X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 18 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 18 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 18 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 18 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

Thao thức: ........................................................................

Ăn cầu ngủ quán: ..................................................................

Vằng vặc: .........................................................................

Mai, trúc: ........................................................................

Đắng cay: .........................................................................

Trong trẻo: .......................................................................

Trả lời:

Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

Thao thức: Trong từ điển tiếng Việt, từ thao thức được giải nghĩa là "ở trạng thái không ngủ được vì có điều phải suy nghĩ, không yên”. Trong câu thơ “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng”, từ thao thức chỉ sức sống của tiếng Việt ngay cả trong hoàn cảnh bị dập vùi.

Ăn cầu ngủ quán: Thành ngữ ăn cầu ngủ quán trong câu thơ “Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán” chỉ cảnh đời lang thang, cơ nhỡ.

Vằng vặc: Từ vằng vặc được giải nghĩa là “rất sáng, không một chút gợn (thường nói về ánh trăng)”. Trong câu thơ “Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời, từ vằng vặc diễn tả sự toả sáng không gì có thể làm lu mờ, khuất lấp của tình yêu thương, lòng nhân hậu của Nguyễn Du.

Mai, trúc: Mai về trúc nhớ là hình ảnh mượn từ câu ca dao “Trúc với mai, mai về trúc nhớ/ Trúc trở về, mai nhớ trúc không?/ Bây giờ kẻ bắc người đông/ Kế sao cho hết tấm lòng tương tư. Trong câu thơ “Buồm lộng sóng xô mai về trúc nhớ, nhà thơ dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, lấy hình ảnh mai, trúc để chỉ nam nữ tương tư.

Đắng cay: Trong từ điển tiếng Việt, từ đắng cay được giải nghĩa là “đau khổ, xót xa. Trong câu thơ “Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay” của Lưu Quang Vũ, đắng cay được dùng với nghĩa chỉ những đau khổ mà mẹ phải trải qua trong cuộc đời.

Trong trẻo: Trong từ điển Tiếng Việt, trong trẻo được giải nghĩa là “rất trong, gây cảm giác dễ chịu”. Từ trong trẻo ở câu thơ “Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt” diễn tả vẻ đẹp trong sáng, thể hiện nét thanh tao như hồn dân tộc của tiếng Việt.

Bài tập 2 trang 19 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Các từ láy được sử dụng và tác dụng của việc dùng những từ láy này trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

a. – Các từ láy trong khổ thơ: ...................................................................

- Tác dụng của việc dụng các từ láy trong khổ thơ: ...............................................

b. – Các từ láy trong khổ thơ: ...................................................................

- Tác dụng của việc dụng các từ láy trong khổ thơ: ...............................................

Trả lời:

a. - Các từ láy trong khổ thơ:

+ Từ láy nhọc nhằn làm nổi bật cảnh lao động cực nhọc, vất vả của những người thợ kéo gỗ.

+ Từ láy dập dồn diễn tả hình ảnh nước lũ dâng cao và mạnh, tạo thành những đợt sóng lũ liên tiếp ập tới, làm xói lở chân đê.

b. - Các từ láy trong khổ thơ:

+ Từ láy tha thiết thể hiện một đặc điểm của tiếng Việt là hàm chứa, biểu đạt những tình cảm thắm thiết.

+ Từ láy ríu rít miêu tả nét cao, trong của tiếng Việt với nhiều âm thanh đan xen và có khả năng biểu đạt mọi tâm tư tình cảm của con người.

+ Từ láy chênh vênh thể hiện cảm nhận của nhà thơ về đặc điểm mà dấu ngã trong tiếng Việt biểu đạt, đó là cảm giác trơ trọi, thiếu vững chãi.

Bài tập 3 trang 19 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

- Các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt: .................................

- Nghĩa của các thành ngữ đó: ..................................................

Trả lời:

- Các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt: gừng cay muối mặn, chân trời góc biển.

- Nghĩa của các thành ngữ đó:

+ Gừng cay muối mặn: ẩn dụ về những gian nan, vất vả trong cuộc sống vợ chồng. Đặt trong ngữ cảnh câu thơ “Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót”, thành ngữ này diễn tả tình cảm son sắt, thuỷ chung trong mối quan hệ vợ chồng.

+ Chân trời góc biển: ẩn dụ chỉ những nơi xa xôi, cách trở. Trong câu thơ “Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể”, thành ngữ nhấn mạnh nỗi nhớ tiếng mẹ đẻ tha thiết của người Việt dù họ có sinh sống ở nơi nào.

Bài tập 4 trang 19 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Các biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng của việc dùng các biện pháp tu từ đó trong một số đoạn thơ của bài thơ Tiếng Việt:

a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ...................................

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: .........................

b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ...................................

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: .........................

c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ...................................

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: .........................

d. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ...................................

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: .........................

Trả lời:

a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh (Như vị muối chung lòng biển mặn/ Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.)

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: giúp người đọc hình dung cụ thể sự gắn bó mật thiết của những người cùng chung tiếng nói và sự trường tồn của tiếng Việt; thể hiện sự đồng cảm với những người cùng chung tiếng nói và niềm tin vào sức sống của tiếng Việt.

b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh (như bùn và như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ).

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Giúp người đọc cảm nhận được một cách rõ nét, ấn tượng về vẻ đẹp mượt mà, mềm mại của tiếng Việt.

+ Gợi sự linh hoạt, tinh tế của ngôn ngữ tiếng Việt.

+ Gợi lên tình cảm yêu mến thiết tha của nhà thơ đối với tiếng Việt.

c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp ngữ, điệp cấu trúc (Ai...).

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Tạo nhịp điệu, nhạc tính cho bài thơ.

+ Diễn tả sự đồng điệu và bao dung của nhà thơ với những người cùng chung ngôn ngữ.

d. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: ẩn dụ (nghe mắt lịm)

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Giúp người đọc cảm nhận được sự mát mẻ, dễ chịu như được đắm mình vào làn nước suối thanh khiết khi nghe từ suối. Qua đó, nhấn mạnh khả năng gợi cảm của tiếng Việt.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ gợi lên cảm giác thú vị của nhà thơ khi nhận ra khả năng đánh thức giác quan người nghe của tiếng Việt.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: