X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12

Top 50 bài tập Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (mới nhất)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập Mạch có R, L, C mắc nối tiếp Vật lý 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Vật lý 12 giúp các bạn học tốt môn Vật lý hơn.

Bài tập Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

Câu 1:

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp, biết cảm kháng đang lớn hơn dung kháng. Nếu tăng nhẹ tần số dòng điện thì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp là:

A. tăng.

B. giảm.

C. đổi dấu nhưng không đổi độ lớn.

D. không đổi.

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho một đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc giữa hai đầu điện trở thuần chỉ 20 V, giữa hai đầu cuộn cảm thuần chỉ 55 V và giữa hai đầu tụ điện chỉ 40 V. Nếu mắc vôn kế giữa hai đầu đoạn mạch trên thì vôn kế sẽ chỉ:

A. 115 V

B. 45 V

C. 25 V

D. 70 V

Xem lời giải »


Câu 3:

Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R = 20 Ω. Mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 402 cos100πt (V) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm UL = 32 V. Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 0,0012 H

B. 0,012 H

C. 0,17 H

D. 0,085 H

Xem lời giải »


Câu 4:

Đặt vào hai đầu một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + π/6) (V) thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + π/3) (A). Đọan mạch này có

A. ZC-ZL=R3

B. ZC-ZL=R3

C. ZL-ZC=R3

D. ZL-ZC=R3

Xem lời giải »


Câu 5:

Điện áp giữa hai đầu của một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng đối với đoạn mạch này:

A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.

B. Tổng trở của đoạn mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.

C. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai bản tụ điện.

D. Điện trở thuần của đoạn mạch bằng hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Nếu đặt vào hai đầu một mạch điện chưa một điện trở thuần và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u=1002cos(ωt+π4)  V thì điện áp hai đầu điện trở thuần có biểu thức uR = 100cos(ωt). Biểu thức của điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là:

A. uL=100cos(ωt+π4) V.

B. uL=100cos(ωt+π2) V.

C. uL=1002cos(ωt+π2) V.

D. uL=1002cos(ωt+π4) V.

Xem lời giải »


Câu 7:

Mắc đoạn mạch gồm biến trở R và một cuộn cảm thuần có L = 3,2 mH và một tự có điện dung C=2µF mắc nối tiếp vào điện áp xoay chiều. Để tổng trở của mạch là Z = ZL + ZC thì điện trở R phải có giá trị bằng

A. 80 Ω

B. 40 Ω

C. 60 Ω

D. 100 Ω

Xem lời giải »


Câu 8:

Một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, được nối với hai cực của nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Thay đổi tần số góc của nguồn điện người ta nhận thấy khi nó có giá trị là ω1 hoặc ω2 (ω1  ω2) thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch bằng nhau. Tần số góc của nguồn điện gây ra hiện tượng cộng hưởng trong mạch là

A. ω=ω1+ω22.

B. ω=ω12+ω22.

C. ω=ω1ω2.

D. ω=ω1ω2ω1+ω2.

Xem lời giải »


Câu 9:

Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp được mắc vào mạng điện có tần số f1 thì đoạn mạch có cảm kháng là 36 Ω và dung kháng là 144 Ω . Nếu mạng điện có tần số f2 = 120 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Giá trị của tần số f1

A. 85 Hz.

B. 100 Hz.

C. 60 Hz.

D. 50 Hz.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho mạch điện có R, L, C mắc nối tiếp, C= 10-3/π F. Biết uC=502cos(100πt-3π4) VBiểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

A. i=52cos(100πt+3π4) A

B. i=52cos(100πt-3π4) A

C. i=52cos100πt A

B. i=52cos(100πt-π4) A

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho mạch điện có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 40Ω, ZL = ZC = 40Ω. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức là u=2402 cos(100πt) (V). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. i=62cos100πt A

B. i=62cos(100πt+π3) A

C. i=32cos(100πt) A

D. i=62cos(100πt+π2) A

Xem lời giải »


Câu 12:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + π/4). Đoạn mạch điện có

A. ZL-ZC=R2

B. ZL-ZC=R

C. ZC-ZL=R

D. ZL-ZC=R3

Xem lời giải »


Câu 13:

Mạch điện có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 12π (H). Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đạon mạch có biểu thức u = U√2cos(2πft), trong đó U không đổi và f thay đổi được. Khi tần số f1 = 50 Hz hoặc f2 = 300 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch có cùng một giá trị hiệu dụng. Điện dung C của tụ điện là

A. 10-45π F.

B. 3.10-64π F.

C. 10-43π F.

D. 10-42π F.

Xem lời giải »


Câu 14:

 Một mạch điện gồm R = 10 Ω, cuộn cảm thuần có L = 0,1/π (H) và tụ điện có điện dung C=10-32π(F) mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch có biểu thức i=52cos(100πt+3π4) AĐiện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức là

A. u=20cos(100πt+π2) V.

B. u=20cos(100πt+π4) V.

C. u=20cos(100πt) V.

D. u=20cos(100πt-0,4) V.

Xem lời giải »


Câu 15:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 1352 cos100πt (V). Cường độ dòng điện chạy trong mạch có biểu thức i = 3cos(100πt  π/4) (A). Điện trở của mạch điện có giá trị bằng:

A. 45 Ω

B. 452 Ω

C. 22,5 Ω

D. 22,53 Ω

Xem lời giải »


Câu 16:

Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + φ) (V) vào hai đầu một đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp (L là cuộn cảm thuần). Biết C = 10-4/π (F); R không thay đổi, L thay đổi được. Khi L = L1 = 2/π (H) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là i = I12cos(100πt  π/12) (A). Khi L = L2 = 4/π (H) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là i = I22cos(100πt  π/4) (A). Điện trở R có giá trị là:

A. 100 Ω

B. 1002 Ω

C. 200 Ω

D. 1003 Ω

Xem lời giải »


Câu 17:

Lần lượt mắc điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C vào điện áp xoay chiều u = U0cosωt thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua chúng lần lượt là 4 A; 6 A; 2 A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là

A. 12 A.

B. 2,4 A.

C. 4 A.

D. 6 A.

Xem lời giải »


Câu 18:

Một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm L và điện trở thuần R không thay đổi. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = U0cosωt (V) với U0, ω không đổi. Khi tụ điện có dung kháng 74 Ω hoặc 46 Ω thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua R có giá trị bằng nhau. Để cường độ dòng điện hiệu dụng qua R đạt cực đại thì dung kháng của tụ điện phải có giá trị:

A. 40 Ω

B. 50 Ω

C. 60 Ω

D. 70 Ω

Xem lời giải »


Câu 19:

Một đoạn mạch gồm R mắc nối tiếp với một cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 2002cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai đầu cuộn dây lần lượt là 60 V và 160 V. Dòng điện chạy qua mạch có cường độ hiệu dụng là 3 A. Điện trở thuần và độ tự cảm của cuộn dây là:

A. 40 Ω và 0,21 H

B. 30 Ω và 0,14 H

C. 30 Ω và 0,28 H

D. 40 Ω và 0,14 H

Xem lời giải »


Câu 20:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp nột điện áp xoay chiều u = U0cosωt (V) . Kí hiệu UR, UL, UC tương ứng là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Nếu UL = 2UC = 23UR thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch:

A. tr pha π/3 so vi đin áp  hai đu đon mch.

B. sm pha π/3 so vi đin áp  hai đu đon mch

C. sm pha π/4 so vi đin áp  hai đu đon mch.

D. tr pha π/4 so vi đin áp  hai đu đon mch.

Xem lời giải »


Câu 21:

Đặt một điện áp xoay chiều u = 1002 cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π H và tụ điện có điện dung C = 2.10-4/π F. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua đoạn mạch là:

A. 22 A

B. 1 A

C. 2 A

D. 2 A

Xem lời giải »


Câu 22:

Đặt điện áp u = 120cos(100π + π/3) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 30Ω thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 60V. Dòng điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức là:

A. i=22cos(100πt+π4) A

B. i=22cos(100πt+π12) A

C. i=23cos(100πt+π6) A

D. i=22cos(100πt-π4) A

Xem lời giải »


Câu 23:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, với cuộn dây thuần cảm, một điện áp u = 2002 cos(100πt - π/4). Biết R = 100Ω, L = 2π H, C = 110π µF. Biểu thức cường độ trong mạch là

A. i=2cos(100πt-π2) A.

B. i=2cos(100πt-π2) A.

C. i=2cos(100πt-45,8) A.

D. i=1,32cos(100πt-1,9) A.

Xem lời giải »


Câu 24:

Đặt điện áp u = 1202 cos(100πt - π/6)V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L = 8/(7π)H và tụ C mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu cuộn cảm lúc này là uL = 1752 cos(100πt + π/12)V. Giá trị của điện trở R là

A. 90 Ω.

B. 30 Ω.

C. 55,4 Ω.

D. 60,4 Ω.

Xem lời giải »


Câu 25:

Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn dây thuần cảm L = 1/π H, tụ điện C = 10-4/(2π) F. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 2002 cos(100πt - π/2) V. Biểu thức điện áp hai đầu cuộn cảm uL

A. uL=200cos(100πt+π4) V

B. uL=200cos(100πt+3π4) V

C. uL=100cos(100πt+π4) V

D. uL=100cos(100πt+3π4) V

Xem lời giải »


Câu 26:

Đặt điện áp u = 120cos(100π + π/3)V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 30Ω thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 60V. Dòng điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức là:

A. i=22cos(100πt+π4) A

B. i=22cos(100πt+π12) A

C. i=23cos(100πt+π6) A

D. i=22cos(100πt-π4) A

Xem lời giải »


Câu 27:

Một đoạn mạch gồm có điện trở thuần R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π H và tụ điện có điện dung C = 2.10-4/π F mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 2002 cos(100πt) V. Điện áp tức thời hai đầu tụ điện là

A. uC=1002cos(100πt-3π4) V.

B. uC=200cos(100πt-3π4) V.

C. uC=200cos(100πt-π4) V.

D. uC=1002cos(100πt+π4) V.

Xem lời giải »


Câu 28:

Đặt điện áp u = 802 cos(100πt - π/4) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 203 Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung đến giá trị C = C0 để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại và bằng 160 V. Giữ nguyên giá trị C = C0, biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A. i=2cos(100πt+π6) A.

B. i=22cos(100πt+π6) A.

C. i=22cos(100πt-π12) A.

D. i=2cos(100πt-π12) A.

Xem lời giải »


Câu 29:

Đặt một điện áp xoay chiều tần số f = 50 Hz và giá trị hiệu dụng U = 80 V vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,6/π H tụ điện có điện dung C = 10-4/π F và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80 W. Giá trị của điện trở thuần R là

A. 20Ω.

B. 80Ω.

C. 30Ω.

D. 40Ω.

Xem lời giải »


Câu 1:

Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp với u và i là điện áp và cường độ dòng điện tức thời. Chọn phát biểu đúng:

A. u và i luôn luôn biến thiên cùng tần số

B. u và i luôn luôn cùng pha

C. u luôn luôn sớm pha hơn i là π2

D. u luôn chậm pha hơn i góc π2

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp với u và i là điện áp và cường độ dòng điện tức thời. Chọn phát biểu sai:

A. u và i luôn luôn biến thiên cùng tần số

B. u trễ pha hơn i khi cảm kháng nhỏ hơn dung kháng

C. u sớm pha hơn i khi cảm kháng lớn hơn dung kháng

D. u, i chỉ cùng pha khi cảm kháng bằng dung kháng và điện trở

Xem lời giải »


Câu 3:

Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì:

A. Độ lệch pha của uR và u là π2

B. Pha của uL nhanh hơn pha của i một góc π2

C. Pha của uC nhanh hơn pha của i một góc π2

D. Pha của uR nhanh hơn pha của i một góc π2

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có điện áp u=U0cosωt+φV. Góc lệch pha giữa u và i không phụ thuộc vào:

A. Tần số góc ω

B. Pha ban đầu φu

C. Độ tự cảm L 

D. Điện dung C 

Xem lời giải »


Câu 5:

Trong mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có phương trình điện áp u=U0cosωt+φV. Góc lệch pha giữa u và i phụ thuộc vào:

A. Tần số góc, độ tự cảm, điện dung, điện trở của mạch. 

B. Tần số góc, pha ban đầu của điện áp. 

C. Pha ban đầu của điện áp. 

D. Pha ban đầu của điện áp, độ tự cảm, điện dung và điện trở của mạch. 

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp ω là tần số góc, Z là tổng trở của đoạn mạch. Chọn hệ thức đúng:

A. Z=R2+2πfL12πfC2

BZ=R2+ωC1ωL2

CZ=R2+12πfC+2πfL2

D. Z=R+ωL+1ωC 

Xem lời giải »


Câu 7:

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì:

A. Điện trở giảm 

B. Dung kháng giảm  

C. Điện trở tăng 

D. Cảm kháng giảm 

Xem lời giải »


Câu 8:

Mạch điện xoay chiều có điện trở R, cảm kháng ZL và dung kháng ZC. Công thức tính góc lệch pha giữa u và i là:

A. tanφ=ZLZCR

B. tanφ=RZCZL

C. tanφ=ZL+ZCR

D. tanφ=RZ 

Xem lời giải »


Câu 9:

Trong đoạn mạch AB có ba phần tử R, L, C không phân nhánh, gọi uAB,uR,uL,uC lần lượt là các điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch, điện trở R, cuộn dây thuần cảm và tụ điện, I là dòng điện qua đoạn mạch. Chọn phát biểu đúng:

A. Độ lệch pha giữa uL và uAB là π2

B. uL sớm pha hơn uR là π2

C. uC sớm pha hơn i là π2

D. uC chậm pha hơn uAB là π2 

Xem lời giải »


Câu 10:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

A. Lệch pha so với cường độ dòng điện trong mạch 

B. Trễ pha so với dòng điện trong mạch 

C. Cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch 

D. Sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch 

Xem lời giải »


Câu 1:

Mắc mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp vào điện áp u=U0cos100πt+π2V thì dòng điện qua mạch là i=I0cos100πt+π6A. Kết luận nào sau đây đúng:

A. ZL<ZC

B. ZL=ZC

C. ZL>ZC

D. ZL<R 

Xem lời giải »


Câu 2:

Một mạch điện xoay chiều nối tiếp có R=60Ω;L=0,2πH;C=104πF mắc vào mạch điện xoay chiều có chu kì 0,02s. Tổng trở của đoạn mạch là:

A. 180Ω

B. 140Ω

C. 100Ω

D. 80Ω 

Xem lời giải »


Câu 3:

Đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện tức thời i chạy qua mạch 45°. Chọn kết luận đúng:

A. R=ZLZC

B. R=ZL>ZC

C. R=ZCZL

D. R=ZC>ZL 

Xem lời giải »


Câu 4:

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Biết điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chạm pha hơn cường độ dòng điện tức thời là 60°R=103;ZL=50Ω. Dung kháng của tụ có giá trị là:

A. ZC=603Ω

B. ZC=403Ω

C. ZC=20Ω

D. ZC=80Ω 

Xem lời giải »


Câu 5:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u=U0cosωtV. Kí hiệu UR,UL,UC tương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C. Khi 23UR3=2UL=UC thì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. Trễ pha π6

B. Sớm pha π3

C. Trễ pha π3 

D. Sớm pha π6 

Xem lời giải »


Câu 6:

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm R=60Ω, cuộn cảm thuần L=0,2πH và C=1038πF mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u=100cos100πtV. Tìm độ lệch pha giữa điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch?

A. π4

B. -π4

C. π6

D. -π6 

Xem lời giải »


Câu 7:

Một mạch điện gồm R=60Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=0,4πH và tụ điện có điện dung C=104πF mắc nối tiếp, biết f=50Hz. Tính tổng trở trong mạch và độ lệch pha giữa u và i?

A. 60Ω;π4rad

B. 602Ω;π4rad 

C. 602Ω;π4rad

D. 60Ω;π4rad 

Xem lời giải »


Câu 8:

Đặt điện áp u=200cos100πtV vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 100Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là:

A. 22A

B. 2A

C. 2A

D. 1A 

Xem lời giải »


Câu 9:

Đặt điện áp xoay chiều u=200cos100πtV vào hai đầu một đoạn mạch không phân nhánh. Đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, với R=ZC=100Ω. Cường độ dòng điện qua mạch là:

A. i=2cos100πt+π4A

B. i=22cos100πt+π6A

C. i=23cos100πtπ6A

D. i=22cos100πtπ6A 

Xem lời giải »


Câu 10:

Mạch điện nói tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi và tụ điện C. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi UL cực đại, cảm kháng ZL có giá trị là:

A. ZL=R2+ZC2ZC

B. ZL=R+ZC

C. ZL=R2+ZC2ZC

D. ZL=R2+ZC2R 

Xem lời giải »


Câu 11:

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Điện áp hai đầu là U ổn định, tần số f. Thay đổi L để UL cực đại, giá trị cực đại của UL là:

A. ULmax=UR2+ZC22R

B. ULmax=UR2+ZC2R

C. ULmax=UR2+ZC2ZC

D. ULmax=UR2+ZC22ZC 

Xem lời giải »


Câu 12:

Đặt vào hai đầu một điện trở thuần một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị cực đại U0 công suất tiêu thụ trên R là P. Khi đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế không đổi có giá trị U0 thì công suất tiêu thụ trên R là:

A. P

B. 2P

C. 2P

D. 4

Xem lời giải »


Câu 13:

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi UC cực đại, dung kháng ZC có giá trị là:

A. ZC=R2+ZL2ZL

B. ZC=R+ZL

C. ZC=R2+ZL2ZL

D. ZC=R2+ZL2R 

Xem lời giải »


Câu 14:

Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Thay đổi C để UC cực đại, giá trị cực đại của UC là:

A. UCmax=UR2+ZL22R

B. UCmax=UR2+ZL2R

C. UCmax=UR2+ZL2ZL

D. UCmax=UR2+ZL22R 

Xem lời giải »


Câu 15:

Mạch RLC có R thay đổi được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số không đổi, R bằng bao nhiêu thì mạch đạt công suất cực đại? (không có hiện tượng cộng hưởng xảy ra)

A. R=ZLZC

B. ZL=2ZC

C. ZL=R

D. ZC=R 

Xem lời giải »


Câu 1:

Mạch nối tiếp gồm ampe kế, C=63,6μF,L=0,318H rồi mắc vào mạng điện xoay chiều 220V50Hz. Số chỉ ampe kế là:

A. 2,2A 

B. 4,4A 

C. 1,1A 

D. 8,8A 

Xem lời giải »


Câu 2:

Điện áp của mạch điện xoay chiều là u=1002cos100πt+π2V và cường độ dòng điện qua mạch là i=52cos100πt+π3A. Trong mạch điện có thể có:

A. Chỉ chứa L 

B. Chỉ chứa C và R

C. Chỉ chứa L và C 

D. Chỉ chứa L và R 

Xem lời giải »


Câu 3:

Một mạch điện xoay chiều gồm R và L nối tiếp. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch u=1002cos100πt+π2V và cường độ dòng điện qua mạch là i=5cos100πt+π4A. Giá trị của R và L là:

A. R=20Ω;L=110πH

B. R=20Ω;L=15πH

C. R=10Ω;L=110πH

D. R=10Ω;L=15πH 

Xem lời giải »


Câu 4:

Đoạn mạch RLC nối tiếp R=40Ω;L=0,4πHC=103πF. Cho tần số dòng điện là 50Hz và điện áp hiệu dụng ở hai đầu R là 80V. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là:

A. 100V 

B. 150V 

C. 200V 

D. 50V 

Xem lời giải »


Câu 5:

Mạch điện như hình vẽ, các vôn kế: V1 chỉ 75V, V2 chỉ 125V, uMP=1002cos100πtV. Cuộn cảm có điện trở. Cho RA=0,RV1=RV2=. Biểu thức điện áp uMN là:

A. uMN=1252cos100πt+π2V

B. uMN=752cos100πt+2π3V

C. uMN=752cos100πt+π2V

D. uMN=1252cos100πt+π3V 

Xem lời giải »


Câu 6:

Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện của đoạn mạch là:

A. Sớm pha π3

B. Sớm pha π6

C. Trễ pha π3

D. Trễ pha π6 

Xem lời giải »


Câu 7:

Đặt điện áp u=2202cos100πtV vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 20Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,8πH và tụ điện có điện dung 1036πF mắc nối tiếp. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở bằng 1103V thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn là:

A. 440V

B. 330V

C. 3303V

D. 4403V 

Xem lời giải »


Câu 8:

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng gấp đôi dung kháng. Dùng vôn kế xoay chiều (điện trở rất lớn) đo điện áp giữa hai đầu tụ điện và điện áp giữa hai đầu điện trở thì số chỉ của vôn kế là như nhau. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:

A. π4

B. π6

C. π3

D. -π3 

Xem lời giải »


Câu 9:

Đặt điện áp u=1202cos100πtV vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở 150Ω, tụ điện có điện dung 200πμF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2πH. Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:

A. i=1,8cos100πt+π4A

B. i=1,8cos100πtπ4A

C. i=0,8cos100πt+π4A

D. i=0,8cos100πtπ4A 

Xem lời giải »


Câu 10:

Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện trong mạch và điện áp hai đầu mạch là π3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng 3 lần điện áp hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là:

A. π3

B. π2

C. π4

D. π6 

Xem lời giải »


Câu 11:

Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R=30Ω mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 120V. Dòng điện trong mạch lệch pha π6 so với điện áp hai đầu đoạn mạch và lệch pha π3 so với điện áp hai đầu cuộn dây. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch bằng:

A. 33A

B. 3A 

C. 4A

D. 2A

Xem lời giải »


Câu 12:

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn cảm thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm A và N là 400V và điện áp hiệu dụng giữa hai điểm M và B là 300V. Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 90°. Điện áp hiệu dụng trên R là: 

A. 240V 

B. 120V 

C. 500V 

D. 180V 

Xem lời giải »


Câu 13:

Đoạn mạch AC có điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. B là một điểm trên AC với uAB=sin100πtV;uBC=3sin100πtπ2V. Tính biểu thức hiệu điện thế uAC

A. uAC=22sin100πtV

B. uAC=2sin100πt+π3V

C. uAC=2sin100πt+π3V

D. uAC=2sin100πtπ3V 

Xem lời giải »


Câu 14:

Một đoạn mạch gồm tụ C=104πF  và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=2πH mắc nối tiếp. Điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là uL=1002cos100πt+π3V. Điện áp tức thời ở hai đầu tụ có biểu thức như thế nào:

A. uC=502cos100πt2π3V

B. uC=50cos100πtπ6V

C. uC=502cos100πt+π6V

D. uC=1002cos100πt+π3V 

Xem lời giải »


Câu 15:

Một mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn lần lượt đo hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây và hai đầu đoạn mạch thì số chỉ lần lượt là 50V,302V,80V. Biết điện áp tức thời trên cuộn dây sớm pha hơn dòng điện một góc π4. Điện áp hiệu dụng trên tụ là:

A. 30V

B. 302V

C. 60V

D. 20Ω

Xem lời giải »


Câu 1:

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u=U0cosωtV trong đó U0,ω không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Tại thời điểm t1, điện áp tức thời ở hai đầu RLC lần lượt là uR=50V,uL=30V,uC=180V. Tại thời điểm t2 các giá trị trên tương ứng là uR=100V,uL=uC=0V. Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch là:

A. 1003V

B. 200V

C. 5010V

D. 100V 

Xem lời giải »


Câu 2:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết R=10Ω, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L=110πH, tụ điện có điện dung C=1032πH và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là uL=202cos100πt+π4V. Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. u=40cos100πt+π4V

B. u=40cos100πtπ2V

C. u=402cos100πt+π4V

D. u=402cos100πtπ2V 

Xem lời giải »


Câu 3:

Đặt điện áp u=U0cos100πtV (t tính bằng s) vào đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm L=1,5πH, điện trở r=503Ω, tụ điện có điện dung C=104πF. Tại thời điểm t1, điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây có giá trị 150V, đến thời điểm t1+175s thì điện áp giữa hai dầu tụ điện cũng bằng 150V. Giá trị của U0 bằng:

A. 1503V

B. 1003V 

C. 300V

D. 150V

Xem lời giải »


Câu 4:

Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc là ω=200rad/s vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L nối tiếp, trong đó L thay đổi được. Khi L=L1=14H và L=L2=1H thì độ lệch pha giữa điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch là φ1 và φ2. Biết φ1+φ2=π2. Giá trị của R là:

A. 65Ω

B. 50Ω

C. 80Ω 

D. 100Ω 

Xem lời giải »


Câu 5:

Một mạch điện xoay chiều gồm các linh kiện lý tưởng R, L, C mắc nối tiếp. Tần số góc riêng của mạch là ω0, điện trở R có thể thay đổi. Hỏi cần phải đặt vào mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, có tần số góc ω bằng bao nhiêu để điện áp hiệu dụng URL không phụ thuộc vào R?

A. ω=ω02

B. ω=ω0

C. ω=2ω0

D. ω=2ω0 

Xem lời giải »


Câu 6:

Đặt điện áp u=U2cos100πt+π6V vào hai đoạn mạch AB. Đoạn AB có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N, B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần R, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây có cảm kháng 100Ω có điện trở r=0,5R, giữa hai điểm N vag B chỉ có tụ điện có dung kháng 200Ω. Điện áp hiệu dụng trên đoạn AN là 200V. Điện áp tức thời trên đoạn MN và AB lệch pha nhau π2. Nếu biểu thức dòng điện trong mạch là i=I2cos100πt+φiA thì giá trị của I và φi lần lượt là:

A. 1A và π3

B. 2A và π3

C. 2A và π4

D. 1A và π4 

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho mạch điện RLC nối tiếp. Trong đó, R=1003Ω,C=104πF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u=200cos100πtV. Độ tự cảm của cuộn dây để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm L cực đại là:

A. L=1,5πH

B. L=2,5πH

C. L=3πH

D. L=4πH 

Xem lời giải »


Câu 8:

Đặt điện áp u=802cos100πt+π6A vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở 203Ω, cuộn thuần cảm và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung đến giá trị C=C0 để điện áp dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại và bằng 160V. Giữ nguyên giá trị C=C0 biểu thức cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị là:

A. i=2cos100πt+π6A 

B. i=22cos100πt+π6A

C. i=22cos100πtπ12A

D. i=2cos100πtπ12A 

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho R=60Ω,L=0,3πH, C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u=120cos100πt+π2V. Khi C=C0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là:

A. u=60cos100πtπ2V

B. u=60cos100πt+πV

C. u=802cos100πt+πV

D. u=802cos100πtπ2V 

Xem lời giải »


Câu 10:

Đặt điện áp u=U2cosωtV vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm R=100Ω, cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C=C1=100πμF thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi C=C12 thì điện áp ở đầu tụ điện đạt cực đại. Tần số góc ω bằng?

A. 200πrad/s

B. 125πrad/s

C. 100πrad/s

D. 120πrad/s 

Xem lời giải »


Câu 11:

Đặt điện áp u=U2cos100πt (u tính bằng V, t tính bằng s, U không đổi)vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1πH và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại là U3V. Giá trị R bằng:

A. 202Ω

B. 20W 

C. 502Ω

D. 50W 

Xem lời giải »


Câu 12:

Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C thay đổi được trong mạch điện xoay chiều có điện áp u=U0cosωt (V). Ban đầu dung kháng ZC, tổng trở cuộn dây Zd và tổng trở Z toàn mạch bằng nhau và đều bằng 100Ω. Tăng điện dung thêm một lượng ΔC=0,125.103πF thì tần số góc dao động riêng của mạch này khi đó là 80πrad/s. Tần số góc của nguồn điện xoay chiều bằng:

A. 80πrad/s

B. 100πrad/s

C. 40πrad/s

D. 50πrad/s 

Xem lời giải »


Câu 13:

Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho R=60Ω,C=125μF, L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u=120cos100πt+π2V. Khi L=L0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là:

A. u=160cos100πtπ2V

B. u=802cos100πtπ2V

C. u=160cos100πtV

D. u=802cos100πt+π2V 

Xem lời giải »


Câu 14:

Đặt điện áp u=U2cosωtV vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm R=100Ω, tụ điện C và cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L=L1=1πH thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi L=2L1 thì điện áp ở đầu cuộn cảm thuần đạt cực đại. Tần số góc ω bằng?

A. 200πrad/s

B. 125πrad/s

C. 100πrad/s

D. 120πrad/s 

Xem lời giải »


Câu 15:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Ứng với mỗi giá trị của R, khi L=L1 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng, khi L=L2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của ΔL=L2L1 theo R. Giá trị của C là:

A. 0,4μF

B. 0,8μF

C. 0,5μF 

D. 0,2μF 

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập Vật lý 12 có lời giải hay khác: