[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)
[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi.
1. Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau.
B. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc.
C. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp những từ có nghĩa giống nhau.
2. Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. Lom khom B. Xao xác C. Chất ngất D. Xộc xệch
3. Từ thì trong câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi thuộc loại từ nào?
A. Quan hệ từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Tình thái từ
Từ cơ mà trong câu văn: “Trưa nay các em được về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào?
A.Thán từ B. Tình thái từ C. Trợ từ D. Phó từ
5. Từ nào sau đây không phải từ láy?
A. Chầm chậm B. Thơm tho C. Còm cõi D. Máu mủ
6. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
A. So sánh B. Nhân hóa C. Nói quá D. Điệp ngữ
7. Từ nào là từ Hán Việt?
A. Ruộng đất B. Nhà cửa C. Của cải D.Gia tài
8. Từ nào sau đây viết không đúng chính tả?
A. Roi song B. Sắp sửa C. Xầm sập D.Sầm sập
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Nhập vai Xiu trong truyện ngăn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri, em hãy viết bài văn kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
1 – C
2 – B
3 – B
4 – B
5 – D
6 – C
7 – D
8 – C
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về bản thân
+ Họa sĩ trẻ, tên Xiu
+ Thuê nhà trọ với cô bạn Giôn – xi và cụ Bơ – men.
Thân bài
- Kể về bản thân:
- Kể về người bạn Giôn – xi tội nghiệp
+ Hoàn cảnh: là một cô họa sĩ trẻ, mắc bệnh phổi và nghèo túng
+ Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành.
+ Giọng nói thều thào.
+ Có suy nghĩ tiêu cực: khi những chiếc thường xuân ngoài kia rụng hết, sự sống của cô cũng sẽ chấm dứt.
- Kể về sự hồi sinh ngoạn mục của Giôn - xi
+ Tình huống bất ngờ: chiếc lá vẫn còn trên cây
+ Được tin cụ Bơ – men chết vì sưng phổi
Kết bài
- Thái độ và lời hứa với cụ Bơ - men
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1(2.0 điểm) Cho đoạn trích sau:
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam)
- Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích.
- Tác dụng của các trường từ vựng đó?
Câu 2. (3.0 điểm)
Cho câu chủ đề sau:
Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) theo phép diễn dịch với câu chủ đề trên trong đó có sử dụng thán từ và tình thái từ (gạch chân thán từ và tình thái từ).
Câu 3. (5.0 điểm)
Đóng vai bà lão hàng xóm bên cạnh nhà chị Dậu kể lại cảnh tượng cai lệ và người nhà lí trưởng đến độc thúc sưu (trong đó có dùng yêu tố miêu tả và biểu cảm).
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2.0 điểm)
- Tìm trường từ vựng:
+ Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người. (0.5)
+ Các từ: trông nhìn, ôm ấp, ngồi, áp, ngả, thấy, thở, nhai cùng một trường chỉ hoạt động của con người. (0.5)
+ Các từ: sung sướng, ấm áp cùng một trường chỉ trạng thái của con người (0.5)
-Tác dụng: Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử. (0.5)
Câu 2.(3.0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận tâm trạng, cảm xúc của nhân vật văn học theo câu chủ đề đã cho trước.
- Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức Tiếng Việt. Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Yêu cầu kiến thức cụ thể:
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo số dòng quy định ( cho phép từ 9-11 câu) với câu chủ đề đã cho.
- Có câu chứa thán từ, có câu chứa tình thái từ, gạch chân dưới thán từ, tình thái từ.
Nội dung:
Chứng minh được Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ được biểu hiện qua:
- Cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí của tình mẹ con tuyệt vời….
- Tất cả mọi giác quan của Hồng đều thức dạy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ.
- Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ, mẹ Hồng hiện ra thật đẹp, thật hiền, thật phúc hậu…
Câu 3. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu bản thân
Thân bài
- Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của gia đình chị Dậu.
+ Nhà đông con, lại nghèo đói mất mùa.
+ Không có tiền đóng sưu thuế.
+ Phải bán cả đàn chó và bán cả con mới đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng
- Chị Dậu sang nhà tôi xin gạo, kể về việc hôm qua anh Dậu bị đánh
- Chứng kiến cảnh cai lệ đến nhà chị Dậu đòi sưu.
+ Tôi chạy sang đã thấy bọn cai lệ đã ở trong nhà rồi.
+ Chúng cứ nhào vào người anh Dậu đòi bắt trói.
+ Chị Dậu van xin, nài nỉ nhưng không được. Chị đã vùng dậy đánh bọn chúng.
+ Bọn cai lệ bỏ về và nói vọng lại là đòi bắt trói anh chị đi tù.
Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
... Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm...
(Trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 29)
Câu 1. (2.0 điểm) Kể tên những văn bản đã học cùng thời kì và khuynh hướng sáng tác với văn bản có chứa phần trích trên? Em biết gì về xã hội Việt Nam thời kì ấy?
Câu 2. (2.0 điểm) Phần trích này gồm mấy đoạn văn? Có nên gộp các đoạn văn ấy làm một không? Vì sao?
Câu 3. (1.0 điểm) Ghi lại các từ cùng trường từ vựng tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú xuất hiện trong đoạn trích và giải nghĩa?
Câu 4. (5.0 điểm) Kể về một người thân trong gia đình em.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (2.0 điểm)
- Lão Hạc, Chí Phèo,… khuynh hướng hiện thực trước Cách mạng Tháng tám.
- Thời kì đó nhân dân ta sống rất khó khăn một cổ hai tròng chịu áp bức bóc lột của bọn phong kiến, thực dân Pháp. Nhân dân ta khổ về sưu cao thuế nặng, khổ về đàn áp, khổ vì con người bị tha hóa,…
Câu 2. (2.0 điểm)
- Phần trích có 3 đoạn.
- Không nên gộp các đoạn văn, vì mỗi đoạn văn đều mang đến một ý nghĩa khác nhau.
Câu 3. (1.0 điểm)
- Các từ thuộc trường từ vựng nông thôn: làng, đình, xóm.
Câu 4. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng tự sự.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu về người thân ấy.
Thân bài
- Miêu tả người thân.
+ Vóc dáng, ngoại hình
+ Tính cách
Đối với mọi người xung quanh
Đối với gia đình
Đối với bản thân
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân.
c. Cảm nhận về người thân.
Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8 - Tập 1 - NXB Giáo dục)
Câu 1. (0.25 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2. (0.25 điểm) Tác phẩm được ra đời trong giai đoạn lịch sử nào?
Câu 3. (0.25 điểm) Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào?
Câu 4. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 5. (0.5 điểm) Câu văn Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? có phải là câu nghi vấn không? Tại sao?
Câu 6. (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 7. (1.0 điểm)Từ nội dung của đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong xã hội hiện nay?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (0.25 điểm)
- Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
Câu 2. (0.25 điểm)
- Tác phẩm ra đời trong giai đoạn 1930 – 1945 (trước cách mạng Tháng Tám)
Câu 3. (0.25 điểm)
- Ông giáo
Câu 4. (0.25 điểm)
- Nghị luận
Câu 5. (0.5 điểm)
- Không phải câu nghi vấn mà là câu trần thuật dùng để khẳng định ý kiến.
Câu 6. (0.5 điểm)
- Nội dung chính: nêu lên những suy nghĩ rất tiến bộ, tích cực, đầy tính nhân văn của ông giáo về lão Hạc, về vợ của mình và những người xung quanh.
Câu 7 (1.0 điểm)
- Trong xã hội ngày nay con người có rất nhiều các mối quan hệ phức tạp cho nên chúng ta phải nhìn nhận, xem xét một cách khách quan, đa chiều, không phiến diện chủ quan; đặt mình vào họ để hiểu họ, từ đó mới có sự đánh giá công bằng, chính xác. Quan điểm của ông giáo, của nhà văn Nam Cao vẫn còn nguyên giá trị.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu tổng quát về con vật nuôi mà em yêu thích, nguồn gốc, xuất xứ của con vật nuôi.
Thân bài
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể kết hợp với miêu tả sự việc, con người, thể hiện tình cảm, cảm xúc thái độ của bản thân trước sự việc và con vật được kể.
- Miêu tả vật nuôi: tên con vật nuôi, bao nhiêu tuổi, thân hình to hay nhỏ? Màu lông ra sao? Thói quen?
- Nguồn gốc của vật nuôi: Vật nuôi đó của ông, bà, bố mẹ mua hoặc những người thân biếu tặng.
- Tình cảm của em với vật nuôi đó: Yêu hay ghét? Vì sao?
- Kể lại kỉ niệm sâu sắc với vật nuôi.
+ Kỉ niệm gì đã xảy ra? Khi nào?
+ Diễn biến kỉ niệm?
+ Bài học rút ra từ kỉ niêm.
Kết bài
- Suy nghĩ của em về vật nuôi.
- Tình cảm của em với nó.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1.(2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
Câu 2.(1.0 điểm)Cho thông tin An lau nhà. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.
Câu 3.(2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.
Câu 4.(5.0 điểm)
Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1. (2.0 điểm)
a.
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5 điểm)
- Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0.5 điểm)
b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0.5 điểm)
- Từ tượng hình: móm mém
- Từ tượng thanh: hu hu
Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0.5 điểm)
Câu 2. (1.0 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu An lau nhà để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn. (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
VD: - An lau nhà đi.
- An lau nhà chưa?
Câu 3. (2.0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng.
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn.
- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định.
Yêu cầu nội dung:
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc.
- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng.
- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8.
Câu 4. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
Thân bài:
a. Hoàn cảnh xảy ra việc:
- Không gian
- Thời gian
b. Diễn biến sự việc:
- Hành động của em.
- Hành động của các nhân vật khác.
- Nêu cảm xúc của các nhân vật.
Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Cho đoạn trích:
Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Câu 1. (1.0 điểm)
Xác định tên văn bản, tác giả, phương thức biểu đạt.
Câu 2. (1.0 điểm)
So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong đoạn trích.
Câu 3. (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5- 6 câu) bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Đóng vai người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy kể lại nội dung câu chuyện đó. (Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. (1.0 điểm)
- Tên văn bản, tác giả: Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng (0.5)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm (0.5)
Câu 2. (1.0 điểm)
So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong đoạn trích:
- Giống nhau: đều là từ đồng nghĩa chỉ người sinh ra tôi.
- Khác nhau:
+ mẹ: Từ toàn dân,l ời kể của tác giả, đối tượng là độc giả.
+ mợ: Biệt ngữ xã hội, lời thoại của chú bé Hồng, người nghe là người cô.
Câu 3. (1.0 điểm)
Nêu nội dung đoạn trích và viết đoạn văn:
- Nội dung: Tấm lòng yêu thương mẹ kiên định của chú bé Hồng trước những rắp tâm chia rẽ tình mẫu tử của người cô.
- Viết đoạn văn ngắn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu sự việc sau khi bán chó Lão Hạc sang nhà ông giáo (tôi) kể lại chuyện đó (có thể nêu tình huống, thời gian chứng kiến sự việc ấy hoặc tình huống nhớ lại chuyện kể)
Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định:
- Diễn biến tâm trạng Lão Hạc khi sang nhà ông giáo (tôi) kể chuyện bán chó.
+ Lão kể lại cho ông giáo (tôi) việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn:
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn kìm nén được, nỗi đau đớn cứ dội lên.
+ Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…
+ Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy.
- Khi ông giáo an ủi: Lão chua chát bảo, rồi cười và ho sòng sọc.
- Khi ông giáo mời ăn khoai, uống nước chè và hút thuốc lào để quên hết nỗi buồn: lão Hạc cho là ông giáo nói phải và cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại.
Kết bài
- Kết cuộc câu chuyện lão Hạc kể về chuyện bán chó, suy ngâm của nhân vật tôi.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1. (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
b. Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 2. (2.0 điểm)
Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu sau:
a. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
b. Lão chửi yêu nó và lão nói với nó như nói với một đứa cháu.
Câu 3. (5.0 điểm)
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ – trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7
Câu 1.
a. (1.5 điểm)
- Đoạn trích trích trong tác phẩm Lão Hạc. Tác giả là: Nam Cao. (0.5 điểm)
- Nội dung chính: Tâm trạng buồn bã, đau đớn, day dứt của lão Hạc sau khi bán đi cậu vàng (1.0 điểm)
b. (1.5 điểm)
- Phép tu từ: So sánh (Lão Hạc với con nít). Từ so sánh: như. (0.5 điểm)
- Tác dụng: gợi tả và nhấn mạnh tâm trạng đau khổ của lão Hạc. (1.0 điểm)
Câu 2 (1.0 điểm)
Phân tích: Mỗi câu đúng cho (1.0 điểm)
a. Lòng tôi/ càng thắt lại, khóe mắt tôi/ đã cay cay.
C1 V1 C2 V2
b. Lão /chửi yêu nó (và) lão /nói với nó như nói với một đứa cháu.
C1 V1 C2 V2
Câu 3. (5.0 điểm)
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm
c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
Mở bài:
Giới thiệu về nhân vật chị Dậu
Thân bài
Học sinh viết được bài văn biểu cảm thể hiện sự cảm nhận và tình cảm của mình về vẻ đẹp của chị Dậu. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện, miễn là có đủ các ý sau:
- Yêu thương chồng con, hết lòng vì chồng: lý lẽ, dẫn chứng và biểu cảm.
- Khôn khéo, mềm mỏng khi đối mặt với bọn tay sai hung hãn: dẫn chứng, lý lẽ.
- Sức sống bất diệt và sức phản kháng mạnh mẽ trước sự áp bức, đè nén: khi không còn lối thoạt, bị đầy đoạ khốn cùng, dồn vào chân tường chị đã vùng lên mạnh mẽ, quật ngã hai tên tay sai bất nhân: lý lẽ, dẫn chứng, biểu cảm.
- Đánh giá các phẩm chất của CD: đó là vẻ đẹp tuyệt vời của một người phụ nữ nông dân khốn khổ. Chị đại diện cho người phụn nữ VN vừa hiền thảo lại vừa mạnh mẽ, bất khuất. Qua đây tác giả khái quát thành những quy luật đấu tranh XH và thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đánh giá tài năng nghệ thuật: dùng ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ miêu tả hành động để làm rõ bản chất nhân vật.
Kết bài
- Khẳng định lại phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu.
- Thể hiện tình cảm của em với chị Dậu và số phận của những người phụ nữ Việt Nam.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt
đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên :
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận;
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...
Người nhà lý trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa.
(Theo Ngô Tất Tố)
Câu 1. (1.0 điểm)
a. Nêu xuất xứ, nội dung đoạn trích?
b. Nêu tóm tắt đoạn trích?
Câu 2. (2.0 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Viết bài văn kể về ngày đầu tiên em đi học.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
- Nêu được xuất xứ (0.5): Đoạn văn trong Tức nước vỡ bờ, trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- Nêu nội dung đoạn (0.5): Chị Dậu đánh trả cai lệ.
Câu 2. (2.0 điểm)
- Người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương
- Dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng
- Người phụ nữ đúng mực có cương có nhu.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Thân bài
- Trước ngày khai giảng
+ Tâm trạng của em.
+ Sự chuẩn bị trước ngày khai giảng.
- Trên đường đến trường
+ Khung cảnh đến trường.
+ Tâm trạng của em trên đường.
+ Hình ảnh của các bạn học sinh khác.
- Vào sân trường
+ Khung cảnh sân trường.
+ Cảnh em chia tay mẹ.
- Vào lớp
+ Không gian mới mẻ của lớp học.
+ Cảm xúc khi gặp bạn bè mới, cô giáo mới.
Kết bài
Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Khi trời vừa sáng, Giôn-xi, con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b. Tóm tắt lại tác phẩm em tìm được ở câu a.
c. Hình ảnh chiếc lá là một kiệt tác nghệ thuật, vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Hãy viết bài văn kể về một việc tốt em đã từng làm?
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
a. (1.0 điểm)
- Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
- Của tác giả nào O – Hen - ri
b. Tóm tắt (1.0 điểm)
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể về nhân vật chính là Giôn xi, cô bị mắc chứng bệnh sưng phổi và tuyệt vọng trước cuộc sống. Giôn xi tự nhủ rằng chừng nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân ở phía bên ngoài cửa sổ kia rụng xuống thì cũng là lúc cô ra đi, từ bỏ cuộc sống. Khi biết được ý nghĩ đó của Giôn xi thì cụ Bơ men - người thuê phòng ở tầng dưới, cũng là một họa sĩ già mắc chứng bệnh sưng phổi - đã vẽ nên kiệt tác chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa bão để Giôn xi có niềm tin vào cuộc sống. Sáng hôm sau, cụ đã qua đời và Giôn xi thì cũng lấy lại được hi vọng khi tưởng rằng chiếc lá đó là thật, bởi cụ Bơ men đã vẽ nó bằng cả tấm lòng mình…
c. (1.0 điểm)
- Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của nghệ thuật vì:
+ Hình ảnh chiếc lá giống như thật
+ Được vẽ bằng tâm huyết của người khao khát kiệt tác nghệ thuật
+ Vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt
- Hình tượng chiếc lá cuối cùng giàu tính nhân văn cao cả:
+ Hình ảnh chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng yêu thương, đức hi sinh thầm lặng
+ Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.
Thân bài
- Kể diễn biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.
+ Hành động cụ thể của em khi đó.
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.
Kết bài
- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Câu 1.(1.0 điểm) Cho thông tin An lau nhà. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.
Câu 2.(2.0 điểm) Chỉ rõ và nêu tác dụng của lối nói khoa trương (nói quá) trong câu văn sau:
Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)
Câu 3.(2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tớicái chết của lão Hạc.
Câu 4.(5.0 điểm):Viết bài văn kể về người thầy (cô) đáng kính của em.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10
Câu 1. (1.0 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu An lau nhà để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn. (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
VD: - An lau nhà đi.
- An lau nhà chưa?
Câu 2. (2.0 điểm)
- Chỉ ra được phép nói quá: thể hiện ở các cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (1.0 điểm)
- Tác dụng: qua đó tác giả muốn khẳng định ước muốn mãnh liệt phá tan mọi cổ tục đã đày đoạ mẹ để bảo vệ mẹ của bé Hồng. (1.0 điểm)
Câu 3. (2 điểm)
Yêu cầu kĩ năng (0.75 điểm)
- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. (0.25 điểm)
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. (0.25 điểm)
- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. (0.25 điểm)
Yêu cầu nội dung (1.25 điểm)
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. (0.25 điểm)
- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0.25 điểm)
- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. (0.5 điểm)
- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. (0.25 điểm)
Câu 4. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu về thầy cô giáo.
Thân bài
- Miêu tả đôi nét về thầy /cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/ cô giáo đó là gì?
- Tình cảm của em đối với thầy/ cô giáo đó ra sao?
Kết bài
- Khẳng định tình cảm của em đối với thầy cô đó.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------