Vở thực hành Ngữ văn 9 Nỗi sầu oán của người cung nữ - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Nỗi sầu oán của người cung nữ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Nỗi sầu oán của người cung nữ - Kết nối tri thức
Trả lời:
Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích:
- Trong bài thơ có sự đan xen giữa các cặp câu 7 tiếng và cặp câu lục bát, trong đó cặp câu 7 chữ mở đầu, tiếp theo là cặp câu lục bát liền kề.
- Về vần: tiếng thứ bảy của câu 7 tiếng hiệp vần với tiếng thứ năm của câu 7 tiếng liền kề sau nó (Ví dụ: bóng - ngóng, vũ - ngủ,…); tiếng thứ sáu của câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát (Ví dụ: thu - cù, sầu - rầu,…).
- Về thanh điệu: tuân thủ quy tắc chặt chẽ về thanh điệu trong thơ song thất lục bát. Ví dụ ở 4 câu thơ đầu:
Trong cung quế âm thầm (B)
Đêm năm canh (B) trông ngóng (T) lần lần (B)
Khoảng làm (B) chi bấy (T) chúa xuân (B)
Chơi hoa (B) cho rữa (T) nhuỵ dần (B) lại thôi (B).
- Về cách ngắt nhịp: ngắt nhịp lẻ trước, nhịp chẵn sau (Ví dụ: Trong cung quế/ âm thầm/ chiếc bóng.)
Trả lời:
Chủ đề của đoạn trích: Thân phận khổ đau, long đong, cô đơn của người cung nữ tài sắc khi không được vua sủng ái như xưa.
Nét đặc sắc về nghệ thuật |
Tác dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Nét đặc sắc về nghệ thuật |
Tác dụng |
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình điêu luyện, đạt đến mức tài hoa. |
Qua việc miêu tả cảnh vật trong cung quế, nhà thơ gián tiếp miêu tả tâm trạng của người cung nữ. |
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng tinh tế: phòng tiêu lạnh ngắt - đồng, thâm khuê vắng ngắt như tờ. |
Diễn tả khung cảnh tịch liêu, tiêu điều, nhuốm màu tâm trạng của khung cảnh. |
Biện pháp đảo ngữ độc đáo: Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi; vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ,… |
Nhấn mạnh nỗi lòng đau xót, buồn thương của sự xa cách, chia đôi,... |
Từ ngữ đặc sắc, giàu biểu cảm |
Từ ngữ trong bài thơ được dùng với nhiều tầng nghĩa, chất chứa cảm xúc, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. |
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” gồm 5 khổ thơ với 20 câu biểu hiện nỗi mong chờ vò võ, nỗi sầu thương oán hận của người cung phi bị ruồng bỏ. Vua chúa có hàng ngàn cung nữ. Có cung phi cả đời may mắn được một vài lần “chúa dấu vua yêu”, còn phần đông không được biết đến “ơn mưa móc” của vua chúa mà còn bị ruồng bỏ. Nguyễn Gia Thiều là một nghệ sĩ quý tộc, gần gũi và hiểu biết những người cung nữ. Ông thông cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của họ. Nỗi mong đợi một đôi chút “ơn mưa móc” của vua chúa với người cung nữ thật là cảm động. Chỉ một đoạn trích “Cung oán ngâm khúc”, ta cũng nhận ra tài hoa và tâm hồn lớn của Nguyễn Gia Thiều. Thể thơ song thất lục bát hợp với hình thức “Ngâm”, nhưng không quá du dương như “Chinh phụ ngâm”, mà sắc sảo, nặng lí trí, uyên bác. Nhà thơ đã thể hiện quá trình phát triển tâm trạng của người cung nữ, từ mong chờ sầu muộn đến ngán ngẩm ê chề đến đay nghiến, căm hận, phẫn uất. Khúc ngâm có sự hài hòa tuyệt vời giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, giữa hình ảnh và nhạc điệu, giữa trữ tình và triết lí. “Cung oán ngâm khúc” là tác phẩm thiên tài của Nguyễn Gia Thiều vì đấy là đỉnh cao của ngôn ngữ, của trí tuệ và của tinh thần nhân văn.