Dàn ý Phân tích tâm trạng của nhân vật người chinh phụ năm 2023
Dàn ý Phân tích tâm trạng của nhân vật người chinh phụ năm 2023
Bài văn Phân tích tâm trạng của nhân vật người chinh phụ gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Đặng Trần Côn và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Đặng Trần Côn là con người tài ba học giỏi và có tài văn chương. Đoạn trích này là một trong những đoạn hay và xúc động nhất của tác phẩm chinh phụ ngâm
- Khát quát tâm trạng của người chinh phụ: Tâm trạng chủ đạo buồn sầu cô đơn nhung nhớ.
II. Thân bài
1. Nỗi cô đơn của người chinh phụ (8 câu đầu)
- Cảnh ngộ: Chồng đi đánh trận, người chinh phụ phải ở nhà một mình.
- Hành động:
+ “Gieo từng bước”: bước chân chậm rãi từng bước một
+ “Rủ thác đòi phen”: Buông xuống cuốn lên nhiều lần.
→ Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, không có mục đích
→ Tâm trạng bần thần, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
- Hình ảnh:
+ “Chim thước”: Loài chim báo tin lành. Người chinh phụ ngóng trông tin chồng thắng trận trở về, nhưng thươc chẳng mách tin
→ Sự ngóng trông đến vô vọng
+ “Ngọn đèn” “chẳng biết”: Gợi thời gian đêm khuya
→ Gợi sự cô đơn, khát vọng sum họp, không ai chia sẻ.
+ “Hoa đèn – bóng người”: Gợi sự trằn trọc, thao thức vì nhớ chồng, con người không còn sức sống.
→ Tâm trạng buồn sầu, nhớ nhung, ngóng trông vô vọng.
- Lời độc thoại của nhân vật.
+ “Lòng thiếp riêng bi thiết”: Nỗi lòng bi thương, thảm thiết không nói lên lời
+ “Buồn rầu”: Buồn đau, cô đơn
+ “Khá thương”: Xót xa. Đau đớn, bồn chồn
- Nghệ thuật:
+ Đối: rủ - thác, ngoài – trong
+ Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng – đèn chẳng biết: Tâm trạng buồn triền miên, kéo dài.
+ Câu hỏi tu từ: Là lời than thở khắc khoải không yên
+ Những từ ngữ đặc tả tâm trạng: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,...tô đậm tâm trạng nhân vật.
2. Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (8 câu tiếp).
- Cảnh vật
+ “Gà eo óc”, “năm trống”: Gợi âm thanh của sự lẻ loi, cô quạnh và thời gian ban đêm trống vắng
→ Người chinh phụ nhớ chồng thao thức suốt đêm
+ “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: Bóng cây hòe ngoài sân trong vườn ngắn rồi dài, dài lại ngắn nhàm chán không có sức sống.
→ Cảnh vật gợi sự cô quạnh, hoang vắng đến đáng sợ
- Thời gian
+ “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Một giờ xa cách như một năm dài đằng đẵng.
→ Nỗi buồn kéo dài vô tận.
+ “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa”: Cụ thể hóa nỗi sầu, giúp người đọc cảm nhận được sự dàn trải của nó.
→ Tô đậm nỗi cô quạnh, sầu muộn dàn trải của người chinh phụ
- Hành động.
+ Động từ “gượng”: gượng gạo, miễn cưỡng
+ “Hương gượng đốt”, “hồn đà mê mải”: Miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lại mê man.
+ “Gương gượng soi”, “lệ lại châu chan”: Gượng gạo soi gương mà òa khóc
+ “Gượng gảy ngón đàn”: Khát khao hạnh phúc nhưng lại sợ điềm gở
- Hình ảnh: “Sắt cầm, dây duyên, phím loan”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi nhưng lại gợi nỗi đau chia lìa
→ Người chinh phụ càng cố gắng giải tỏa thì tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi sầu muộn càng trở nên ám ảnh.
- Nghệ thuật
+ Sử dụng các từ láy gợi hình gợi cảm: eo óc, phất phơ, đằng đẵng,...
+ Sử dụng các hình ảnh so sánh: lấy vật hữu hình để nói vật vô hình để cụ thể hóa nỗi sầu.
+ Điệp từ ‘gượng”: Khắc họa tâm trạng gượng gạo một cách ám ảnh
+ Hình ảnh ước lệ, tả cảnh ngụ tình.
3. Niềm thương nhớ chồng của người chinh phụ (8 câu cuối)
- Không gian:
+ “Gió Đông, non Yên”: Hình ảnh ước lệ gợi hình ảnh người vợ phải mượn ngọn gió Đông mới có thể truyền tải được nỗi nhớ chồng.
+ “Đường lên bằng trời”: Xa vời dường như không có điểm cuối
→ Nhấn mạnh sự xa cách trùng khơi của người chinh phụ, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết của người chinh phụ.
- Tính chất nỗi nhớ.
+ “Thăm thẳm”: Gợi độ dài của thời gian, độ rộng của không gian, độ sâu của nỗi nhớ.
+ “Đau đáu”: Trạng thái không yên lòng, quan tâm nhớ nhung mong đợi day dứt khôn nguôi.
→ Nỗi nhớ triền miên trong thời gian vô tận được cụ thể hóa bằng không gian xa vơi, khắc họa nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.
- Tâm trạng:
+ “Cảnh buồn, thiết tha lòng”: Tả cảnh ngụ tình, cảnh buồn, lòng người đau xót, quặn thắt.
+ “Cành cây sương đượm”: Gợi sự buốt giá, lạnh lẽo
+ “Tiếng trùng mưa phun”: Sự ảo não, hoang vắng, nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.
→ Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được đồng cảm nhưng vô vọng.
- Nghệ thuật.
+ Từ láy gợi hình gợi cảm: thăm thẳm, đau đáu, thiết tha
+ Hình ảnh ước lệ: gió đông, non Yên.
+ So sánh: “đường lên bằng trời”
+ Điệp từ: “nhớ”, “gửi”, “thăm thẳm”
+ Điệp ngữ bắc cầu: “non Yên –non Yên”, “bằng trời - trời thăm thẳm”.
+ Tả cảnh ngụ tình: “Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.
4. Thái độ của tác giả trước tâm trạng của người chinh phụ
- Thương xót, cảm thông trước tình cảnh cô đơn sầu muộn của người chinh phụ
- Ngợi ca tấm lòng thủy chung, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
- Lên án chiến tranh phong kiến đã gây ra cho con người bao đau khổ, mất mát
III. Kết bài
- Khái quát lại tâm trạng của người chinh phụ
- Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Đồng cảm, thương xót cho người phụ nữ, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất của họ.