X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12

Top 50 bài tập Đặc trưng vật lí của âm (mới nhất)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập Đặc trưng vật lí của âm Vật lý 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Vật lý 12 giúp các bạn học tốt môn Vật lý hơn.

Bài tập Đặc trưng vật lí của âm

Câu 1:

 Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M:

A. 40 lần

B. 1000 lần

C. 2 lần

D. 10000 lần

Xem lời giải »


Câu 2:

Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số r2/r1 bằng:

A. 4

B. 0,5

C. 0,25

D. 2

Xem lời giải »


Câu 3:

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Biên độ dao động của sóng âm càng lớn thì âm càng cao.

B. Sóng âm là một sóng cơ.

C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền âm.

D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Xem lời giải »


Câu 4:

Sóng âm không truyền được trong:

A. thép

B. không khí

C. chân không

D. nước

Xem lời giải »


Câu 5:

Tại O có một nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất không đổi. Một người đi bộ từ A đến C theo 1 đường thẳng và lắng nghe âm thanh từ nguồn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng

A. AC/2

B. AC/3

C. AC/3

D. AC/2

Xem lời giải »


Câu 6:

Nguồn âm điểm phát ra âm với công suất P thì mức cường độ âm tại điểm M cách nguồn một khoảng r là L. Nếu công suất của nguồn âm là 10P thì mức cường độ âm tại M là

A. L – 1 dB

B. L+1B

C. L-1B

D. L+1dB

Xem lời giải »


Câu 7:

Hai nguồn âm giống nhau được đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng AB = L = 2 m, phát cùng một âm đơn, cùng tần số 1500 Hz. Vận tốc truyền âm trong không khí là v = 340 m/s. Gọi I là trung điểm của AB, điểm O trên đường trung trực AB sao cho D = OI = 45 m. Từ O vẽ đường Ox song song với AB. Xác định khoảng cách của hai điểm gần nhau nhất trên Ox mà nghe thấy âm nhỏ nhất. Giả thiết λ << L; L << d.

A. 11,33 m

B. 7,83 m

C. 5,1 m

D. 5,67 m

Xem lời giải »


Câu 8:

Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 9 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. M là một điểm thuộc OA sao cho OM = OA/5. Để M có mức cường độ âm là 40 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt tại O bằng

A. 4

B. 36

C. 10

D. 30

Xem lời giải »


Câu 9:

Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một nguồn phát âm có công suất không đổi, khi chạm đất tại B nguồn âm đứng yên luôn. Tại C, ở khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB), có một máy M đo mức cường độ âm, C cách AB là 12 m. Biết khoảng thời gian từ khi thả nguồn đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm cực đại, lớn hơn 1,528 s so với khoảng thời gian từ đó đến khi máy M thu được âm không đổi; đồng thời hiệu hai khoảng cách tương ứng này là 11 m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Hiệu giữa mức cường độ âm cuối cùng và đầu tiên xấp xỉ:

A. 4,68 dB

B. 3,74 dB

C. 3,26 dB

D. 6,72 dB

Xem lời giải »


Câu 10:

Khi cường độ âm tăng lên 10n lần, thì mức cường độ âm sẽ:

A. Tăng thêm 10n dB.

B. Tăng lên 10n lần.

C. Tăng thêm 10^n dB

D. Tăng lên n lần.

Xem lời giải »


Câu 11:

Một nguồn phát âm coi là nguồn điểm phát âm đều theo mọi phương. Mức cường độ âm tại điểm M lúc đầu là 80 dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 20% thì mức cường độ âm tại M là bao nhiêu?

A. 95 dB

B. 125 dB

C. 80,8 dB

D. 62,5 dB

Xem lời giải »


Câu 12:

Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là:

A. 500 Hz

B. 2000 Hz

C. 1000 Hz

D. 1500 Hz

Xem lời giải »


Câu 13:

Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm và phản xạ âm, phát ra âm với công suất không đổi. Trên tia Ox theo thứ tự có ba điểm A, B, C sao cho OC = 4OA. Biết mức cường độ âm tại B là 2 B, tổng mức cường độ âm tại A và C là 4 B. Nếu AB = 20 m thì:

A BC=40 m

B. BC=80 m

C. BC=30 m

D. BC=20 m

Xem lời giải »


Câu 14:

Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là 90 dB và 40 dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn gấp bao nhiêu lần so với cường độ âm tại B?

A. 2,25 lần

B. 3600 lần

C. 1000 lần

D. 100000 lần

Xem lời giải »


Câu 15:

Một phòng hát karaoke có diện tích 20 m^2, cao 4 m (với điều kiện hai lần chiều rộng BC và chiều dài AB chênh nhau không quá 2 m để phòng trông cân đối) với dàn âm gồm bốn loa như nhau có công suất lớn, hai cái đặt ở góc A, B của phòng, hai cái treo trên góc trần A′, B′. Đồng thời còn có một màn hình lớn được gắn trên tường ABB’A’ để người hát ngồi tại trung điểm M của CD có được cảm giác sống động nhất.

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Bỏ qua kích thước của người và loa, coi rằng loa phát âm đẳng hướng và tường hấp thụ âm tốt. Hỏi có thể thiết kế phòng để người hát chịu được loa có công suất lớn nhất là bao nhiêu?

A. 842 W

B. 535 W

C. 723 W

D. 796 W

Xem lời giải »


Câu 16:

Cường độ âm được đo bằng:

A. oát trên mét vuông.

B. oát.

C. niutơn trên mét vuông.

D. niutơn trên mét.

Xem lời giải »


Câu 1:

Sóng âm là

A. Sóng cơ học truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí, chân không 

B. Sóng cơ học truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí 

C. Sóng ngang truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí 

D. Sóng dọc truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí 

Xem lời giải »


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng âm

A. Là sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không 

B. Sóng âm trong môi trường lỏng, rắn là sóng ngang 

C. Sóng âm không truyền được trong chân không 

D. Sóng âm trong môi trường lỏng là sóng ngang 

Xem lời giải »


Câu 3:

Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sóng âm

A. Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí 

B. Trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí sóng âm luôn là sóng dọc 

C. Trong chất rắn sóng âm có cả sóng dọc và sóng ngang 

D. Âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz 

Xem lời giải »


Câu 4:

Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sóng âm

A. Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí 

B. Hạ âm là âm có tần số dưới 2000Hz 

C. Trong chất rắn sóng âm có cả sóng dọc và sóng ngang 

D. Âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz 

Xem lời giải »


Câu 5:

Âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng:

A. 16Hz đến 2.104Hz 

B. 16Hz đến 20MHz 

C. 16Hz đến 200KHz 

D. 16Hz đến 2KHz 

Xem lời giải »


Câu 6:

Con người có thể nghe được âm có tần số

A. trên 20kHz. 

B. từ 16MHz đến 20MHz. 

C. dưới 16Hz. 

D. từ 16Hz đến 20kHz.

Xem lời giải »


Câu 7:

Vận tốc truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?

A. Nước nguyên chất. 

B. Kim loại. 

C. Khí hiđrô. 

D. Không khí. 

Xem lời giải »


Câu 8:

Sắp xếp vận tốc truyền âm trong các môi trường sau theo thứ tự tăng dần

(1) Nước nguyên chất

(2) Kim loại

(3) Khí hiđrô

A. (1), (2), (3) 

B. (2), (3), (1) 

C. (3), (1), (2) 

D. (2), (1), (3) 

Xem lời giải »


Câu 9:

Chọn câu sai

A. Ngưỡng nghe của tai phụ thuộc vào tần số của âm 

B. Tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ 

C. Sóng âm và sóng cơ có cùng bản chất vật lý 

D. Sóng âm truyền trên bề mặt vật rắn là sóng dọc 

Xem lời giải »


Câu 10:

Các đặc trưng vật lý của âm:

A. Tần số và cường độ âm. 

B. Cường độ âm và âm sắc. 

C. Đồ thị dao động và độ cao. 

D. Độ to và mức cường độ âm.

Xem lời giải »


Câu 11:

Đặc trưng vật lí nào của âm liên quan đến độ cao của âm?

A. Tần số âm 

B. Cường độ âm 

C. Mức cường độ âm 

D. Đồ thị âm 

Xem lời giải »


Câu 12:

một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I, biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức:

A. LdB=lgII0

B. LdB=lgI0I

C. LdB=10lgI0I

D. LdB=10lgII0 

Xem lời giải »


Câu 1:

Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là:

A. Âm thanh.

B. Nhạc âm. 

C. Hạ âm. 

D. Siêu âm. 

Xem lời giải »


Câu 2:

Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là

A. âm mà tai người nghe được 

B. nhạc âm 

C. hạ âm 

D. siêu âm 

Xem lời giải »


Câu 3:

Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây:

A. Sóng cơ học có chu kì 2μs

B. Sóng cơ học có chu kì 2 ms

C. Sóng cơ học có tần số 30 kHz

D. Sóng cơ học có tần số 10 Hz. 

Xem lời giải »


Câu 4:

Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào?

A. Sóng cơ học có tần số 30kHz 

B. Sóng cơ học có chu kì 2,0μs

C. Sóng cơ học có chu kì 2,0ms 

D. Sóng cơ học có tần số 10Hz 

Xem lời giải »


Câu 5:

Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây:

A. Sóng cơ học có chu kì 16μs

B. Sóng cơ học có chu kì 8ms 

C. Sóng cơ học có tần số 20MHz 

D. Sóng cơ học có tần số 10mHz 

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước, bước sóng và tần số của âm thanh có thay đổi không?

A. Bước sóng thay đổi, nhưng tần số không thay đổi. 

B. Bước sóng và tần số cùng không thay đổi. 

C. Bước sóng không thay đổi còn tần số thay đổi. 

D. Bước sóng thay đổi và tần số cũng thay đổi.

Xem lời giải »


Câu 7:

Khi đi vào một ngõ hẹp, ta nghe tiếng bước chân vọng lại đó là do hiện tượng

A. Khúc xạ sóng 

B. Phản xạ sóng 

C. Nhiễu xạ sóng 

D. Giao thoa sóng 

Xem lời giải »


Câu 8:

Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào các yếu tố

A. Cường độ âm, độ to của âm 

B. Tính đàn hồi, mật độ môi trường và nhiệt độ của môi trường 

C. Tần số âm và nhiệt độ môi trường 

D. Tần số âm và cường to của âm 

Xem lời giải »


Câu 9:

Tốc độ truyền âm 

A. Phụ thuộc vào cường độ âm. 

B. Phụ thuộc vào độ to của âm. 

C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. 

D. Phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường. 

Xem lời giải »


Câu 10:

Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 của cùng 1 dây đàn phát ra thì

A. Họa âm bậc 2 có cường độ lớn gấp 2 lần cường độ âm cơ bản 

B. Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản 

C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2 

D. Vận tốc truyền âm cơ bản gấp đôi vận tốc truyền họa âm bậc 2 

Xem lời giải »


Câu 11:

Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 4 của cùng 1 dây đàn phát ra thì:

A. Họa âm bậc 4 có cường độ lớn gấp 4 lần cường độ âm cơ bản 

B. Tần số họa âm bậc 4 lớn gấp 4 lần tần số âm cơ bản 

C. Tần số âm cơ bản lớn gấp 4 tần số họa âm bậc 4 

D. Vận tốc truyền âm cơ bản gấp 4 vận tốc truyền họa âm bậc 4 

Xem lời giải »


Câu 12:

Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 105W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là 1012W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:

A. 70B 

B. 0,7dB 

C. 0,7B 

D. 70dB 

Xem lời giải »


Câu 13:

Một dây đàn dài 15cm, khi gảy phát ra âm cơ bản với tốc độ truyền sóng trên dây là 300m/s. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Bước sóng của âm phát ra trong không khí là:

A. 0,5m 

B. 1,24m 

C. 0,34m 

D. 0,68m 

Xem lời giải »


Câu 1:

Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:

A. 40 dB 

B. 34 dB 

C. 26 dB 

D. 17 dB 

Xem lời giải »


Câu 2:

Một người đứng cách một bức tường 500 m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165 m. Người và súng cùng trên đường thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330 m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là:

A. 13s

B. 16s

C. 1s 

D. 43s 

Xem lời giải »


Câu 3:

Một người đứng cách một bức tường 30 m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165 m. Người và súng cùng trên đường thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330 m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là:

A. 13s

B. 311s

C. 111s

D. 211s 

Xem lời giải »


Câu 4:

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt 4 nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn d có mức cường độ âm là 60dB. Nếu tại điểm C cách B một đoạn 2d/3 đặt 6 nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

A. 58,42dB 

B. 65,28dB 

C. 54,72dB 

D. 61,76dB 

Xem lời giải »


Câu 5:

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt 6 nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn d có mức cường độ âm là 60dB. Nếu tại điểm C cách B một đoạn d3 đặt 9 nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

A. 71,3dB 

B. 48,7dB 

C. 67,8dB 

D. 52,2dB 

Xem lời giải »


Câu 6:

Hai điểm nằm cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm cách nhau một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là LM=30dBLN=10dB. Biết nguồn âm đẳng hướng. Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức cường độ âm tại N là:

A. 12dB 

B. 11dB 

C. 9dB 

D. 7dB 

Xem lời giải »


Câu 7:

Người ta có nhiều nguồn âm điểm giống hệt nhau và cùng công suất. Ban đầu tại điểm O đặt 2 nguồn âm. Điểm A cách O một khoảng d có thể thay đổi được. Trên tia vuông góc với OA tại A, lấy điểm B cách A khoảng 6cm. Điểm M nằm trong đoạn AB sao cho AM=4,5cm và góc MOB có giá trị lớn nhất, lúc này mức cường độ âm tại A là LA=40dB. Cần phải đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn nữa để mức cường độ âm tại M là 50dB.

A. 35 

B. 32 

C. 34 

D. 33 

Xem lời giải »


Câu 8:

Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi-ô đã dùng một ống gang dài 951,25m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một tiếng truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang, hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là

A. 180m/s. 

B. 3194m/s. 

C. 1452m/s. 

D. 2365m/s. 

Xem lời giải »


Câu 9:

Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là

A. 26dB 

B. 17dB 

C. 34dB 

D. 40dB 

Xem lời giải »


Câu 10:

Tại một điểm trong không gian nghe được đồng thời hai âm cùng tần số: Âm truyền tới thứ nhất có mức cường độ 70 dB, âm truyền tới thứ hai có mức cường độ 60 dB. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó là

A. 70,41 dB 

B. 69,54 dB 

C. 130 dB 

D. 70,14 dB 

Xem lời giải »


Câu 11:

Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm trong một nhà máy phải giữ sao cho không vượt quá 85 dB. Biết cường độ âm chuẩn là 1012 W/m2. Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định là:

A. 3,16.104W/m2

B. 8,5.1012W/m2

C. 3,16.1021W/m2

D. 0,5.104W/m2 

Xem lời giải »


Câu 12:

Một xưởng cơ khí có đặt các máy giống nhau, mỗi máy khi chạy phát ra âm có mức cường độ âm 80 dB. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm của xưởng không được vượt quá 90 dB. Có thể bố trí nhiều nhất là bao nhiêu máy như thế trong xưởng.

A. 20 máy 

B. 5 máy 

C. 10 máy 

D. 15 máy 

Xem lời giải »


Câu 13:

Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường độ âm chuẩn. Cường độ âm chuẩn gần nhất với giá trị nào sau đây:

Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường độ âm chuẩn. Cường độ âm chuẩn (ảnh 1)

A. 0,31a 

B. 0,35a 

C. 0,37a 

D. 0,39a 

Xem lời giải »


Câu 14:

Tại một vị trí, nếu cường độ âm là I thì mức cường độ âm là L, nếu cường độ âm tăng lên 1000 lần thì mức cường độ âm tăng lên bao nhiêu?

A. 1000dB 

B. 30dB 

C. 30B 

D. 1000B 

Xem lời giải »


Câu 15:

Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là LA=80dBLB=50dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn hơn cường độ âm tại B là:

A. 30 lần 

B. 1000 lần 

C. 1,6 lần 

D. 900 lần 

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập Vật lý 12 có lời giải hay khác: