Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 Tiết 1 trang 14, 15
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 Tiết 1 trang 14, 15 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 Tiết 1 trang 14, 15
Bài 1 (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.
CỬA SÔNG
(Trích)
Là cửa nhưng không then khoá Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi.
Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhỏ bạc đầu Chất muối hoà trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu. |
Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp loá đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng... nhớ một vùng núi non... (Quang Huy) |
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các từ như: then khóa, cần mẫn, búng càng,…
Bài 2 (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của từ ở cột B.
Cửa sông |
Khoảng đất bồi ven sông, ven biển. |
|
Bãi bồi |
Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng cửa sông giáp biển. |
|
Sóng bạc đầu |
Nước không bị nhiễm mặn. |
|
Nước ngọt |
Nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hoặc một dòng sông khác. |
|
Nước lợ |
Sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa |
Trả lời:
Bài 3 (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về cửa sông?
Trả lời:
- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về cửa sông: không then khóa, không khép lại bao giờ, mênh mông, sóng nước, mở ra bao nỗi đợi chờ.
Bài 4 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Theo nội dung bài thơ, cửa sông gắn bó với con người như thế nào?
Trả lời:
- Theo nội dung bài thơ, cửa sông gắn bó với con người: mang lại phù sa, nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng, là nơi tiễn người ra biển, gắn liền với bao nỗi đợi chờ, nhớ nhung.
Bài 5 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm hình ảnh nhân hóa ở khổ thơ cuối. Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó.
Trả lời:
- Hình ảnh nhân hóa ở khổ thơ cuối: Dù giáp mặt cùng biển rộng/ Cửa sông chẳng đứt cội nguồn; Lá xanh mỗi lần rơi xuống/ Bỗng… nhớ một vùng núi non.
- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư, tình cảm như con người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thủy chung chẳng dứt cội nguồn và nỗi nhớ về 1 vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết, chân thành. Tình cảm ấy thật đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành, tha thiết và tình nghĩa.
Bài 6 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Bài thơ muốn nói điều gì?
Trả lời:
- Bài thơ muốn ca ngợi vẻ đẹp của cửa sông, qua đó thể hiện tình cảm gắn bó, thủy chung không quên cội nguồn và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương.