Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 33 Tiết 1 trang 54, 55
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 Tiết 1 trang 54, 55 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 33 Tiết 1 trang 54, 55
Bài 1 (trang 54, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.
CÂY SỒI TRÊN SA MẠC XA-HA-RA
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Xa-ha-ra vẫn còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thoả thuê hút và tận hưởng dòng nước ngắm mát lành dồi dào trong lòng đất. Chúng thi nhau đâm cành, trổ lá xum xuê. Riêng chỉ có cây sồi Tê-nê-rê là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rẻ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất.
Cho đến một ngày kia, khi nguồn nước tưởng như vô tận bồng cạn kiệt dần, rồi biến mất hẳn. Các loài cây đều không chịu nói hạn hán và cứ chết dần chết mòn. Duy chỉ có cây sồi Tê-nê-rê là vẫn tồn tại giữa sa mạc Xa-ha-ra. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi nó một mình đứng giữa sa mạc, dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Xung quanh bán kính 400 ki-lô-mét, không một bóng cây nào bầu bạn. Cây sồi Tê-nê-rê được coi là vật thể tự nhiên duy nhất được đánh dấu trên bản đồ sa mạc Xa-ha-ra. Nó là cột mốc quan trọng dẫn đường cho các đoàn lữ hành đi qua vùng mênh mông cát nắng.
Mùa đông năm 1938, người ta thử đào một cái giếng ngay bên cạnh cây sồi Tê-nê-rê và ngỡ ngàng phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tới 36 mét để tìm nước, mặc dù trên mặt đất nó chỉ cao không tới 3 mét. Thật đáng khâm phục!
Tuy nhiên, điều đáng buồn là mặc dù thiên nhiên hà khắc cũng không thể làm cho Tê-nê-rê suy chuyển, nhưng vào ngày 8 tháng 11 năm 1973, cây sồi huyền thoại này đã "từ trần" khi bị một người lái xe tải say rượu đâm vào.
Xác cây sồi đã được đưa về Bảo tàng quốc gia Ni-gê-ri-a tại thủ đô Ni-a-mi. Để tưởng nhớ “cây sối", người ta đã dựng một mẫu điêu khắc bằng sắt trên tuyến đường mòn băng qua vùng Tê-nê-rê. Và ngày nay, khách qua đường vẫn thấy sừng sững cột mốc này và thầm tiếc nuối cho số phận “bậc cao niên oai hùng nhất” trong thế giới thực vật.
(Vũ Anh Minh tổng hợp)
Trả lời:
Em đọc văn bản, chú ý các tên riêng nước ngoài,…
Bài 2 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Khi sa mạc Xa-ha-ra vẫn còn là những khu rừng xanh tốt, cây sồi Tê-nê-rê khác những loài cây trên sa mạc ở điểm nào?
Trả lời:
Bài 3 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Sự thay đổi nào của sa mạc Xa-ha-ra khiến cây sồi Tê-nê-rê phải một mình đứng giữa sa mạc?
Trả lời:
- Cây sồi Tê-nê-rê phải một mình đứng giữa sa mạc do sa mạc Xa-ha-ra có sự thay đổi: nguồn nước tưởng như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn.
Bài 4 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Vì sao giữa sa mạc cháy bỏng, cây sồi Tê-nê-rê vẫn sống?
Trả lời:
- Giữa sa mạc cháy bỏng, cây sồi Tê-nê-rê vẫn sống vì nó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất.
Bài 5 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Theo em, vì sao cây sồi Tê-nê-rê được coi như một “huyền thoại”?
A. Rễ cây đã dâm sâu xuống đất tới 36 mét nhưng trên mặt đất nó chỉ cao không tới 3 mét.
B. Một mình đứng giữa sa mạc, dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
C. Là vật thể tự nhiên duy nhất được đánh dấu trên bản đồ sa mạc Xa-ha-ra.
D. Các ý A, B, C đều đúng.
Trả lời:
- Đán án: D
Bài 6 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Hình ảnh cây dồi Tê-nê-rê gợi cho em bài học gì?
Trả lời:
- Hình ảnh cây sồi Tê-nê-rê gợi cho em bài học về lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu và không gục ngã trước nghịch cảnh.