Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 13: Nhân giống cây trồng
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 13: Nhân giống cây trồng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.
Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 13: Nhân giống cây trồng
I. Các cấp giống cây trồng
- Giống tác giả:
+ Do tác giả chọn tạo ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Dùng để sản xuất giống siêu nguyên chủng
- Giống siêu nguyên chủng:
+ Được nhân ra từ giống tác giả theo đúng quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.
+ Dùng để sản xuất giống nguyên chủng
- Giống nguyên chủng:
+ Nhân ra từ giống siêu nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Dùng để sản xuất giống nguyên chủng
- Giống xác nhận:
+ Được nhân ra từ giống nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
+ Dùng để xản xuất đại trà
II. Một số phương pháp nhân giống cây trồng
1. Phương pháp nhân giống hữu tính
- Là phương pháp nhân giống bằng hạt.
- Đối tượng áp dụng: lúa, ngô, các loại đậu và một số loại rau
2. Phương pháp nhân giống vô tính
- Là phương pháp mà cây con được hình thành từ một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
a. Phương pháp giâm cành
- Ưu điểm:
+ Đơn giản
+ Dễ thực hiện
+ Hệ số nhân giống cao
- Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém
+ Dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ
b. Phương pháp chiết cành
- Ưu điểm: cây con khỏe mạnh hơn cây giâm cành
- Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém
+ Cây giống dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ
+ Hệ số nhân giống thấp
c. Phương pháp ghép
- Ưu điểm:
+ Bộ rễ khỏe mạnh
+ Thích nghi tốt
+ Sinh trưởng, phất triển khỏe
- Nhược điểm: kĩ thuật cao
d. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
- Ưu điểm:
+ Nhân nhanh số lượng
+ Không phụ thuộc mùa vụ
+ Đồng nhất về di truyền và sạch bệnh
+ Hệ số nhân giống cao
- Nhược điểm:
+ Tốn kinh phí
+ Tốn công sức
+ Trình độ kĩ thuật cao