Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.
Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
I. Một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp vầ biện pháp phòng trừ
1. Bệnh thán thư
a. Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết
- Tác nhân gây hại: do nấm Colletotrichum gây ra
Đặc điểm nhận biết
+ Trên lá: gây hại từ mép lá, lúc đầu là đốm nhỏ, sau thành mảnh lớn
+ Trên chồi non: lúc đầu dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối
+ Trên hoa và quả: hơi lõm kiểu chấm đen, hoa và quả chuyển đen và rụng.
c. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng
- Thoát nước sau mưa lớn
- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK
- Khi bị bệnh cần phun thuốc kịp thời
2. Bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi)
a. Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết
- Tác nhân gây hại: vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra.
- Đặc điểm nhận biết:
+ Lá: lốm đốm vàng xanh, gân lá sưng, màu xanh, rụng
+ Quả: nhỏ, méo, loang lổ
b. Biện pháp phòng trừ
- Dùng nguồn cây giống sạch bệnh, tạo tán, tỉa cành
- Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối
- Quản lí tốt nguồn rầy chổng cánh
- Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ phần bệnh hoặc nhổ cây.
3. Bệnh đạo ôn hại lúa
a. tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết
- Tác nhân gây hại: nấm Pyricularia oryzae
- Đặc điểm nhận biết:
+ Trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, giữa vết bệnh có màu tro xám.
+ Trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa: màu nâu xám hơi teo thắt lại.
b. Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống chống chịu
- Xử lí hạt giống
- Dự tính dự báo bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng
- Bón phân cân đối
- Chủ động phun thuốc phòng bệnh
4. Bệnh héo xanh vi khuẩn
a. Tác nhân gây bệnh và đặc điểm nhận biết
- Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Xanthomonas oryzae
- Đặc điểm nhận biết:
+ Cành và lá héo, vỏ thân phía gốc xù xì
- Cắt ngang thân, cành: chứa dịch nhờn vi khuẩn
+ Ngâm đoạn thân cắt vào nước: dịch vi khuẩn chảy ra ngoài
+ Bệnh nặng, xuất hiện những sọc nâu.
b. Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống chống bệnh, khỏe, sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước ruộng hoặc cày phơi đất, luân canh với lúa nước.
- Dùng chế phẩm vi sinh vật đối kháng.