Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 11: Hình chiếu trục đo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.
Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo
I. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo
- Xây dựng hình chiếu trục đo:
+ Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể với ba trục tọa độ ứng với chiều dài, rộng, cao của vật thể.
+ Chiếu vật thể cùng hệ trục tọa độ Oxyz lên mặt phẳng hình chiếu P theo phương chiếu l.
+ Thu được hình chiếu vật thể và hình chiếu hệ trục tọa độ là O’x’y’z’. Hình chiếu vật thể gọi là hình chiếu trục đo.
- O’x’, O’y’, O’z’ là các trục tọa độ.
- Các góc x’O’y’, y’O’z’, z’O’x’ là các góc trục đo.
- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục tọa độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó:
+ Hệ số biến dạng trên trục O’x’ : p
+ Hệ số biến dạng trên trục O’y’: q
++ Hệ số biến dạng trên trục O’z’: r
II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
- Góc trục đo: x’O’y’ = y’O’z’ = z’O’x’ = 1200
- Hệ số biến dạng: p = q = r = 1
- Hình chiếu trục đo của hình tròn là elip.
III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
- Góc trục đo: x’O’z’ = 900, x’O’y’ = y’O’z’ = 1350
- Hệ số biến dạng: p = r = 1, q = 0,5
- Hình chiếu trục đo của hình tròn:
+ Nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOz là hình tròn
+ Nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOy hoặc yOz là elip
IV. Vẽ hình chiếu trục đo
1. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm
Hình chiếu trục đo của điểm A là A’ có:
x’A = p.xA; y’A = p.yA; z’A = p.zA
2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể
- Bước 1: Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể, vẽ phác hình dáng không gian của vật thể.
- Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể.
- Bước 3: Vẽ các thành phần của vật thể
- Bước 4: Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm cạnh thấy.