[Năm 2023] Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 có đáp án (5 đề) - Chân trời sáng tạo
[Năm 2023] Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 có đáp án (5 đề) - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 5 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 có đáp án sách Chân trời sáng tạo chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì môn Tiếng Việt 1.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Kiểm tra đọc:
Bài 1: Đọc thành tiếng:
Gv cho học sinh bốc thăm phiếu đọc và đọc một đoạn văn.
Bài 2: Đọc hiểu:
Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh vào ý trả lời đúng:
Mỗi năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Hạ nóng bức, ve sầu kêu inh ỏi. Thu đến, bầu trời trong xanh mát mẻ. Đông về rét ơi là rét.
1. Mỗi năm có mấy mùa?
A. Hai mùa
B. Bốn mùa
C. Ba mùa
D. Năm mùa
2. Mùa Hạ tiết trời như thế nào?
A. Mát mẻ
B. Rét
C. Nóng bức
D. Ấm áp
II.Viết:
Bài 3. Viết chính tả, nghe viết):
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Trâu ơi” (Viết 4 dòng đầu "Trâu ơi......quản công" ) (SGK Tiếng Việt công nghệ giáo dục, tập 3, trang 18).
Bài 4. Điền vào chỗ trống
a. Điền chữ c/k/q:
.....uê hương ......ủ nghệ .....im chỉ món ....uà
b. Điền chữ ng/ngh:
Bé ....a đi chơi nhà bà .......iêm. Bà .......ồi bên bé kể chuyện cho bé .....
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I. Kiểm tra đọc:
Bài 1:
Đọc thành tiếng
- Đọc đúng, to, rõ ràng dưới 1,5 phút
- Đọc đúng, to, rõ ràng từ 1,5 phút đến 3 phút
- Đọc đúng, to, rõ ràng từ 3 phút đến 4 phút
- Đọc trên 4 phút
Bài 2: Đọc hiểu
1. B
2. C
Bài 3. Viết chính tả:
- Viết đúng, đẹp, sạch sẽ.
- Viết đúng nhưng chưa thật đẹp
- Viết mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm
Bài 4. Bài tập
a. quê hương củ nghệ kim chỉ món quà
b. Bé nga đi chơi nhà bà nghiêm. Bà ngồi bên bé kể chuyện cho bé nghe
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (7điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học.
II. Đọc thầm đoạn văn sau:
HAI NGƯỜI BẠN
Hai người bạn đang đi trong rừng, bỗng đâu, một con gấu chạy xộc tới.
Một người bỏ chạy, vội trèo lên cây.
Người kia ở lại một mình, chẳng biết làm thế nào, đành nằm yên, giả vờ chết.
Gấu đến ghé sát mặt ngửi ngửi, cho là người chết, bỏ đi.
Khi gấu đã đi xa, người bạn tụt xuống, cười hỏi:
- Ban nãy, gấu thì thầm với cậu gì thế?
- À, nó bảo rằng kẻ bỏ bạn trong lúc hoạn nạn là người tồi.
Lép Tôn-xtôi
Khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. (M1 - 1đ) Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp chuyện gì?
A. Một con gấu xộc tới.
B. Một con hổ xộc tới.
C. Một con quái vật xộc tới.
Câu 2. (M1 - 1đ) Hai người bạn đã làm gì?
A. Hai người bạn bỏ chạy.
B. Nằm im giả vờ chết.
C. Một người leo lên cây, một người nằm im giả vờ chết.
Câu 3.(M2 - 1đ) Câu chuyện khuyên em điều gì?
A. Không nên nói xấu bạn.
B. Bạn bè cần giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
C. Cần bảo vệ loài gấu.
B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả. (7điểm) Nghe - viết: Đinh Bộ Lĩnh
2. Bài tập (3 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống? (M1 - 1đ)
a, Điền g hay gh ....à gô, ...... ế gỗ
b, Điền s hay x cây ....úng, cây ...oan
Câu 2: Nối: (M2 - 1đ)
Câu 3: Hãy viết tên hai người bạn tốt của em? (M3 - 1đ)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: 7 điểm
- HS đọc trơn, đọc đúng, đọc rõ từng tiếng, từ và biết ngắt câu.
- Tốc độ đọc 30 tiếng / 1 phút
2. Kiểm tra đọc hiểu (3điểm)
Câu 1; 2; 3 (mỗi câu 1 điểm)
Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B
B. Kiểm tra viết: 10 điểm
1. Chính tả: 7 điểm
GV đọc cho HS nghe viết bài sau với tốc độ 2 tiếng/ 1 phút:
Đinh Bộ Lĩnh
Thuở nhỏ, cậu bé Đinh Bộ Lĩnh rủ trẻ chăn trâu trong làng tập trận giả. Cậu được các bạn tôn làm tướng. Cậu lấy bông lau làm cờ, đánh trận nào thắng trận nấy.
Có lần thắng trận, cậu mổ trâu của chú đem khao quân.
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng khoảng cách, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 6 điểm
- Các mức điểm khác (dưới 6 điểm) tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.
2. Bài tập chính tả và kiến thức tiếng việt: (3 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống? (M1 - 1đ)
a, Điền g hay gh gà gô, ghế gỗ
b, Điền s hay x cây súng, cây xoan
Câu 2: Nối: (M2 - 1 đ) Mỗi câu nối đúng được 0,5 đ
Câu 3: Hãy viết tên hai người bạn tốt của em? (M3 - 1đ)
HS viết được tên hai người và viết đúng luật chính tả viết hoa. Mỗi tên viết đúng 0,5 đ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời…
(theo Nguyễn Khoa Điềm)
B. ĐỌC BÀI SAU RỒI THỰC HIỆN THEO CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI Chú sẻ con và bông bằng lăng
Gần tổ sẻ con có cây bằng lăng. Năm nay bằng lăng nở hoa mà không vui. Vì bạn của bằng lăng là bé Thơ bị ốm phải đi bệnh viện. Sẻ con hỏi mẹ:
- Bé Thơ không được xem cây bằng lăng nở hoa rồi, mẹ nhỉ.
Sẻ mẹ cười:
- Bằng lăng đã quyết giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ đấy.
Hôm sau, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng vì bông hoa nở cao hơn cửa số phòng Thơ nên em nghĩ mùa hoa đã qua rồi. Sẻ con thương bằng lăng và bé Thơ lắm. Thế là, nó đậu lên cành hoa, làm cho bông hoa chúi xuống, ghé vào bên cửa sổ. Thấy vậy, bé Thơ liền chạy lại, xuýt xoa:
- Bông hoa đẹp quá!
Nhìn cả bé Thơ và bằng lăng cười vui, sẻ con thấy mình cũng vui lây.
Khoanh vào đáp án chính xác nhất
1. Bài đọc trên gồm có bao nhiêu nhân vật?
A. 3 nhân vật
B. 4 nhân vật
C. 5 nhân vật
2. Vì sao bằng lăng nở hoa mà không vui?
A. Vì năm nay hoa của bằng lăng không đẹp như mọi năm
B. Vì gia đình sẻ nhỏ đã làm gãy hoa của bằng lăng
C. Vì bạn của bằng lăng là bé Thơ bị ốm phải đi bệnh viện
3. Khi nhìn cả bé Thơ và bằng lăng cười vui, sẻ nhỏ đã cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy mình cũng vui lây
B. Cảm thấy mình thật tài giỏi
C. Cảm thấy mình thật thông minh
4. Từ “bằng lăng” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài đọc (không tính nhan đề)?
A. 7 lần
B. 8 lần
C. 9 lần
C. VIẾT
Câu 1. Nghe - viết
Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
Câu 2. Điền vào chỗ trống
d / r / gi
Câu 3. Chọn từ trong ô vuông để điền vào chỗ trống thích hợp:
Trên sân trường em có trồng ________________ già. Mùa hè, chúng em sẽ________________ dưới bóng mát của cây. Vào thứ 6, chúng em sẽ ________________ cho cây để cây luôn xanh tốt.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Học sinh đọc thành tiếng đoạn thơ, to, rõ ràng.
B. ĐỌC BÀI SAU RỒI THỰC HIỆN THEO CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
Khoanh vào đáp án chính xác nhất
1. Bài đọc trên gồm có bao nhiêu nhân vật?
A. 3 nhân vật
2. Vì sao bằng lăng nở hoa mà không vui?
C. Vì bạn của bằng lăng là bé Thơ bị ốm phải đi bệnh viện
3 Khi nhìn cả bé Thơ và bằng lăng cười vui, sẻ nhỏ đã cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy mình cũng vui lây
4 Từ “bằng lăng” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài đọc (không tính nhan đề)?
A. 7 lần
C. VIẾT
Câu 1. Nghe - viết
Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
Câu 2. Điền vào chỗ trống
d / r / gi
Câu 3. Chọn từ trong ô vuông để điền vào chỗ trống thích hợp:
Trên sân trường em có trồng cây bàng già. Mùa hè, chúng em sẽ vui chơi dưới bóng mát của cây. Vào thứ 6, chúng em sẽ tưới nước cho cây để cây luôn xanh tốt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Quà tặng mẹ
Cô thỏ có bảy người con. Chẳng lúc nào cô có thể nghỉ ngơi. Sáng hôm ấy vào bếp, cô thỏ nhìn thấy một miếng bìa có những hình vẽ ngộ nghĩnh. Cô cầm lên xem. Đó là tấm thiệp đàn con tự làm.
Giữa tấm thiệp là dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật mẹ” được viết nắn nót. Cô thỏ ấp tấm thiệp vào ngực, nước mắt vòng quanh. Cô cảm thấy bao mệt nhọc đều tan biến mất.
(Phỏng theo 365 truyện kể mỗi ngày)
B. ĐỌC BÀI SAU RỒI THỰC HIỆN THEO CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
Nắng
Nắng lên cao theo bố
Xây thẳng mạch tường vôi
Lại trải vàng sân phơi
Hong thóc khô cho mẹ.
Nắng chạy nhanh lắm nhé
Chẳng ai đuổi kịp đâu
Thoắt đã về vườn rau
Soi cho ông nhặt cỏ
Rồi xuyên qua cửa sổ
Nắng giúp bà xâu kim.
(Mai Văn Hai)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
1. Bài thơ viết về cái gì?
A. Nắng
B. Mưa
C. Mây
2. Nắng đã theo bố làm gì?
A. Xây tường vôi
B. Hong khô thóc
C. Giặt áo quần
3. Nắng đã làm gì giúp mẹ?
A. Xây tường vôi
B. Hong khô thóc
C. Giặt áo quần
4. Nắng đã soi sáng cho ai nhặt cỏ?
A. Bố
B. Bà
C. Ông
5. Nắng xuyên qua cửa sổ để làm gì?
A. Để giúp mẹ hong khô thóc
B. Để giúp ông nhặt cỏ
C. Để giúp bà xâu kim
6. Em hãy viết lại những việc mà nắng đã làm được.
C. VIẾT
Câu 1. Nghe - viết
Trời đã vào thu. Nắng bớt chói chang. Gió thổi mát rượi làm những bông lúa trĩu hạt đung đưa nhè nhẹ. Con đường uốn quanh cánh đồng mềm như dải lụa. Những giọt sương mai lấp lánh trên chiếc lá non.
Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
1. c / k
2. d / gi
Câu 3. Chọn từ ngữ chỗ trống thích hợp
ĐÁP ÁN GỢI Ý
B. ĐỌC BÀI SAU RỒI THỰC HIỆN THEO CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
1. Bài thơ viết về cái gì?
A. Nắng
2. Nắng đã theo bố làm gì?
A. Xây tường vôi
3. Nắng đã làm gì giúp mẹ?
B. Hong khô thóc
4. Nắng đã soi sáng cho ai nhặt cỏ?
C. Ông
5. Nắng xuyên qua cửa sổ để làm gì?
C. Để giúp bà xâu kim
6. Em hãy viết lại những việc mà nắng đã làm được.
Nắng đã lên cao theo bố xây thẳng mạch tường vôi, hong thóc khô cho mẹ. Nắng còn soi cho ông nhặt cỏ. Nắng giúp bà xâu kim.
C. VIẾT
Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
1. c / k
2. d / gi
Câu 3. Chọn từ ngữ chỗ trống thích hợp
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng
1. Đọc vần:
uyên uât uya oe oăt
oanh uê uơ ươp ôp
oan oai oat oang up
iêp ăp oong oăn uyêt
2. Đọc từ:
trường học, cô giáo, thầy hiệu trưởng, chăm chỉ, Bác Hồ
học hành, giúp đỡ, lao động, quê hương, khen thưởng
3. Đọc câu:
Sách vở là đồ dùng học tập. Em phải giữ gìn cho sạch đẹp, không để bẩn, không để quăn mép. Ai biết quý sách vở đó là người học sinh ngoan.
II. Bài tập
1. Gạch chân chữ viết sai
ghế ghỗ, ngọn gàng ngăn nắp, kon gà, quoả na, cái mú len
2. Nối ô chữ thành câu
Chúng em |
|
em cày vỡ ruộng ra |
Chuồn chuồn |
xếp hàng vào lớp |
|
Bé Mai |
bay thấp thì mưa |
|
Tháng ba |
giúp mẹ quét nhà |
PHẦN KIỂM TRA VIẾT 10 điểm
I. Giáo viên đọc cho học sinh viết 2 khổ đầu bài thơ Ngưỡng cửa (SGK Chân trời sáng tạo/ HK2 – trang 74)
II. Em hãy viết 1 câu kể về người mẹ của em
ĐÁP ÁN GỢI Ý
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng
1. Đọc vần: Mỗi vần đọc sai trừ 0,1 điểm
uyên uât uya oe oăt
oanh uê uơ ươp ôp
oan oai oat oang up
iêp ăp oong oăn uyêt
2. Đọc từ: (Mỗi tiếng đọc sai trừ 0,2 điểm)
trường học, cô giáo, thầy hiệu trưởng, chăm chỉ, Bác Hồ
học hành, giúp đỡ, lao động, quê hương, khen thưởng
3. Đọc câu: (Mỗi tiếng đọc sai trừ 0,2 điểm)
Sách vở là đồ dùng học tập. Em phải giữ gìn cho sạch đẹp, không để bẩn, không để quăn mép. Ai biết quý sách vở đó là người học sinh ngoan.
II. Bài tập
1. Gạch chân chữ viết sai
ghế ghỗ, ngọn gàng, ngăn nắp, kon gà, quoả na, cái mú len
2. Nối ô chữ thành câu
PHẦN KIỂM TRA VIẾT 10 điểm
I. Giáo viên đọc cho học sinh viết 2 khổ đầu bài thơ Ngưỡng cửa (SGK Chân trời sáng tạo/ HK2 – trang 74)
II. Em hãy viết 1 câu kể về người mẹ của em
Mẹ em là người phụ nữ hiền lành và chịu khó.