Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 21 (có đáp án): Lớp đất trên Trái Đất - Cánh diều
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 21 (có đáp án): Lớp đất trên Trái Đất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.
Câu 1: Thổ nhưỡng là gì?
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Các thành phần chính của lớp đất là
A. Không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
B. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
D. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất nào sau đây?
A. Xám.
B. Feralit.
C. Đen.
D. Pốtdôn.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/177, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
D. Thường ở tầng trên cùng của đất.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/176, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đá mẹ.
D. Sinh vật.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/176, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là
A. Sinh vật.
B. Đá mẹ.
C. Địa hình.
D. Khí hậu.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/177, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8: Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?
A. Đất đỏ badan.
B. Đất phù sa.
C. Đất cát pha.
D. Đất xám.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/177, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Đất không có tầng nào sau đây?
A. Hữu cơ.
B. Đá mẹ.
C. Tích tụ.
D. Vô cơ.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10: Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn.
B. Đất đen.
C. Đất đỏ vàng.
D. Đất nâu đỏ.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/177, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11: Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?
A. Đất phù sa.
B. Đất đỏ badan.
C. Đất feralit.
D. Đất đen, xám.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/177, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là
A. Bức xạ và lượng mưa.
B. Độ ẩm và lượng mưa.
C. Nhiệt độ và lượng mưa.
D. Nhiệt độ và ánh sáng.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/176, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
A. Cày bừa.
B. Làm cỏ.
C. Bón phân.
D. Gieo hạt.
Trả lời:
Đáp án C.
Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> Cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.
Câu 14: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất feralit đồi núi.
C. Đất chua phèn.
D. Đất ngập mặn.
Trả lời:
Đáp án D.
Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/177, lịch sử và địa lí 6.