X

500 bài văn mẫu lớp 10

Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên năm 2023


Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên năm 2023

Bài văn Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.

Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên năm 2023 - Văn mẫu lớp 10

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng thế kỉ XVI, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 câu chuyện hay nhất trong tập Truyền kì mạn lục

- Khái quát vai trò của các yếu tố nghệ thuật: Bên cạnh nội dung, các yếu tố nghệ thuật cũng góp phần đặc biệt quan trọng làm nên đặc sắc của tác phẩm.

II. Thân bài

1. Kết cấu kịch tính, lôi cuốn.

- Kết cấu giàu kịch tính với 4 phần rõ rệt, mỗi phần mang một nội dung riêng và có liên hệ mật thiết với nhau:

   + Phần mở đầu: Ở phần này, tác giả giới thiệu trực tiếp tính cách nhân vật từ đó hướng người đọc vào hành động của nhân vật.

   + Phần thắt nút: Hành động đốt đền tà của Tử Văn

   + Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tương giặc và thổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội

   + Cao trào: Diêm Vương chấp nhận yêu cầu đối chất của Tử văn

   + Mở nút: Tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn trở thành quan phán sự

- Kết cấu lôi cuốn lôi:

   + Tử Văn dám làm chuyện mà ai cũng phải lắc đầu lè lưỡi đó là đốt đền tà, người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo.

   + Tử Văn nằm mộng gặp hồn ma tên tướng giặc đến hăm dọa bắt dựng lại đền không sẽ bị giết nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên, ung dung coi như không có gì. Người đọc hồi hộp chờ xem những hành động tiếp theo của hồn ma tên tướng giặc và Ngô Tử Văn.

   + Tử Văn nằm mộng gặp thổ công, được thổ công chỉ rõ lai lịch và tội ác của tên Bách hộ họ Thôi và được mách nước đối phó với hắn. Diễn biến này của câu chuyện khiến người đọc hình dung ra toàn bộ sự việc và càng mong chờ tinh tiết tiếp theo

   + Cuộc đấu tranh dưới Minh ti vô cùng gay cấn với hai chặng rõ rệt: Ban đầu Tử Văn yếu thế trước sự giảo biện, giả dối trắng trợn của tên bách hộ họ Thôi nhưng sau đó tình thế đảo ngược, sau một hồi tranh cãi Diêm Vương bắt đầu nghi ngờ, tên tướng giặc bộc lộ bản chất hèn kém, Tử Văn tự tin và giành thắng lợi.

→ Kết cấu truyện vô cùng lôi cuốn khiến người đọc không thể rời khỏi những tình tiết của câu chuyện.

2. Sử dụng các yếu tố thần kì

a. Các nhân vật kì ảo

- Hồn ma tên tướng giặc:

   + Là tên tướng bại trận của Bắc triều, hôn ma bơ vơ ở Nam quốc

   + Cướp đền thổ công, nhũng nhiều dân lành, chuyên làm trò thảm ngược

   + Bưng bít thượng đế, đút lót tham quan.

   + Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn trơ tráo đến dọa nạt bắt phải dựng lại ngôi đền.

   + Dưới minh ti hắn tỏ vẻ nhún nhường, đáng thương, bịa đặt, xảo trá, gian dối nhằm buộc tội Tử Văn

   + Tham sống sợ chết, giả nhân giả nghĩa

- Thổ công:

   + Áo vải mũ đen, dáng vẻ nhàn nhã.

   + Có lai lịch hiển hách: Thể hiện qua lời Diêm Vương “người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều...”.

   + Hiền lành, nhún nhường và là nạn nhân của hồn ma tên tướng giặc.

   + Dẫn đường chỉ lối để Tử Văn thắng kiện dưới Minh ti.

- Diêm Vương:

   + Là người đứng đầu Minh Ti có quyền lực tối cao

   + Ban đầu bị hồn ma tên bách hộ họ Thôi lừa gạt, mắng Tử Văn

   + Sau đó sáng suốt, tỉnh táo, suy xét mọi chuyện và phán xét một cách công bằng

- Các nhân vật quỷ, Dạ Xoa góp phần đem đến sự rùng rợn, sinh động cho thế giới âm phủ.

- Tử Văn: Được chết đi sống lại, sau đó sống ở cõi tiên. Yếu tố kì ảo song hành cùng hành trình đấu tranh giành được công lí và có được thành quả của Ngô Tử Văn.

→ Các nhân vật kì ảo xuất hiện chủ yếu là người của cõi âm, đem đến sự lôi cuốn, thú vị, sinh động đặc sắc cho tác phẩm.

b. Không gian kì ảo

- Giấc mơ của Ngô Tử Văn: Không gian nối liền cõi âm và cõi trần, nơi Tử Văn gặp gỡ hồn ma tên tướng giặc và viên Thổ công. Đây cũng là không gian để Tử Văn tạm lìa cõi trần đến cõi âm.

- Không gian Minh ti: Được miêu tả cụ thể, chi tiết: Có một con sông, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám hơi lạnh thấu xương.

→ Gợi cảm giác rùng rợn, khiếp sợ. Nhưng chính không gian ấy lại làm nổi bật khí phách của Ngô Tử Văn bình tĩnh, can đảm

⇒ Sử dụng các yếu tố kì ảo đan xen các yếu tố hiện thưc làm tăng tính huyền ảo, thiêng liêng cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, li kì hấp dẫn và đầy kịch tính bên cạnh những hiện thực được phản ánh.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Ngô Tử Văn là nhân vật chính của chuyện được xây dựng bằng cách giới thiệu trực tiếp, bằng lời nói và hành động.

- Hồn ma tên bách hộ họ Thôi là nhân vật phản diện cũng được xây dựng qua hành động, việc làm và lời nói.

- Xây dựng hai tuyến nhân vật thiện ác đối lập rõ rệt

4. Cách kể chuyện

- Có lời kể của người dẫn chuyện, lời đối thoại của nhân vật và lời bình

- Cách kể chuyện tự nhiên, kịch tính, thu hút người đọc.

- Sử dụng những lời bình cho thấy thái độ, sự đánh giá của tác giả về câu chuyện, góp phần định hướng người đọc.

III. Kết bài

- Khái quát lại những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

- Khẳng định những giá trị nghệ thuật này đã góp phần làm nên nội dung đặc sắc cho tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và nghệ thuật

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 10 chọn lọc, hay khác: