Đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bộ 10 đề thi Cuối Học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức có ma trận, không đáp án, chọn lọc được sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 6 của các trường THCS trên cả nước.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

Xem thử

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 6 Cuối kì 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Đọc hiểu: (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không phụ lòng người, năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo. Nhưng một hôm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói: - Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống. Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói: - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như chim nói. Hôm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng. Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về nhà. Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người. (…)

(Trích Ăn khế trả vàng)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản thuộc thể loại văn học dân gian nào? Hãy kể tên 01 truyện khác cùng thể loại. (1,0 điểm) 

Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Nhân vật người em gợi cho anh/chị liên tưởng tới nhân vật nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một vài sự việc, con người mà anh/chị biết để chứng minh cho luận điểm: “chuyện cổ tích vẫn xảy ra ở đời thường”. (1,0 điểm)

Câu 5. Tìm những chi tiết thần kì có trong đoạn trích. (1,0 điểm)

II. Tập làm văn (5,0 điểm)

Thuật lại một trận đấu thể thao mà em có dịp được chứng kiến

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trỏ lời các câu hỏi:

Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1: Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho độc giả là gì?

Câu 2: Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3: Cái nhìn toàn diện của người viết về sự “đa dạng loài” ở Biến Đông đã được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của cô con gái út (vợ Sọ Dừa)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

          Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng. Nó rời khỏi biển ở thể lỏng rồi lại xuất hiện trong không khí ở thể khí, sau đó rơi xuống dưới dạng băng trên các ngọn núi. Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các đòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu. Trong suốt vòng tuần hoàn này, nước đều có ích cho các sinh thể. Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nước. Chúng ta sử dụng nước từng giây từng phút, để uống, tưới tiêu, sản xuất điện,... Nước thật quý giá!

(Nhiều tác giả, Bách khoa thư thế hệ mới, NXB Dân trí, Hà Nội, 2017, tr. 28)

Câu 1: Vấn đề chính được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 2: Tại sao nước lại được ví với “một nhà du hành vĩ đại”?

Câu 3: Em hiểu thế nào về nội dung của câu “Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta.”?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện mà em nhớ mãi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng trên 10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay, con người mới chỉ nhận biết được khoảng trên 1 400 000 loài, trong đó có hơn 300 000 loài thực vật và hơn 1 000 000 loài động vật. Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này. Dù vậy, điêu đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sựphụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.

(Ngọc Phú, Các loài chung sống với nhau như thế nào?, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 83)

1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

2. Tác giả muốn nói đến điêu gì trong câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này”

3. Nếu bỏ đi những số liệu cụ thể, tính thuyết phục của thông tin được nêu trong đoạn trích sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn trình bày ý kiến về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhát trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tỉnh giờ đây đang đe doa gáy tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40 năm qua...

(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)

Câu 1: Đoạn trích cho người đọc biết về vấn đề gì?

Câu 2: Đoạn trích này có nội dung gần gũi với những đoạn nào trong hai văn bản thông tin đã học: Trái Đất - cái nôi của sự sống và các loài chung sôdng với nhau như thế nào?

Câu 3: Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về một sự kiện đáng nhớ của em với người bạn thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

(Lạc Thanh, Xem người ta kìa!. Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 54)

Câu 1: Đoạn trích trên đây được sử dụng để:

A. Kể một câu chuyện

B. Trình bày một ý kiến

C. Bộc lộ một cảm xúc

D. Nói về một trải nghiệm

Câu 2: Trong đoạn trích, người viết chủ yếu sử dụng:

A. Lí lẽ

B. Bằng chứng

C. Lí lẽ và bằng chứng

Câu 3: Mẹ muốn con phải noi gương những người:

A. Đẹp đẽ

B. Có sức khoẻ

C.Thông minh

D. Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn trình bày quan điểm của em về việc: “Học sinh lạm dụng việc sử dụng máy tính, các thiết bị công nghệ khi học online”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Em hãy đọc kĩ đoạn văn rồi khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

“Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

Câu 1: Đoạn văn trên được biểu đạt theo phương thức nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

Câu 3: Trong đoạn văn có mấy từ láy:

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4:Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là cụm danh từ ?

A. Nổi lềnh bềnh

B. Một biển nước.

C. Dâng lên lưng đồi sườn núi

D. Ngập ruộng đồng

Câu 5: Từ cả trong cụm cả đất trời thuộc từ loại nào?

A. Số từ.

B. Lượng từ

C. Chỉ từ

D. Tính từ

Câu 6: Trong đoạn văn có mấy danh từ riêng?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 7: Các từ: hô, gọi, đuổi theo, nổi giận, đòi, cướp là động từ:

A. Đúng

B. Sai

Câu 8: Đoạn văn trên trích trong văn bản thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 9: Nhận biết

Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống

2. Được voi đòi tiên

3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

4. Tham thì thâm

a. Ông lão đánh cá và con cá vàng

b. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

c. Con hổ có nghĩa

II. TỰ LUẬN (7điểm)

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu - cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu - rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháy rất nhiều về sau đấy. Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa. Để đối phó với những kẻ này, phải có sự kết hợp cùng nhau của cháu và bố mẹ nũa.

[...] Khi gặp một kẻ hay bắt nạt, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là sợ hãi. Nhưng rồi chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ và giận dữ. Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả - điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

[...] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan. Điều tiếp theo cháu nên làm là tâm sự với một người lớn nào đó mà cháu tin tưởng về mọi chuyện. Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên. Và đây là phần mà ông muốn bố mẹ cháu cùng đọc. Nếu cháu bị bắt nạt, bố mẹ chúa nên làm gì?

(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Những bức thư gửi cháy Sam, trích Thông điệp cuộc sống, Minh Trâm - Hoa Phượng - Ngọc Hân dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 117 - 118)

Câu 1: Đoạn trích là lời của ai nói với ai và được trình bày bằng hình thức nào?

Câu 2: Theo thông tin trong đoạn trích, chuyện bắt nạt thường xảy ra với ai, ở đâu?

Câu 3: Đoạn trích nói về những kẻ bắt nạt hay cách đối phó khi bị bắt nạt? Những câu nào giúp em nhận ra điều đó?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời của một nhân vật trong truyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

….. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa.

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”?

Câu 2. (2,0 điểm)

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới:

Một năm sau khi đuổi giặc, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy.

(Sự tích Hồ Gươm)

a) Gạch chân (1 gạch) dưới các cụm danh từ.

b) Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ.

c) Gạch chân (3 gạch) dưới các danh từ riêng.

d) Khoanh tròn các số từ

Câu 3. (5,0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với những người thân trong gia đình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trỏ lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dán dần được bói đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.

(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)

Câu 1: Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?

Câu 2: Ở đoạn trích trên, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”? Câu này có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Trình bày ý kiến của em về hiện tượng chế giễu, chê bai người khác.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn.. - Phạm Lữ Ân)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

Câu 2 (0.5 điểm). Kiểu câu được sử dụng trong 4 câu đầu có kết cấu giống nhau như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Trong 4 câu đầu, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

Câu 4 (1.0 điểm). Trong 4 câu đầu, người viết nêu ra những gì bạn không có và những gì bạn có? Tác giả lập luận như vậy để đi đến sự kết luận nào?

Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản “Xem người ta kìa” (Lạc Thanh).

Câu 6 (1.0 điểm). Em đã “nhận ra” những giá trị gì của bản thân? Em hãy chia sẻ những điều đó bằng đoạn văn 5 – 7 câu.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế .

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Thể loại: văn bản nghị luận.

0,5 điểm

Câu 2

Kiểu câu trong 4 câu đầu giống nhau: Đều là câu ghép quan hệ đối lập có cặp quan hệ từ: có thể ... nhưng; (tuy) không ...nhưng

0,5 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: bạn, không, nhưng, có ...

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nội dung biểu đạt: con người có thể không giỏi lĩnh vực này nhưng lại giỏi ở lĩnh vực khác, điều đó tạo nên giá trị riêng của mỗi người.

+ Giúp lời văn tăng tính nhạc, thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục hơn.

1,0 điểm

Câu 4

- Những thứ bạn không có: không thông minh, không hát hay, không gỏi thể thao, không xinh đẹp. Những thứ bạn có: chuyên cần, không trễ hẹn, có nụ cười ấm áp, nấu ăn, thắt cà vạt giỏi, ...

- Tác giả lập luận như vậy để đi đến kết luận trong câu tiếp theo: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

1,0 điểm

Câu 5

Nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản "Xem người ta kìa" (Lạc Thanh): Thế giới là muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một sở thích, sở trường khác nhau. Điều đó tạo nên giá trị riêng của mỗi người, và tất cả đều đáng quý.

1,0 điểm

Câu 6

- Yêu cầu nội dung: viết được những sở trường của bản thân.

- Yêu cầu hình thức: đoạn văn 5 – 7 câu không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ...

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

3,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em cảm thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. Vận dụng, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Nhân vật tự giới thiệu về mình và phần câu chuyện được kể.

- Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

- Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

Xem thử

Xem thêm đề thi Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án hay khác: