Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 24 Tiết 2 trang 22, 23


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 Tiết 2 trang 22, 23 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 24 Tiết 2 trang 22, 23

Bài 1 (trang 22, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc đoạn văn và gạch dưới những từ ngữ nối để liên kết câu.

        Có thể nói chơi sách là một thú tiêu khiển cao cấp. Bởi vì người chơi sách phải biết được giá trị của cuốn sách, tức là phải có học vấn sâu rộng và yêu thích văn chương, học thuật. Và người chơi sách còn phải giao thiệp rộng để được giới thiệu, mua bán, đổi chác, biếu tặng. Nhưng không chỉ có thế, người chơi sách còn phải tương đối dư giả về tiền bạc và thời gian. Nói tóm lại, chơi sách là một "nghề chơi cũng lắm công phu. Người đọc sách đã hiếm mà người chơi sách, do đó, càng hiếm hơn.

Trả lời:

      Có thể nói chơi sách là một thú tiêu khiển cao cấp. Bởi vì người chơi sách phải biết được giá trị của cuốn sách, tức là phải có học vấn sâu rộng yêu thích văn chương, học thuật. người chơi sách còn phải giao thiệp rộng để được giới thiệu, mua bán, đổi chác, biếu tặng. Nhưng không chỉ có thế, người chơi sách còn phải tương đối dư giả về tiền bạc và thời gian. Nói tóm lại, chơi sách là một "nghề chơi cũng lắm công phu. Người đọc sách đã hiếm mà người chơi sách, do đó, càng hiếm hơn.

Bài 2 (trang 23, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết đoạn văn (3 – 5 câu) nói về một nét văn hóa riêng của quê em có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.

      G: Nét riêng (đặc sắc) về văn hóa như mời nhau ăn trầu, uống trà xanh, lập thư viện ngoài trời cho trẻ em đọc sách, hàng xóm đến câu chuyện trò vào buổi tối với gia đình vừa có người mất,…

Trả lời:

      Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Rồi tục ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” giúp con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Và hơn hết, miếng trầu nhân lên niềm vui khi khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ tết miếng trầu mời người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm cho người ta ấm hơn trong những ngày đông giá lạnh; làm nguôi, vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu còn là biểu tượng cho sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước qua mâm cỗ thờ cúng gia tiên, tế lễ thần linh….

- Từ ngữ nối để liên kết câu: rồi, và hơn hết.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: