Công nghệ 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
Công nghệ 10 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
Câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi Bài 7 trang 23 Công nghệ 10: Em hãy nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.
Trả lời:
- Phản ứng dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm, trung tính của đất. Dựa vào tính chất này ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm
Trả lời câu hỏi Bài 7 trang 24 Công nghệ 10: Từ khái niệm độ phì nhiêu của đất em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào?
Trả lời:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất là:
Nước.
+ Chất dinh dưỡng.
+ Không chứa những chất độc hại cho cây.
- Để tăng độ phì nhiêu cho đất ta thường áp dụng những biện pháp kĩ thuật sau:
+ Bón phân (Phân xanh hoặc phân chuồng).
+ Giữ nước trong đất bằng cách trồng cây che.
Trả lời câu hỏi Bài 7 trang 24 Công nghệ 10: Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất.
Trả lời:
- Ví dụ trước khi vào vụ mùa ta sẽ cày, làm đất cho đất tơi, tưới nước để đảm bảo độ ẩm, sau đó bừa lại 1 lần nữa, hoặc có thể bón lót bằng phân lân cũng làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Câu hỏi & Bài tập
Câu 1 trang 24 Công nghệ 10: Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất.
Trả lời:
- Những phần tử có kích thước dưới 1 micro met, ở trạng thái lơ lửng trong nước, không hòa tan trong nước gọi là keo đất.
- Cấu tạo của keo đất:
+ Keo đất có một nhân.
+ Lớp ion quyết định điện nằm ngay phía ngoài nhân.
+ 2 lớp ở ngoài cùng là lớp ion bất động và ion khuếch tán mang điện trái dấu với ion quyết định điện.
Câu 2 trang 24 Công nghệ 10: Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?
Trả lời:
- Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ các chất dinh dưỡng, các hạt limon, hạt sét ít bị rửa trôi xói mòn dưới tác động của ngoại cảnh như là nước mưa, nước tưới.
Câu 3 trang 24 Công nghệ 10: Thế nào là phản ứng dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.
Trả lời:
- Tính chua, tính kiềm, tính trung tính của đất (đo bằng độ pH) được gọi là phản ứng dung dịch đất.
- Ví dụ về ý nghĩa có thực tế của phản ứng dung dịch đất: Dựa vào tính chất của đất ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm
Câu 4 trang 24 Công nghệ 10: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Trả lời:
- Khả năng cung cấp liên tục và đồng thời của nước, các chất dinh dưỡng (và không được chứa chất độc hại) cho cây trồng được gọi là độ phì nhiêu của đất.
- Một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất là:
+ Bón phân (phân xanh cho cây họ đậu, phân chuồng,…).
+ Giữ nước trong đất bằng trồng cây che.
+ Làm đất, phơi ải đắt để giảm mầm bệnh.