X

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 - Cánh diều

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 3 (có đáp án): Lược đồ trí nhớ- Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 3 (có đáp án): Lược đồ trí nhớ- Cánh diều

Haylamdo biên soạn bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Lược đồ trí nhớ chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 3 (có đáp án): Lược đồ trí nhớ| Cánh diều

Câu 1: Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?

A. Đường đi và khu vực.

B. Khu vực và quốc gia.

C. Không gian và thời gian.

D. Thời gian và đường đi.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Lược đồ trí nhớ là

A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.

B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.

C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.

D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

A. Cá nhân.

B. Tập thể.

C. Tổ chức.

D. Quốc gia.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4: Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?

A. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.

B. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.

C. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.

D. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5: Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.

B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.

C. Hạn chế không gian vùng đất sống.

D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/115, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6: Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau hoàn toàn.

B. Giống nhau hoàn toàn.

C. Khó xác định được.

D. Không so sánh được.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

Câu 7. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

A. Sơ đồ trí nhớ.

B. Lược đồ trí nhớ.

C. Bản đồ trí nhớ.

D. Bản đồ không gian.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

A. Các mạng xã hội.

B. Sách điện tử, USB.

C. Sách, vở trên lớp.

D. Trí não con người.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

A. Sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. Sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. Thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. Thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Trả lời:

Đáp án D.

Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong trí não con người, nhờ thế mà con người định hướng được không gian, tìm được đường đi đến nơi mà mình muốn đến và trở về nơi mình muốn về không cần đến bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án sách Cánh diều hay khác: