Vở thực hành Ngữ văn 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.

Giải VTH Ngữ Văn 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Bài tập trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Một số tác phẩm phim hài, kịch hài mà em đã xem là: ..............................................

Cảm nhận của em về nhân vật ........................ là:

........................................................................................................................

Cảm nhận của em về một cảnh thú vị là:

........................................................................................................................

Trả lời:

- Tác phẩm phim hài mà em đã xem là: Thầy bói xem voi

- Cảm nhận của em về nhân vật thầy bói là: Thầy bói rất lố bịch, chỉ cần sờ vào một bộ phận duy nhất của con voi nhưng lại nghĩ mình đã hiểu rõ hình dáng con vật.

- Cảnh thú vị: thầy bói sờ các bộ phận của con voi.

Trải nghiệm cùng văn bản

Bài tập trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Câu hỏi

Kĩ năng đọc

Câu trả lời của em

Cách em thực hiện

kĩ năng đọc

1. Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?




2. Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?




3. Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?




4. Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?




5. Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?




Trả lời:

Câu hỏi

Kĩ năng đọc

Câu trả lời của em

Cách em thực hiện

kĩ năng đọc

1. Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

Theo dõi

Tại vì bác phó may đến muộn nên ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục.

Đọc văn bản và theo dõi chi tiết.

2. Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

Suy luận

Bác phó may “vụng chèo khéo chống” nên ông ưng thuận ngay. Gọi ông Giuốc-đanh là ngài và khen là những người quý phái nên ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục.

Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận.

3. Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?

Suy luận

- Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc). Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

- Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh)

Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận.

4. Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?

Theo dõi

- Đoạn in nghiêng này là lời của tác giả.

- Vì tác giả dùng lời in nghiêng để kể và tránh nhầm lẫn với lời của nhân vật.

Đọc văn bản và theo dõi chi tiết.

5. Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?

Suy luận

Tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh tiếp tục được bộc lộ. Tay thợ phụ liên tục tung hô ông Giuốc- đanh từ "ông lớn", "cụ lớn" đến "đức ông" và ông Giuốc-đanh liên tục thưởng tiền cho anh ta mặc dù biết "nếu nó tôn ta là bậc tướng công thì nó sẽ được cả túi tiền mất" nhưng sự háo danh đã thắng.

=> Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, que kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận.

Suy ngẫm và phản hồi

Bài tập 1a trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Tên các nhân vật

trong văn bản

Hiện thân

cho “cái cao cả”

Hiện thân

cho “cái thấp kém”










Trả lời:

Tên các nhân vật

trong văn bản

Hiện thân

cho “cái cao cả”

Hiện thân

cho “cái thấp kém”

Ông Giuốc-đanh


Kẻ háo danh, thích học đòi làm sang.

Phó may


Ma mãnh, bịp bợm, làm ăn gian dối.

Thợ phụ


Nịnh bợ để kiếm chác.

Bài tập 1b trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật ..........................................................................

Trả lời:

Tiếng cười hướng đến tất cả các nhân vật, nhưng chủ yếu hướng đến nhân vật ông Giuốc-đanh, cụ thể là hướng đến thói học đòi làm sang lố bịch của ông Giuốc-đanh.

Bài tập 2 trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Bảng 1. Xung đột liên quan đến hành vi [1] của phó may

Hành động

và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột [1]

- Phó may:

+ Hành vi [1]:

- Ông Giuốc-đanh:

+ Hành vi/ lời thoại:

Các hành động giải quyết xung đột [1]

- Phó may:

+ Hành vi/ lời thoại:

=> Xung đột [1] được giải quyết.

Bảng 2. Xung đột liên quan đến hành vi [2] của phó may

Hành động

và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột [2]

- Phó may:

+ Hành vi [2]:

- Ông Giuốc-đanh:

+ Hành vi/ lời thoại:

Các hành động giải quyết xung đột [2]

- Phó may:

+ Hành vi/ lời thoại:

- Ông Giuốc-đanh

+ Hành vi/ lời thoại:

=> Xung đột [2] được giải quyết.

Bảng 3. Xung đột liên quan đến hành vi [3] của phó may

Hành động

và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột [3]

- Phó may:

+ Hành vi [3]:

- Ông Giuốc-đanh:

+ Hành vi/ lời thoại:

Các hành động giải quyết xung đột [3]

- Phó may:

+ Hành vi/ lời thoại:

- Ông Giuốc-đanh

+ Hành vi/ lời thoại:

=> Xung đột [3] được giải quyết.

Trả lời:

Bảng 1. Xung đột liên quan đến hành vi [1] của phó may

Hành động

và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột [1]

- Phó may:

+ Hành vi [1]: ăn bớt tiền (mua bít tất chật)

- Ông Giuốc-đanh:

+ Hành vi/ lời thoại: kêu than, trách móc, bực dọc khi thử bít tất bị đau chân.

Các hành động giải quyết xung đột [1]

- Phó may:

+ Hành vi/ lời thoại: lí sự, tìm cách xoa dịu, phủ định về chuyện bít tất chật gây đau chân.

=> Xung đột [1] được giải quyết.

Bảng 2. Xung đột liên quan đến hành vi [2] của phó may

Hành động

và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột [2]

- Phó may:

+ Hành vi [2]: may học ngược; lời thoại ba hoa, khoác lác về chất lượng bộ lễ phục

- Ông Giuốc-đanh:

+ Hành vi/ lời thoại: ngờ vực, chất vấn về hoa trên áo phạm lỗi.

Các hành động giải quyết xung đột [2]

- Phó may:

+ Hành vi/ lời thoại: dùng danh nghĩa “quý phái” để lừa bịp, che giấu sự cẩu thả trong sai sót; ve vuốt thói “học làm sang” của ông Giuốc-đanh, biến sai thành đúng.

- Ông Giuốc-đanh

+ Hành vi/ lời thoại: chuyển bực bội sang hài lòng, từ chê sang khen.

=> Xung đột [2] được giải quyết.

Bảng 3. Xung đột liên quan đến hành vi [3] của phó may

Hành động

và xung đột

Giữa ông Giuốc-đanh và phó may

Các hành động làm nảy sinh xung đột [3]

- Phó may:

+ Hành vi [3]: ăn bớt vải của ông Giuốc-đanh (“gạn” vài may lễ phục của ông Giuốc-đanh để may áo cho bản thân)

- Ông Giuốc-đanh:

+ Hành vi/ lời thoại: phát hiện và phàn nàn về việc phó may ăn bớt vải của mình để may áo cho hắn.

Các hành động giải quyết xung đột [3]

- Phó may:

+ Hành vi/ lời thoại: lấy lí do vai tốt, đẹp và dùng từ ngữ lập lờ để che đậy việc ăn bớt vải, đánh lạc hướng ông Giuốc-đanh bằng cách chuyển đề tài sang việc khác (thử lễ phục).

- Ông Giuốc-đanh

+ Hành vi/ lời thoại: chưa kịp phản ứng về việc bị ăn bớt vải trắng trợn đã bị mê hoặc bởi việc thử lễ phục “đúng thể thức”.

=> Xung đột [3] được giải quyết.

Bài tập 3 trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch làm bật lên tiếng cười vì: ....................................................................................

Trả lời:

Hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch làm bật lên tiếng cười vì: Tiếng cười bật ra do nhiều nguyên nhân và từ nhiều hành vi/ lời nói của cả hai nhân vật, nhưng suy cho cùng, tiếng cười toát ra từ thói thích “học làm sang" của ông Giuốc-đanh. Là “trưởng giả học làm sang”, ông ta tự biến mình thành kẻ lố bịch hoặc dễ dàng bị người khác xỏ mũi, biến ông ta thành lố bịch.

Bài tập 4a trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: “Ông Giuôc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”; “Ông Giuốc-đanh...(nói riêng)...” là của lời .......................................................................

Tác dụng: ................................................................................

Trả lời:

Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: “Ông Giuôc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”; “Ông Giuốc-đanh...(nói riêng)...” là của lời của tác giả, người viết kịch bản.

- Tác dụng: gợi ý, chỉ dẫn việc ra, vào sân khấu; cách diễn xuất của diễn viên; cách

bài trí sân khấu, ... (nên thường được gọi là lời “chỉ dẫn sân khấu").

Bài tập 4b trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì sẽ ảnh hưởng đến những phương diện sau:

- Việc phát triển xung đột kịch:

........................................................................................................................

- Việc thể hiện tích cách của nhân vật ông Giuốc-đanh:

........................................................................................................................

- Việc tạo tiếng cười trong mài kịch:

........................................................................................................................

Trả lời:

- Việc phát triển xung đột kịch: Chức năng của đoạn văn này trước hết là chỉ dẫn việc tổ chức hoạt động của diễn viên trên sân khấu. Vì vậy nếu thiếu các đoạn văn này, vở kịch không thể diễn ra suôn sẻ mà sẽ trở nên rời rạc, thiếu logic, liên kết.

- Việc thể hiện tích cách của nhân vật ông Giuốc-đanh: Đây còn là đoạn văn có tác dụng như một màn kịch không lời (nhân vật không nói mà chỉ diễn bằng cử chỉ, hành vi) thể hiện tập trung chủ đề “ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, để phô bày một cách tập trung tính chất lố bịch, nhố nhăng trong hành động của các nhân vật, nhất là của ông Giuốc-đanh. Nếu thiếu đi đoạn văn, hình ảnh nhân vật ông Giuốc-đanh không thể thể hiện rõ.

- Việc tạo tiếng cười trong mài kịch: Một đoạn văn là một lớp hài kịch/ một cảnh quan trọng, cho thấy sự sáng tạo độc đáo, đầy dụng ý và hiệu quả của Mô-li-e; nếu thiếu đi cảnh này thì tiếng cười sẽ kém phần mặn mà, sâu sắc.

Bài tập 5 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

- Văn bản hài kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục sử dụng dạng xung đột: ........................................................................................................................

- Lí do:

........................................................................................................................

Trả lời:

- Văn bản hài kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục sử dụng dạng xung đột giữa “cái thấp kém” với cái “thấp kém”.

- Lí do: tất cả các nhân vật từ hai phía của xung đột - cả nhân vật ông Giuốc-đanh lẫn các nhân vật phó may, thợ phụ - đều là hiện thân cho “cái thấp kém” (mỗi nhân vật thấp kém theo kiểu riêng).

Bài tập 6 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

- Chủ đề của văn bản là:

........................................................................................................................

- Thủ pháp trào phúng được sử dụng để thể hiện chủ đề là:

........................................................................................................................

- Biểu hiện của thủ pháp này trong văn bản:

........................................................................................................................

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản là: Sự tốn kém và lố bịc của ông Giuốc-đanh trong việc mặc lễ phục nhằm thỏa mãn ham muốn “học làm sang”.

- Thủ pháp trào phúng được sử dụng để thể hiện chủ đề là: thủ pháp phóng đại (nói quá), thủ pháp lặp lại và tăng tiến, thủ pháp phóng đại sự lố bịch bằng những động tác cơ thể, ..

- Biểu hiện của thủ pháp này trong văn bản:

+ Thủ pháp phóng đại có tác dụng tô đậm, chế giễu sự ngớ ngẩn của ông Giuốc đanh: ông tin vào một điều rất vô lí rằng: hoa may ngược trên lễ phục là “mốt” thời thượng, hay sở thích của những người quý phái.

+ Thủ pháp lặp lại và tăng tiến được sử dụng trong cả hai phần của VB: Ở phần đầu trong các cuộc thoại giữa ông Giuốc-đanh với phó may, có ít nhất ba lần ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự gian dối bịp bợp của phó may (bít tất bị mua quá chật, hoa trên áo bị may ngược, vải bị ăn cắp trắng trợn), nhưng chỉ cần phó may giải thích rằng phải như thế mới đúng mốt, mới sang trọng, quý phái, ... thì ông ta lập tức hết ngờ vực, thậm chí còn tỏ ra hài lòng (Ô! Thế thì bộ áo này may được đấy). Trong ba lần ấy, sự bịp bợm trắng trợn của phó may lần sau cao hơn lần trước, tạo nên sự tăng tiến, cho thấy ông Giuốc-đanh càng về sau càng bị lừa bịp dễ dàng hơn, phi lí hơn. Sau cảnh mặc lễ phục, thủ pháp này tiếp tục được sử dụng: ba lần các chú thợ phụ thay đổi cách xưng hô phỉnh nịnh ông Giuốc-đanh, gọi ông ta là “ông lớn” - “cụ lớn” - “đức ông”; số tiền thưởng càng lúc càng hào phóng theo từ ngữ tôn xưng càng lúc càng cao. Điều đó cho thấy bản chất thấp kém, háo danh đến mức mù quáng của ông Giuốc-đanh càng lúc càng trầm trọng.

Bài tập 7 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tôi tán thành với ý kiến thứ ..................... vì ........................................................................

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Vì:

+ Nhan đề như vậy mới sát hợp với nội dung của văn bản

+ Phản ánh đầy đủ nội dung, giúp cho người đọc hình dung được câu chuyện tốt hơn.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: