X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Mưa xuân - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Mưa xuân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Mưa xuân - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 20 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Mưa xuân:

Số tiếng trong mỗi dòng thơ: ..................................................

Cách gieo vần: ................................................................

Cách ngắt nhịp: ...............................................................

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 7 tiếng/ dòng; không có dòng thơ đặc biệt xét về số lượng tiếng.

- Cách gieo vần: Bài thơ gieo vần chân, vẫn hỗn hợp (có vần cách: già – xa, đẩy – nay,...; có - vần liền: bay – đây, tình - xinh,...) tạo âm hưởng và nhạc tính cho bài thơ.

- Cách ngắn nhịp:

+ Đa số dòng thơ ngắt nhịp 4/3.

+ Có những dòng ngắt nhịp 2/5.

Bài tập 2 trang 20 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Câu chuyện về cô gái được thể hiện qua lời tự tình của “em” trong bài thơ: .................

Trả lời:

Câu chuyện về cô gái được thể hiện qua lời tự tình của “em” trong bài thơ:

Câu chuyện về cô gái được thể hiện qua lời tự tình của em trong bài thơ

Bài tập 3 trang 20 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Bố cục của bài thơ: ........................................................................

Mạch cảm xúc của bài thơ: ..................................................................

Trả lời:

Bố cục của bài thơ: 4 phần

+ Khổ thơ 1: Lời tự giới thiệu của “em”.

+ Khổ thơ 2 – 5: Tâm trạng của “em” trước khi đi xem hội.

+ Khổ thơ 6 – 7: Tâm trạng của “em” khi xem hội.

+ Khổ thơ 8 – 10: Tâm trạng của “em” sau khi tan hội.

Mạch cảm xúc của bài thơ: ngậm ngùi, thương cảm; trân trọng, ngợi ca tâm hồn trong sáng và tình yêu chân thành của người thiếu nữ khát khao tình yêu mà không được đền đáp.

Bài tập 4 trang 21 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Cảm nhận về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”: ......................

Trả lời:

Cảm nhận về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”:

- Diễn biến tâm trạng của cô gái sau khi tan hội được thể hiện qua hành động, cảm giác: buồn bã, cô đơn (Mình em lầm lụi trên đường về), cảm thấy đường xa (Có ngắn gì đâu một dải đê), mưa nặng hạt (Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt); hờn tủi (Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya), mong mỏi và hi vọng được gặp người yêu (Bao giờ em mới gặp anh đây?/ Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ).

- Biện pháp tu từ điệp ngữ (Mùa xuân đã cạn ngày, Bao giờ... được lặp lại) đã làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối những ngày xuân đẹp đã qua và niềm bâng khuâng mong mỏi, những hi vọng mơ hồ của cô gái.

=> Xuyên suốt bài thơ là sự cảm thông, thấu hiểu, yêu mến của nhà thơ dành cho người thiếu nữ. Việc miêu tả tâm hồn ngây thơ, trong sáng; nỗi khấp khởi, hồi hộp, háo hức của cô gái khi sắp đi dự hội; sự mong ngóng, thất vọng, hờn dỗi, trách móc của cô khi người yêu lỡ hẹn; nỗi cô đơn, buồn tủi, tiếc nuối và hi vọng gặp lại người yêu của cô;... đã làm nổi bật cảm xúc ngậm ngùi, thương cảm của nhà thơ dành cho người thiếu nữ khát khao tình yêu mà không được đền đáp.

Bài tập 5 trang 21 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Mối liên hệ giữa không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái: ......................................

Những hình ảnh thể hiện mối liên hệ đó: ..............................................

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái: không gian mùa xuân hiện lên với những đặc trưng của làng quê Bắc Bộ và đồng điệu với tâm trạng cô gái.

- Những hình ảnh thể hiện mối liên hệ đó:

+ Ở khổ thơ 2 – 3, không gian mùa xuân làng quê với những hình ảnh mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy, lễ hội truyền thống rộn ràng tương đồng với tâm trạng vui tươi và hi vọng của cô gái. Hình ảnh mưa xuân phơi phới bay diễn tả niềm vui háo hức lan toả trong tâm hồn cô. Việc lặp lại từ lớp (lớp lớp) tái hiện hình ảnh hoa xoan rụng rất nhiều, hết lớp này đến lớp khác, liên tiếp, dồn dập; từ đó làm nổi bật sức sống, vẻ đẹp của hoa cỏ mùa xuân và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của người thiếu nữ.

+ Ở khổ thơ 8 – 9, không gian làng quê khi “mùa xuân đã cạn ngày, lễ hội đã kết thúc qua cảm nhận của cô gái có đặc điểm tàn tạ, héo úa, rất tương đồng với tâm trạng buồn tủi, thất vọng của cô: mưa xuân đã ngại bay (biện pháp tu từ nhân hoá), hoa xoan đã nát dưới chân giày, hội chèo tan. Biện pháp tu từ điệp ngữ (lặp từ đã) nhấn mạnh những hiện tượng đã xảy ra, không níu kéo hay thay đổi được. Sự đối lập hình ảnh ở khổ thơ 5 và 8, “mưa bụi không ướt áo” – “mưa nặng hạt”; “cách có một thôi để” – “có ngắn gì đâu một dải để thể hiện - tâm trạng, cảm xúc của cô gái trước và sau khi xem hội: trước hội vui phơi phới, tràn đầy hi vọng – sau hội buồn bã, thất vọng.

Bài tập 6 trang 21 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ: ...................

Trả lời:

Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ:

- Ngôn ngữ của bài thơ rất tinh tế, diễn tả những cung bậc tâm trạng phong phú của thiếu nữ đang yêu.

- Sử dụng lời ăn tiếng nói của người thôn quê nên bài thơ cũng có nhiều từ ngữ mộc mạc, chân chất (chả sang xem, chả thiết xem, anh chẳng sang, năm tao bảy tuyết, mùa xuân đã cạn ngày,...).

Bài tập 7 trang 21 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Mưa xuân: .....................................

Chủ đề của bài thơ: ........................................................

Căn cứ để xác định chủ đề của bài thơ: .....................................

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: trân trọng, ngợi ca tình yêu trong sáng của tuổi trẻ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi; cảm thông với những nỗi buồn vì tình yêu không trọn vẹn.

- Chủ đề bài thơ: khát vọng hạnh phúc, tình yêu trong sáng, mãnh liệt của tuổi trẻ.

- Căn cứ để xác định chủ đề:

+ Nhan đề bài thơ: mưa xuân vốn mang đến cho vạn vật sức sống, sự sinh sôi, nảy nở. Trong bài thơ, mưa xuân mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu tuổi trẻ. Tình yêu ấy mang đến cho cuộc đời sức sống, sự sinh sôi, nảy nở, phát triển.

+ Các hình ảnh, mạch cảm xúc trong bài thơ: thể hiện tấm lòng cảm thông, thấu hiểu và tình cảm yêu mến, sự trân trọng của nhà thơ dành cho cô gái ngây thơ và tình yêu trong sáng của cô.

Bài tập 8 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Mùa xuân được ví như một bức tranh đa sắc, và bức tranh ấy được tô điểm bởi không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài thơ "Mưa xuân" của Nguyễn Bính. Đó là một không gian thanh bình, yên ả và tràn đầy sức sống. Mùa xuân hiện lên với những màn mưa bụi bay phơi phới, nhẹ nhàng như sương giăng, làm cho không gian trở nên mờ ảo và lung linh. Cánh hoa xoan tím rụng đầy, tạo nên một tấm thảm hoa rực rỡ trên mặt đất. Tiếng trống chèo vang vọng từ thôn Đoài, mang theo niềm vui và sự náo nhiệt đến cho mọi người. Mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài thơ "Mưa xuân" đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Đó là cảm xúc về một mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng và đầy sức sống. Đó là cảm xúc về một quê hương thanh bình, yên ả và đậm đà bản sắc dân tộc.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: