[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 1 có đáp án (5 đề) - Chân trời sáng tạo
[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 1 có đáp án (5 đề) - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 5 Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 1 có đáp án sách Chân trời sáng tạo, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì môn Tiếng Việt 1.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Rước đèn ông sao
Tết Trung Thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một bải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt.
(theo Nguyễn Thị Ngọc Tú)
B. ĐỌC BÀI SAU RỒI THỰC HIỆN THEO CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
Loài chim của biển cả
Hải âu là loài chim của biển cả. Chúng có sải cánh lớn, nên có thể bay rất xa, vượt qua cả những đại dương mênh mông. Hải âu còn bơi rất giỏi nhờ chân của chúng có màng như chân vịt.
Hải âu bay suốt ngày trên mặt biển. Đôi khi, chúng đậu ngay trên mặt nước dập dềnh. Khi trời sắp có bão, chúng bay thành đàn tìm nơi trú ẩn. Vì vậy, hải âu được gọi là loài chim báo bão. Chúng cũng được coi là bạn của những người đi biển.
Khoanh tròn vào phương án chính xác nhất
1. Bài đọc nói về loài chim nào?
A. Chim đại bàng
B. Chim hải âu
C. Chim cánh cụt
2. Chim hải âu có sải cánh lớn, nên nó có thể làm được điều gì?
A. Có thể bơi rất giỏi
B. Có thể ăn rất khỏe
C. Có thể bay rất xa.
3. Chim hải âu bay suốt ngày ở đâu?
A. Trên mặt biển
B. Trên bờ sông
C. Trên ngọn núi
4. Chim hải âu được coi là bạn của những ai?
A. Người đi lính
B. Người đi biển
C. Người đi chợ
C. VIẾT
Câu 1. Nghe - viết
Thầy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát. Cóc quyết lên thiên đình kiện ông trời. Cùng đi với cóc, có cua, gấu, cọp, ong và cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà trời, buộc ông trời phải cho mưa xuống trần gian.
Câu 2. Điền vào chỗ trống
tr / ch
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Rước đèn ông sao
Tết Trung Thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một bải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt.
(theo Nguyễn Thị Ngọc Tú)
B. ĐỌC BÀI SAU RỒI THỰC HIỆN THEO CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
C |
A |
B |
C. VIẾT
Câu 1. Nghe - viết
Thầy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát. Cóc quyết lên thiên đình kiện ông trời. Cùng đi với cóc, có cua, gấu, cọp, ong và cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà trời, buộc ông trời phải cho mưa xuống trần gian.
Câu 2. Điền vào chỗ trống
tr / ch
trái xoài chú chó chải tóc
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Chõng tre của bà
Em thích nhất là được cùng bà nằm trên chõng tre vào mỗi đêm hè. Bà đặt chiếc chõng tre ngoài hiên nhà. Em ôm chiếc gối nhỏ ra nằm cạnh bà. Màn đêm thật yên tĩnh. Em nghe rõ từng nhịp thở của bà.
Bà thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Giọng bà thủ thỉ, lúc trầm lúc bổng, giọng kể thoảng vị trầu cay. Cùng với tiếng kẽo kẹt của chõng tre, là tiếng vỗ nhẹ nhàng của bà ru em ngủ. Những âm thanh ấy thân thương biết bao nhiêu.
(Hồ Huy Sơn)
B. ĐỌC HIỂU, VIẾT
Câu 1. Đọc thầm:
Mùa xuân trên cánh đồng
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi chơi. Những anh chuồn chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các anh sáo kêu rối rít, hết bay vút lên cao rồi lại sà xuống thấp. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to.
(Xuân Quỳnh)
1. Em hãy đánh dấu ✔ vào những ☐ đứng trước câu trả lời đúng:
a. Bài đọc nói về mùa nào trong năm?
☐ Mùa xuân
☐ Mùa hè
☐ Mùa thu
b. Bài đọc không nói đến loài chuồn chuồn nào sau đây?
☐ Chuồn chuồn kim
☐ Chuồn chuồn ớt
☐ Chuồn chuồn ngô
c. Các chú bọ ngựa làm gì trên những chiếc lá to?
☐ Tập hát
☐ Tập múa võ
☐ Tập đá cầu
2. Trả lời câu hỏi:
a. Em hãy tìm các tiếng có chứa vần inh trong bài đọc.
b. Em hãy tìm và chép lại câu văn miêu tả chuồn chuồn kim.
Câu 2.Điền cổ tích, bãi cỏ, ông trăng, quê ngoại vào chỗ trống thích hợp:
Câu 3. Điền vào chỗ trống
s hoặc x
Câu 4. Tập chép: Nghe - viết:
Bốn mùa ở đâu?
Mùa hạ trong bếp than hồng
Mùa đông núp trong tủ lạnh
Mùa thu mát rượi dấu mình
Trên chiếc quạt trần ba cánh.
Có một mùa xuân nắng ấm
Trên gương mặt mẹ tươi cười
Bốn mùa ở trong nhà cả
Bé tìm là gặp ngay thôi.
(theo Cao Xuân Sơn)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Chõng tre của bà
Em thích nhất là được cùng bà nằm trên chõng tre vào mỗi đêm hè. Bà đặt chiếc chõng tre ngoài hiên nhà. Em ôm chiếc gối nhỏ ra nằm cạnh bà. Màn đêm thật yên tĩnh. Em nghe rõ từng nhịp thở của bà.
Bà thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Giọng bà thủ thỉ, lúc trầm lúc bổng, giọng kể thoảng vị trầu cay. Cùng với tiếng kẽo kẹt của chõng tre, là tiếng vỗ nhẹ nhàng của bà ru em ngủ. Những âm thanh ấy thân thương biết bao nhiêu.
(Hồ Huy Sơn)
B. ĐỌC HIỂU, VIẾT
Câu 1. Đọc thầm:
Mùa xuân trên cánh đồng
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi chơi. Những anh chuồn chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các anh sáo kêu rối rít, hết bay vút lên cao rồi lại sà xuống thấp. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to.
(Xuân Quỳnh)
1. Em hãy đánh dấu ✔ vào những ☐ đứng trước câu trả lời đúng:
a. Bài đọc nói về mùa nào trong năm?
Mùa xuân
☐ Mùa hè
☐ Mùa thu
b. Bài đọc không nói đến loài chuồn chuồn nào sau đây?
☐ Chuồn chuồn kim
Chuồn chuồn ớt
☐ Chuồn chuồn ngô
c. Các chú bọ ngựa làm gì trên những chiếc lá to?
☐ Tập hát
Tập múa võ
☐ Tập đá cầu
2. Trả lời câu hỏi:
a. Em hãy tìm các tiếng có chứa vần inh trong bài đọc.
→ Hình, mình
b. Em hãy tìm và chép lại câu văn miêu tả chuồn chuồn kim.
→ Những cô chuồn chuồn kim thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn.
Câu 2.Điền cổ tích, bãi cỏ, ông trăng, quê ngoại vào chỗ trống thích hợp:
Câu 3. Điền vào chỗ trống
s hoặc x
Câu 4. Tập chép: Nghe - viết:
Bốn mùa ở đâu?
Mùa hạ trong bếp than hồng
Mùa đông núp trong tủ lạnh
Mùa thu mát rượi dấu mình
Trên chiếc quạt trần ba cánh.
Có một mùa xuân nắng ấm
Trên gương mặt mẹ tươi cười
Bốn mùa ở trong nhà cả
Bé tìm là gặp ngay thôi.
(theo Cao Xuân Sơn)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Chú ở bên Bác Hồ
Chú Nga đi bộ đội
Sau lâu quá là lâu!
Nhớ chú, Nga thường nhắc:
- Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu, ở đâu?
Trường Sơn dài dằng dặc
Trường Sa đảo nổi, chìm?
Hay Kon Tum, Đắk Lắk?
(theo Dương Huy)
B. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
(theo Vũ Tú Nam)
Khoanh vào đáp án chính xác nhất
1. Bài đọc đã nói đến loài cây nào?
A. Cây bàng
B. Cây gạo
C. Cây sấu
2. Bài đọc nói về cây gạo vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
3. Bài đọc đã tả hàng ngàn búp nõn là cái gì?
A. Là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
B. Là hàng ngàn ánh nến trong xanh
C. Là hàng ngàn chiếc ô xanh mát
4. Bài đọc đã không nhắc đến tên loài chim nào sau đây:
A. Chào màu
B. Sáo sậu
C. Chích bông
C. VIẾT
1. Chọn từ trong ô vuông để điền vào chỗ trống thích hợp:
Mùa xuân đến, cây gạo nở hoa màu______________. Lũ chim không biết từ đâu đến, nô nức kéo nhau về tụ họp trên _________________. Trò chuyện __________________ cả vườn cây.
2. Điền vào chỗ trống:
uông / ương
3. Tập chép
Cái cầu
Yêu cái cầu theo lối sang nhà bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi…
(theo Phạm Tiến Duật)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Chú ở bên Bác Hồ
Chú Nga đi bộ đội
Sau lâu quá là lâu!
Nhớ chú, Nga thường nhắc:
- Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu, ở đâu?
Trường Sơn dài dằng dặc
Trường Sa đảo nổi, chìm?
Hay Kon Tum, Đắk Lắk?
(theo Dương Huy)
B. ĐỌC HIỂU
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
C. VIẾT
1. Chọn từ trong ô vuông để điền vào chỗ trống thích hợp:
Mùa xuân đến, cây gạo nở hoa màu đỏ rực. Lũ chim không biết từ đâu đến, nô nức kéo nhau về tụ họp trên cành cây. Trò chuyện ầm ĩ cả vườn cây.
2. Điền vào chỗ trống:
uông / ương
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Có thể em chưa biết
Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác… Các loài thực vật quý hiếm là: trầm hương, trắc, sâm ngọc linh, tam thất…
Trên thế giới, chim kền kền ở Mĩ chỉ còn 70 con nuôi trong vườn thú; cá heo xanh Nam Cực còn 500 con; gấu trúc Trung Quốc còn khoảng 700 con…
B. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm:
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che…
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi
Lá xòe từng tia nắng
Giống hệt như mặt trời.
(theo Nguyễn Viết Bình)
Khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
1. Từ “rừng cọ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ?
A. 3 lần
B. 4 lần
C. 5 lần
2. Ở khổ (1), tiếng mưa trong rừng cọ giống như cái gì?
A. Như tiếng thác dội về
B. Như tiếng đàn piano
C. Như tiếng cồng chiêng
3. Ở khổ (2), nhà thơ lên rừng cọ giữa buổi trưa hè để làm gì?
A. Để nằm bên cạnh bờ suối, lắng nghe tiếng nước chảy
B. Để gối đầu lên thảm cỏ, nhìn trời xanh, lá che
C. Để tựa lưng vào gốc cây, tận hưởng làn gió mát lành
C. VIẾT
1. Chọn từ trong ô vuông để điền vào chỗ trống thích hợp:
Phía đầu làng em có trồng một ______________ già. Nhìn từ xa, cây như một cái ô xanh to ______________. Dân làng quý cây lắm. Khi đi xa ______________ai cũng nhớ về cây đa.
2. Tập chép
Tiếng đàn
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
(theo Lưu Quang Vũ)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Có thể em chưa biết
Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác… Các loài thực vật quý hiếm là: trầm hương, trắc, sâm ngọc linh, tam thất…
Trên thế giới, chim kền kền ở Mĩ chỉ còn 70 con nuôi trong vườn thú; cá heo xanh Nam Cực còn 500 con; gấu trúc Trung Quốc còn khoảng 700 con…
B. ĐỌC HIỂU
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
Đáp án |
A |
A |
B |
C. VIẾT
1. Chọn từ trong ô vuông để điền vào chỗ trống thích hợp:
Phía đầu làng em có trồng một cây đa già. Nhìn từ xa, cây như một cái ô xanh to khổng lồ. Dân làng quý cây lắm. Khi đi xa quê hương ai cũng nhớ về cây đa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Mưa
(1) Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt.
(2) Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng.
(3) Mưa gọi chồi biếc
Nở nụ xòe hoa
Mưa rửa sạch bụi
Như tôi lau nhà.
(4) Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời.
(Nguyễn Diệu)
B. ĐỌC HIỂU
Đọc bài đọc và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Cầu vồng
Sau cơn mưa, ta thường thấy hình vòng cung rực rỡ trên bầu trời. Vòng cung đó được gọi là cầu vồng. Cầu vồng có bảy màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Màu đỏ vị trí cao nhất, màu tím ở vị trí thấp nhất. Cầu vồng ẩn chứa nhiều điều lý thú. Đến nay, nhiều câu hỏi về nó vẫn chưa tìm được câu trả lời cuối cùng. Những câu hỏi đó trông chờ các em tìm lời giải đáp.
(theo khoahoc.com)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Bài đọc nói về cái gì?
A. Cơn mưa
B. Cầu vồng
C. Ánh nắng
2. Cầu vồng có hình dáng như thế nào?
A. Hình vòng cung
B. Hình vuông
C. Hình tròn
3. Cầu vồng có tất cả bao nhiêu màu?
A. 5 màu
B. 6 màu
C. 7 màu
4. Cầu vồng thường xuất hiện khi nào?
A. Trước khi trời nắng
B. Sau khi trời mưa
C. Sau khi có bão
2. Trả lời câu hỏi
a. Em hãy kể tên những màu sắc của cầu vồng.
b. Màu sắc nào ở vị trí cao nhất và màu sắc nào ở vị trí thấp nhất của cầu vồng?
c. Em có thích cầu vồng không? Vì sao?
C. VIẾT
1. Điền vào chỗ trống:
a. s / x
b. an / ang
2. Nghe - viết: Cầu vồng
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Mưa
(1) Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt.
(2) Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng.
(3) Mưa gọi chồi biếc
Nở nụ xòe hoa
Mưa rửa sạch bụi
Như tôi lau nhà.
(4) Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời.
(Nguyễn Diệu)
B. ĐỌC HIỂU
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
Đáp án |
B |
A |
C |
2. Trả lời câu hỏi
a. Em hãy kể tên những màu sắc của cầu vồng.
Cầu vồng có bảy màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
b. Màu sắc nào ở vị trí cao nhất và màu sắc nào ở vị trí thấp nhất của cầu vồng?
Màu đỏ vị trí cao nhất, màu tím ở vị trí thấp nhất.
c. Em có thích cầu vồng không? Vì sao?
Em thích cầu vòng vì nhìn cầu vồng rất đẹp và nhiều màu sắc.
C. VIẾT
1. Điền vào chỗ trống:
a. s / x
b. an / ang