Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 35 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa 12.
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp - Cánh diều
Câu 1. Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng nào sau đây?
A. Miền Trung.
B. Miền Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Miền Nam.
Chọn A
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất Duyên hải miền Trung. Ngoài ra, khu vực này còn có một số trung tâm công nghiệp lớn như Thanh Hóa, Quy Nhơn, Nha Trang, Huế,…
Câu 2. Theo cách phân loại hiện hành, nhóm công nghiệp chế biến và chế tạo của nước ta có
A. 1 ngành.
B. 4 ngành.
C. 5 ngành.
D. 24 ngành.
Chọn D
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).
Câu 3. Than đá tập trung chủ yếu ở
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Chọn A
Than trên phần đất liền Việt Nam phân bố ở 6 bể than chính là Đông Bắc, An Châu (Bắc Giang), Lạng Sơn, Sông Hồng, Nông Sơn (Quảng Nam), sông Cửu Long, trong đó bể than Đông Bắc có trữ lượng 5,1 tỉ tấn, bể than Sông Hồng có trữ lượng 41,9 tỉ tấn.
Câu 4. Than được khai thác tập trung chủ yếu ở
A. Thái Nguyên.
B. Bắc Giang.
C. Quảng Ninh.
D. Lạng Sơn.
Chọn C
Than được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,...
Câu 5. Than khai thác của nước ta hiện nay
A. chỉ được sử dụng nội tỉnh và nhiệt điện.
B. phục vụ công nghiệp điện và xuất khẩu.
C. phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ.
D. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.
Chọn B
Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.
Câu 6. Than đá của nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Thái Nguyên.
B. Cao Bằng.
C. Quảng Ninh.
D. Ninh Bình.
Chọn B
Than đá (antraxit) của nước ta phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh.
Câu 7. Hai bể trầm tích có trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là
A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa.
C. Bể Ma-lay - Thổ Chu, Sông Hồng.
D. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh.
Chọn A
Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
Câu 8. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí?
A. Phả Lại.
B. Na Dương.
C. Phú Mỹ.
D. Uông Bí.
Chọn C
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở nước ta là Phả Lại (trên 1000MW); Na Dương, Uông Bí, Ninh Bình đều có công suất dưới 1000MW. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ chạy bằng khí từ bể trầm tích Nam Côn Sơn.
Câu 9. Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn D
Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khu vực U Minh (Kiên Giang, Cà Mau).
Câu 10. Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là
A. sức gió, thủy triều, than.
B. than, dầu khí, thủy năng.
C. than, dầu khí, địa nhiệt.
D. thủy triều, dầu khí, gió.
Chọn A
Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện (than, dầu khí) và từ các nhà máy thủy điện. Các nguồn năng lượng khác (gió, thủy triều,…) chưa phát triển.
Câu 11. Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là
A. Hồng Ngọc.
B. Rạng Đông.
C. Rồng.
D. Bạch Hổ.
Chọn D
Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là mỏ Bạch Hổ.
Câu 12. Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để
A. nhiên liệu nhà máy điện.
B. xuất khẩu thu ngoại tệ.
C. nguyên liệu cho nhà máy.
D. phục vụ công nghiệp.
Chọn B
Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Sản lượng dầu khí nhiều biến động.
B. Có truyền thống phát triển lâu đời.
C. Triển khai khai thác ở ngoài nước.
D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Chọn B
Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong những năm gần đây có biến động. Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng như: công nghệ khai thác dầu trong đá móng công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu, công nghệ nén khí thiên nhiên,... góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm thất thóat tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, nước ta có triển khai đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài.
Câu 14. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là
A. than.
B. dầu.
C. khí.
D. gió.
Chọn A
Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là khoáng sản than. Than ở miền Bắc tập trung 90% ở tỉnh Quảng Ninh với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn và cho nhiệt lượng 7 000 - 8 000 calo/kg.
Câu 15. Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện ở nước ta là
A. chủ động vận hành được quanh năm.
B. giá thành sản xuất rẻ và phân bố rộng.
C. không gây ô nhiễm môi trường nước.
D. phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu.
Chọn A
Ưu điểm lớn nhất của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện là do không phụ thuộc vào tự nhiên nên chủ động vận hành được quanh năm.
Câu 16. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. miền nam.
B. miền bắc.
C. miền trung.
D. khắp nơi.
Chọn A
Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực miền nam với một số nhà máy nhiệt điện khí lớn điển hình như: Phú Mỹ 1 có công suất lớn nhất (1 140 MW), Cà Mau 1 (771 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Ô Môn 1 (660 MW),...
Câu 17. Ngành công nghiệp phân bố phân tán và rời rạc ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du.
B. Đồng bằng.
C. Ven biển.
D. Miền núi.
Chọn D
Ở các khu vực miền núi, ngành công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán và rời rạc. Điều đó thể hiện rất rõ ở vùng Tây Bắc, các tỉnh giáp biên giới có địa hình cao,…
Câu 18. Khu vực nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp kém phát triển nhất hiện nay?
A. Ven biển.
B. Miền núi.
C. Trung du.
D. Đồng bằng.
Chọn B
Khu vực miền núi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt vận tải), địa hình hiểm trở khó khăn cho giao lưu đi lại và xây dựng các công trình nhà máy -> khó khăn cho phát triển công nghiệp.
Câu 19. Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở
A. mối quan hệ giữa từng ngành với toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.
C. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.
D. các ngành công nghiệp trọng điểm trong hệ thống các ngành công nghiệp.
Chọn B
Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Câu 20. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với
A. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
B. xu thế toàn cầu hóa và gia tăng số người nhập cư.
C. tác động của biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh.
D. sự phát triển kinh tế, khai thác nguồn tài nguyên.
Chọn A
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Câu 21. Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với
A. thị hiếu người dân, nguồn tài nguyên.
B. sự phân bố điểm và khu công nghiệp.
C. các sản phẩm cao cấp, có chất lượng.
D. dân số đông và thị trường tiêu thụ lớn.
Chọn C
Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh về giá cả.
Câu 22. Ở Nam Bộ không có trung tâm công nghiệp nào sau đây?
A. Hà Nội.
B. Vũng Tàu.
C. Biên Hòa.
D. Thủ Dầu Một.
Chọn A
Ở Nam Bộ nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,… Còn Hà Nội là trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Bộ.
Câu 23. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta không bao gồm có
A. khai khoáng.
B. chế biến, chế tạo.
C. phân phối điện, khí đốt, điều hòa.
D. thương mại.
Chọn D
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).
Câu 24. Đồng bằng sông Hồng là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ hai cả nước, sau vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn B
Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay (chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước), tiếp theo đến là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 25. Trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất ở vùng Duyên hải miền Trung?
A. Đà Nẵng.
B. Thanh Hoá.
C. Vinh.
D. Nha Trang.
Chọn B
Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn nhất Duyên hải miền Trung với giá trị công nghiệp từ 50 - 100 nghìn tỉ đồng. Các trung tâm còn lại đều có giá trị dưới 50 nghìn tỉ đồng năm 2021.
Câu 26. Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng
A. tạo sản phẩm ô nhiễm nước.
B. nâng cao trình độ công nghệ.
B. phân bố lại nguồn lao động.
D. nâng cao tay nghề lao động.
Chọn B
Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Câu 27. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu khí lớn nhất ở nước ta?
A. Sông Hồng.
B. Phú Khánh.
C. Thổ Chu - Ma-lay.
D. Nam Côn Sơn.
Chọn D
Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta và có ưu thế về khí. Trong tổng số các bể trầm tích thì bể trầm tích Nam Côn Sơn và bể trầm tích Cửu Long có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác.
Câu 28. Thế mạnh để phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta là
A. nguồn thủy năng phong phú.
B. nguồn năng lượng sạch lớn.
C. giàu tài nguyên than, dầu khí.
D. tài nguyên rừng tự nhiên lớn.
Chọn C
Công nghiệp nhiệt điện phát triển dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản than ở khu vực Đông Bắc và dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng Đông Nam Bộ. Một số nhà máy nhiệt điện lớn ở nước ta như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, Phú Mỹ, Thủ Đức,…
Câu 29. Ngành công nghiệp nào sau đây được ưu tiên đi trước trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay?
A. Khai thác, chế biến dầu.
B. Chế biến nông, thuỷ sản.
C. Công nghiệp điện lực.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Chọn C
Phát triển công nghiệp điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm,… phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 30. Hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ
A. Điện Biên đến An Giang.
B. Lai Châu đến Đà Nẵng.
C. Điện Biên đến Long An.
D. Lai Châu đến Cần Thơ.
Chọn D
Cả nước có hai hệ thống lưới điện chính: hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ Lai Châu đến Cần Thơ; hệ thống lưới điện 220 kV kết nối hầu hết các tỉnh trong nước.
Câu 31. Than nâu của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn B
Than nâu phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 32. Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để
A. xuất khẩu thu ngoại tệ.
B. làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
C. làm nhiên liệu cho công nghiệp luyện kim.
D. làm chất đốt cho các hộ gia đình.
Chọn D
Nguồn khoáng sản than ở nước ta khai thác không chỉ dùng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhiên liệu cho các ngành hóa chất, luyện kim,… mà sản lượng than còn được dùng để xuất khẩu thu nguồn ngoại tệ lớn.
Câu 33. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Nhà nước giảm, ngoài Nhà nước tăng.
B. Nhà nước tăng, ngoài Nhà nước giảm.
C. Ngoài Nhà nước tăng, có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
D. Ngoài Nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Chọn A
Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.
Câu 34. Các khu công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A
Các khu công nghiệp phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai vùng này chiếm hơn 50% số khu công nghiệp cả nước (năm 2021).
Câu 35. Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.
B. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
C. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Khu công nghệ cao Đồng Nai.
Chọn B
Các khu công nghệ cao cũng đã được hình thành ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX như Khu công nghệ cao Hoà Lạc (ở Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác: