Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 23 Tiết 3 trang 20
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 Tiết 3 trang 20 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 23 Tiết 3 trang 20
Bài 1 (trang 20, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc câu chuyện dưới đây:
“ANH GIÀ” NÔ-EN
Tôi đã đặt dịch vụ ông già Nô-en đến trao quà. Được báo trước tối hôm đó ông già Nô-en sẽ đến, lũ trẻ mặc quần áo chỉnh tề háo hức chờ. Nhưng 20 giờ, 21 giờ, rồi 22 giờ vẫn chưa thấy ông già Nô-en đâu. Gọi hàng chục cuộc cho dịch vụ cung cấp ông già Nô-en, nhân viên đều trả lời là ông già Nô-en đang tới. Thế nhưng rồi không!
Hôm sau là 25-11, lại mất hàng chục cuộc điện thoại. Tôi yêu cầu được liên hệ trực tiếp với "ông San-ta" – một "anh già" Nô-en – và được trả lời chắc chắn sẽ đến. Thế nhưng lũ trẻ vẫn phải đi ngủ trong niềm vô vọng.
24 giờ có chuông cửa. Một "anh già" Nô-en xuất hiện. Chòm râu trắng xộc xệch, ánh mắt căng thẳng mỏi mệt. Hai đứa trẻ dậy nhận quà. Trong khi chúng vẫn chưa hết ngái ngủ thì “anh già" Nô-en "khuyến mại" cho mỗi đứa một cái vuốt râu rồi vội vàng lên xe máy đi ngay.
(Theo Hồng Phúc)
Bài 2 (trang 20, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện trên.
G: Tham khảo lời bình của người kể câu chuyện trên:
Khi nói đến ông già Nô-en bao giờ người ta cũng hình dung đó ít nhất phải là người đứng tuổi, giọng nói ấm áp, vui tính, hiền hậu, bụng to,... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bây giờ tạo ra những ông già Nô-en gầy gò, bụng xẹp,... Làm sao mà ông già Nô-en còn có thể đáng yêu trong bộ dạng các "anh già" mà trẻ con có thể thấy trên đường phố?
Ông già Nô-en là hiện thân của sự bí ẩn và diệu kì, vậy mà bây giờ...
Trả lời:
* Đáp án tham khảo:
- Tên câu chuyện: “Anh già” Nô en
- Nội dung hoặc cảm nhận chung: Câu chuyện thể hiện cảm xúc về dịch vụ thuê ông già Nô-en hiện nay. Từ việc thuê ông già Nô-en nhưng khách hàng lại mất rất nhiều lần khiếu nại để nhận được anh già Nô-en trong sự vội vàng.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện:
+ Mở đầu tự nhiên: Tác giả kể về việc thuê ông già Nô-en để dành bất ngờ cho các con nhưng lại gặp sự cố.
+ Nội dung thú vị: Từ việc thuê ông già Nô-en nhưng khách hàng lại mất rất nhiều lần khiếu nại để nhận được anh già Nô-en trong sự vội vàng. Câu chuyện vừa đáng thương lại vừa đáng trách đối với những người làm dịch vụ.
+ Lời kể sinh động: Câu chuyện được kể qua góc nhìn chân thực, tình cảm.
- Những điều gợi ra từ câu chuyện: câu chuyện gợi cho chúng ta suy nghĩ về hình ảnh của những ông già Nô-en trong dịp lễ hiện nay. Họ đã không còn là những ông già Nô-en như trên tivi mà lại xuất hiện khác lạ, vừa đáng thương và vừa đáng trách.