Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49, 50 (Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa) - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49, 50 Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49, 50.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49, 50 (Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa) - Kết nối tri thức
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49 Bài 1: Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 65) và trả lời câu hỏi.
a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
b. Trong các nghĩa nêu trên của từ mắt, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
a. - Từ mắt (1) mang nghĩa: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật.
- Từ mắt (2) mang nghĩa: cơ quan để nhìn của người hay động vật.
- Từ mắt (3) mang nghĩa: cơ quan để nhìn của người hay động vật.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa 1 là nghĩa gốc, nghĩa 2 là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển).
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau chặt chẽ, mang chức năng của đối tượng mắt như nhau, đều thực hiện một chức năng tương đương nhau (soi chiếu cho rõ, nhìn và quan sát).
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49 Bài 2: Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
Nghĩa của từ biển ở a:
Nghĩa của từ biển ở b:
Nghĩa của từ biển ở c:
Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa ở ……….. là nghĩa gốc; nghĩa ở ……… là nghĩa chuyển.
Trả lời:
+ Nghĩa của từ biển ở ý a: chỉ số lượng nhiều, muốn nói lúa nhiều như nước biển.
+ Nghĩa của từ biển ở ý b: là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.
+ Nghĩa của từ biển ở ý c: là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.
– Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa ở ý b, c là nghĩa gốc; nghĩa ở ý a là nghĩa chuyển.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 3: Từ lưng trong mỗi đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa đó.
a. Từ lưng được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ……………………
b. Từ lưng¹ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ……………………
Từ lưng² được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ………………………
Từ lưng³ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ………………………
Trả lời:
a. Từ lưng (lưng trời) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa đó là vị trí giữa bầu trời và đường chân trời (mặt đất) theo cách nhìn bằng mắt thường.
b. Trong đoạn thơ a:
+ Từ lưng(1) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa đó là vị trí giữa của ngọn núi so sánh giữa đỉnh và chân núi.
+ Từ lưng(2) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa đó là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.
+ Từ lưng(3) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa đó là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 4: Chọn 1 trong 2 từ ở bài tập 4 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.
Từ em chọn: ……………………
Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 1: …………………
Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 2: …………………
Trả lời:
– Từ em chọn: lạnh
– Đặt câu theo nghĩa 1: Bản tin dự báo thời tiết nói trời ngày mai lạnh cóng.
– Đặt câu theo nghĩa 2: Hai người từ lâu đã trở nên lạnh nhạt với nhau.