. Do thiếc đã tạo thành lớp oxit bền nên không có hiện tượng ăn mòn kim loại.

D. Củ sắt và thiếc sẽ cùng bị ăn mòn điện hoá do cả hai cùng có khả năng tác dụng vớí oxi không khí.

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp muối gồm ACO3 ; BCO3 ; R2CO3 (A, B là kim loại nhóm IIA ; R là kim loại IA) bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thu được 8,96 lít khí ở đktc. Khối lượng muối trong dung dịch thu được là

A. 63,2 gam.    B. 70,4 gam.     C. 38,4 gam.    D. 84,2 gam.

Câu 7: Điện phân 200 ml dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 xM và AgNO3 yM với cường độ dòng đíện 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta thấy khối lượng catot tăng thêm 3,44 gam. Giá trị của y là:

A. 0,1.     B. 0,02.    C. 0,04.    D. 0,05.

Câu 8: Cho 5,05 gam hỗn hợp gồm kali và một kim loại kiềm khác tác dụng hết với nước. Để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được cần dùng hết 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Biết rằng tỉ lệ về số mol của kim loại kiềm chưa biết và kali trong hỗn hợp lớn hơn “. Phần trăm khối lượng kali trong hỗn hợp là :

A, 22,6%.    B. 38,6%.    C. 77,2%.    D. 96,5%.

B. Hóa học hữu cơ

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng vừa đủ. Sau phản ứng thu được:

A. 1 muối và 1 ancol    B 1 muối và 2 ancol

C. 2 muối và 1 ancol,    D. 2 muối và 2 ancol.

Câu 10: Cho dãy các chất glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozơ. Số chấttrong dãy có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là :

A. 2    B. 3.    C. 4.    D. 5.

Câu 11: Cho dãy các chất : C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. 2.    B. 5.    C. 3.    D. 4.

Câu 12: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo ?

A. Poli(metyl metacrylat).    B. Poli (hexametylen ađipamit)

C. Poliacrilonitrin    D. Polibuta-l,3-đien

Câu 13: Khi lên men 360 gam glucozo thành ancol etylic với hiệu suất 50%, khối lượng ancol etylic thu được là:

A. 184 gam.    B. 92 gam.    C. 368 gam.    D. 46 gam.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, X mol H2O và y mol N2. Các giá trị X, y tương ứng là

A. 7 và 1,5.    B. 8 và 1,0.    C. 7 và 1,0.    D. 8 và 1,5.

Câu 15: Thủy phân hết một lượng tripeptit Ala-Gly-Ala (mạch hở), thu được hỗn hợp gồm 97,9 gam Ala ; 22,5 gam Gly ; 29,2 gam Ala-Gly và m gam Gly-Ala. Giá trị của m là

A.49,2.     B.43,8.     C. 39,6.    D. 48,0.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hổn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

A. 0,26.    B. 0,30.    C. 0,33.     D. 0,40.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: