Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 3: Giữ gìn tình bạn, tình thầy trò - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 3: Giữ gìn tình bạn, tình thầy trò sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 5.
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 22 Nhiệm vụ 1
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 23 Nhiệm vụ 2
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 25 Nhiệm vụ 3
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 26 Nhiệm vụ 4
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 27 Nhiệm vụ 5
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 28 Nhiệm vụ 6
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 28 Nhiệm vụ 7
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 29 Nhiệm vụ 8
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 29 Nhiệm vụ 9
- Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 30 Nhiệm vụ 10
Giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 3: Giữ gìn tình bạn, tình thầy trò - Chân trời sáng tạo
Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 22 Nhiệm vụ 1: Khám phá các cách nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn
1. Khoanh tròn vào những cách mà em thường làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
A. Chào hỏi, trò chuyện thường xuyên với bạn.
B. Viết thư hoặc nhắn tin, gọi điện cho bạn.
C. Hỏi thăm khi bạn bị bệnh, mệt.
D. Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
E. Ghi nhận, động viên khi bạn đạt thành tích tốt.
G.Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
H. Ngăn cản khi bạn làm sai.
I. Ủng hộ mọi việc mà bạn làm.
K. Chiều theo mọi sở thích của bạn.
L.
2. Viết 3 – 5 cách em dự định làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn
Trả lời:
1. Những cách mà em thường làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn đó là:
A. Chào hỏi, trò chuyện thường xuyên với bạn.
B. Viết thư hoặc nhắn tin, gọi điện cho bạn.
C. Hỏi thăm khi bạn bị bệnh, mệt.
D. Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
E. Ghi nhận, động viên khi bạn đạt thành tích tốt.
G.Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
H. Ngăn cản khi bạn làm sai.
2.
- Luôn thân thiện, hòa đồng với bạn bè
- Viết thư hỏi thăm bạn
- Ghi nhận, ủng hộ những gì bạn làm được
- Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn buồn
- Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn cần sự giúp đỡ
Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 23 Nhiệm vụ 2: Thực hành nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn
1. Viết những lời nói và hành động cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn trong các tranh sau:
2. Viết 1 – 2 điểm mạnh của bản thân và 1 – 2 vấn đề em cần sự giúp đỡ từ các bạn trong lớp.
- Điểm mạnh:
- Vấn đề em cần sự giúp đỡ từ các bạn trong lớp:
3. Lập kế hoạch “Nhóm bạn cùng tiến" để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
KẾ HOẠCH NHÓM BẠN CÙNG TIẾN
Mục đích:
Các thành viên trong nhóm:
Việc làm |
Người thực hiện |
Thời gian |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
1.
- Tranh 1: Giúp đỡ, chỉ bài, hướng dẫn bài cho bạn khi bạn gặp khó khăn
- Tranh 2: Tham dự sinh nhật bạn, tặng quà, viết thư, nói lời chúc chúc mừng sinh nhật
- Tranh 3: Bảo vệ bạn khi bị bạn bè bắt nạt
2.
- Điểm mạnh: Sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người cần.
- Vấn đề em cần sự giúp đỡ từ các bạn trong lớp: Đôi khi chưa dám mạnh dạn đứng lên, vẫn còn nhút nhát e dè.
3. Lập kế hoạch “Nhóm bạn cùng tiến" để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
KẾ HOẠCH NHÓM BẠN CÙNG TIẾN
Mục đích: Cùng nhau tiến bộ trong học tập
Các thành viên trong nhóm: Các thành viên tổ 4
Việc làm |
Người thực hiện |
Thời gian |
- Chia sẻ tài liệu học tập, giải đáp thắc mắc cho nhau. - Cùng nhau ôn tập, luyện thi. - Trao đổi kinh nghiệm học tập hiệu quả. - Cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. - Hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. |
Các thành viên trong tổ |
Hằng ngày |
Nhiệm vụ 3 (trang 235 VBT Hoạt động trải nghiệm):Kể một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè
1. Khoanh tròn vào những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ của em với các bạn và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
A. Hiểu nhầm lẫn nhau.
B. Tranh cãi, không có cùng quan điểm.
C. Bị trêu chọc.
D. Bị lôi kéo, rủ rê làm những điều không đúng.
E. Bị từ chối, cô lập.
G.
2. Đề xuất cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè vào bảng dưới đây và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
Vấn đề |
Cách giải quyết |
1. Bị nói xấu |
|
2. Bị hiểu nhầm |
|
3.Bị trêu chọc |
|
4. Tranh cãi, không có cùng quan điểm |
|
5. Bị từ chối, cô lập |
|
6. Bị dụ dỗ, lôi kéo thực hiện những việc làm không tốt |
|
7. ... |
Trả lời:
1. Những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ của em với các bạn đó là:
A. Hiểu nhầm lẫn nhau.
B. Tranh cãi, không có cùng quan điểm.
C. Bị trêu chọc.
2. Đề xuất cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè:
Vấn đề |
Cách giải quyết |
2. Bị hiểu nhầm |
Cùng nhau giải thích, ngồi lại để hiểu và khắc phục vấn đề |
3.Bị trêu chọc |
Báo với cô giáo để cô có hướng xử lí kịp thời |
4. Tranh cãi, không có cùng quan điểm |
Ngồi xuống cùng nhau thống nhất lại quan điểm, tìm ra phương án tốt nhất |
Nhiệm vụ 4 (trang 2 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Thực hành giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè
1. Viết vào ô trống các cách giải quyết vấn đề nảy sinh phù hợp với mỗi tình huống trong SGK trang 32, 33.
-Tình huống 1: Nếu là Vy, em sẽ
- Tình huống 2: Nếu là Bình, em sẽ
- Tình huống 3: Nếu là Lan, em sẽ
2. Viết những việc em đã làm trong “Nhóm bạn cùng tiến" để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Trả lời:
1. Cách giải quyết các tình huống sau
- Tình huống 1: Nếu là Vy, em sẽ gặp riêng nói chuyện với Nhật để tìm hiểu nguyên nhân bạn không muốn làm việc nhóm với mình. Sau khi trò chuyện, nếu vẫn không giải quyết được mâu thuẫn, em sẽ nhờ sự trợ giúp của cô.
- Tình huống 2: Nếu là Bình, em sẽ nói với bạn rằng mình đã rút kinh nghiệm từ lần trước nên lần này mình vẫn muốn được làm thủ môn. Nếu An không nghe và khăng khăng muốn làm, em tôn trọng quyết định của bạn. Em sẽ đứng ở hàng dự bị cổ vũ, hỗ trợ bạn trong trận đấu.
- Tình huống 3: Nếu là Lan, em sẽ giải thích cho Toàn lý do vì sao em ghi tên Toàn vi phạm nội quy. Nhắc nhở Toàn về tầm quan trọng của việc tuân thủ nội quy nhà trường. Và khi đi học, em sẽ rủ Toàn để bạn không còn đi học muộn nữa.
2. Viết những việc em đã làm trong “Nhóm bạn cùng tiến" để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giữ bình tĩnh, thẳng thắn nói chuyện, lắng nghe ý kiến từ bạn bè
- Tôn trọng ý kiến của bạn
- Tránh tranh cãi, lời nói tổn thương nhau
- Cùng nhau tìm ra vấn đề và cách giải quyết đúng đắn.
Nhiệm vụ 5 (trang 27 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Khám phá những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò
1. Khoanh tròn vào những việc em đã làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
A. Chủ động chào hỏi thầy cô.
B. Hỏi thăm khi thấy thầy cô bị bệnh, mệt.
C. Chuẩn bị bài và phát biểu ý kiến trong mỗi giờ học.
D. Quan tâm đến thầy cô.
E. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, chỉ dẫn của thầy cô.
G. Gửi lời chúc và tỏ lòng biết ơn thầy cô vào mỗi dịp lễ, Tết.
H. Viết thư, gọi điện hỏi thăm thầy cô giáo cũ.
I. Tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác.
K. ...
2. Giải thích lí do những việc làm của nhân vật trong tranh góp phần nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò.
Trả lời:
1. Những việc em đã làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò
A. Chủ động chào hỏi thầy cô.
B. Hỏi thăm khi thấy thầy cô bị bệnh, mệt.
C. Chuẩn bị bài và phát biểu ý kiến trong mỗi giờ học.
D. Quan tâm đến thầy cô.
2. Giải thích lí do những việc làm của nhân vật trong tranh góp phần nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò.
- Tranh 1: Bạn HS giúp đỡ thầy giáo nhặt bóng khi kết thúc giờ học (giúp đỡ thầy cô khi cần)
- Tranh 2: Bạn HS giúp đỡ cô giáo khi cô bị ốm (giúp đỡ thầy cô khi cần)
- Tranh 3: Hai bạn HS cùng nhau tạo bất ngờ cho thầy cô (nhớ, giữ liên lạc, hỏi thăm, trò chuyện với thầy cô)
Nhiệm vụ 6 (trang 28 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Lập kế hoạch tổ chức tri ân thầy cô giáo
Viết những việc em sẽ làm trong hoạt động tổ chức tri ân thầy cô giáo.
Trả lời:
1.
Mục tiêu:
- Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.
- Tạo sự gắn kết giữa học sinh và thầy cô giáo.
- Góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực.
Nội dung:
- Thời gian:
+ Có thể tổ chức vào các dịp lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, hoặc vào cuối năm học.
+ Nên chọn thời gian phù hợp với thầy cô và học sinh.
- Địa điểm:
+ Có thể tổ chức tại trường học, nhà văn hóa, hoặc tại một địa điểm khác phù hợp.
+ Nên chọn địa điểm có đủ không gian cho các hoạt động diễn ra.
+ Hình thức: Lễ tri ân
+ Phân công nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
2.
- Sau khi thảo luận, các thành viên cần thống nhất thực hiện theo kế hoạch.
- Cần đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả và tiết kiệm.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên ban tổ chức.
Nhiệm vụ 7 (trang 28 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Tìm hiểu cách giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô
1. Khoanh tròn vào những vấn đề có thể nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô giáo và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
A. Chưa hiểu rõ ý của thầy cô giáo.
B. Làm không đúng yêu cầu của thầy cô giáo.
C. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập khiến thầy cô giáo phiền lòng.
D. Thầy cô giáo hiểu nhầm.
E. Có quan điểm khác với thầy cô giáo.
G. ...
2. Đề xuất cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô giáo vào bảng dưới đây và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
Vấn đề |
Cách giải quyết |
1. Chưa hiểu rõ ý của thầy cô giáo |
|
2. Làm không đúng yêu cầu của thầy cô giáo |
|
3. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo |
|
4. Có quan điểm khác với thầy cô |
|
5. |
Trả lời:
1. Những vấn đề có thể nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô giáo.
A. Chưa hiểu rõ ý của thầy cô giáo.
B. Làm không đúng yêu cầu của thầy cô giáo.
C. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập khiến thầy cô giáo phiền lòng.
D. Thầy cô giáo hiểu nhầm.
2. Đề xuất cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô giáo vào bảng dưới đây và viết thêm ý kiến của em (nếu có).
Vấn đề |
Cách giải quyết |
1. Chưa hiểu rõ ý của thầy cô giáo |
Bình tĩnh hỏi lại để hiểu rõ ý của thầy cô |
2. Làm không đúng yêu cầu của thầy cô giáo |
Khi phạm lỗi, chủ động nhận lỗi với thầy cô; |
3. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo |
Xin lỗi thầy cô và nhanh chóng hoàn thiện nhiệm vụ. |
4. Có quan điểm khác với thầy cô |
Bình tĩnh, lễ phép, thẳng thắn trao đổi vấn đề với thầy cô |
Nhiệm vụ 8 (trang 29 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Xử lí các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô
Viết vào ô trống các cách giải quyết vấn đề nảy sinh phù hợp với mỗi tình huống trong SGK trang 38.
- Tình huống 1: Nếu là Hoa, em sẽ
- Tình huống 2: Nếu là Minh, em sẽ
Trả lời:
Tình huống 1: Em sẽ bình tĩnh và thành thật giải thích với cô giáo lý do em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Em sẽ thể hiện thái độ cầu thị và mong muốn được cô giáo giúp đỡ.
Tình huống 2: Em sẽ khuyến khích Mai giải thích với thầy về lý do em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nếu Mai vẫn còn lo lắng, em có thể đề nghị giúp Mai giải thích với thầy.
Nhiệm vụ 9 (trang 29 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Giới thiệu sản phẩm về “Truyền thống trường em"
Viết lời giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm mà em đã làm.
Trả lời:
Tôn sư trọng đạo: Thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo - những người đã dìu dắt chúng ta trên con đường học tập, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, văn minh.
Nhiệm vụ 10 (trang 27 VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5): Đánh giá kết quả trải nghiệm
1. Đánh dấu X vào mức độ hoàn thành phù hợp với em.
Những việc em làm |
Mức độ |
||
Hoàn thành |
Hoàn thành tốt |
Chưa hoàn thành |
|
1. Đề xuất những cách làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn. |
|||
2. Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè. |
|||
3. Đề xuất những cách làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò. |
|||
4. Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô. |
|||
5. Tham gia tổ chức sự kiện về truyền thống Tôn sư trọng đạo và các truyền thống khác của nhà trường. |
2. Viết những điểm các bạn ghi nhận ở em và những điểm các bạn mong em cố gắng.
3. Viết nhận xét của giáo viên dành riêng cho em, cho tổ hoặc cho cả lớp.
Trả lời:
Học sinh đánh giá kết quả trải nghiệm.
Tham khảo giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 5: