X

500 bài văn mẫu lớp 10

Dàn ý Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia năm 2023


Dàn ý Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia năm 2023

Bài văn Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.

Dàn ý Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia năm 2023 - Văn mẫu lớp 10

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thân Nhân Trung: Nổi tiếng với tài năng văn chương và được Lê Thánh Tông tin dùng.

- Khát quát và đánh giá về tư tưởng tác phẩm: Tư tưởng trọng người tài – đó là tư tưởng lớn mang tầm thời đại và có ý nghĩa vượt thời gian.

II. Thân bài

1. Tầm quan trọng của hiền tài với đất nước

a. Coi hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Hiền tài: vừa là người có tài vừa là người có đức. Đức thể hiện ở lòng yêu nước, yêu dân tận tâm với công việc. Tài thể hiện ở học vấn uyên thâm, óc xử trí linh hoạt. Tài và đức là những phẩm chất cần có của người lãnh đạo đất nước.

- Nguyên khí: Là khí chất ban đầu làm nên sự phát triển sống còn của sự vật, cũng là khí chất bên trong còn nguyên lành chưa pha tạp.

→ Coi hiền tài là nguyên khí quốc gia có nghĩa là tác giả đề cao hiền tài, coi họ là điểm xuất phát làm nên sự hưng vong của quốc gia.

- Cách lập luận của tác giả: Nguyên khí thịnh thế nước mạnh, nguyên khí suy thế nước suy yếu

→ Bằng cách lập luận so sánh đã làm rõ chân lí hiển nhiên hiền tài là nguyên khí quốc gia

b. Chính sách đối đãi với người hiền tài.

- Trước kia: Bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, quý chuộng kẻ sĩ đề cao bằng tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hỉ. Tuy nhiên, các chính sách ấy không lưu danh lại được đến đời sau

- Ngày nay: Dựng đá đề văn ở cửa Hiền Quan.

→ Ca ngợi những vị vua tài năng, chúa suốt khi nhận ra vai trò và mối quan hệ của hiền tài với đất nước.

c. Tác dụng của việc lập văn bia

- Thể hiện sự tôn trọng của xã hội và triều đại đối với hiền tài

- Khuyến khích hiền tài, nhắc nhở những ai có chí tiến thủ để cho lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn.

- Những kẻ xấu lấy đó làm răn, người tốt theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối cho tương lai.

- Làm cho đất nước được hưng thịnh, bền lâu.

→ Cần thiết phải lập văn bia đề danh tiến sĩ.

2. Nghệ thuật của tác phẩm

- Do khắc vào bia đá nên bài kí ngắn gọn, hàm súc

- Là ý chỉ của vua nên lời lẽ trang trọng, thiêng liêng

- Do phải để lại cho muôn đời nên ý tứ sâu sắc , triết lí hàm chứa sự suy ngẫm

3. Bài học lịch sử

- Ở thời nào “hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia” cho nên phải biết phát hiện và trân trọng hiền tài.

- Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu

- Biết đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, không để chảy máu chất xám.

III. Kết bài

- Khái quát lại tư tưởng trọng người hiền tài trong tác phẩm.

- Liên hệ với thực tiễn cuộc sống hiện nay.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 10 chọn lọc, hay khác: