Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch sử 8 Bài 9.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Lịch sử 8 Bài 9:
Lưu trữ: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX (sách cũ)
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
- Từ đầu thế kỉ XVII Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Các nước phương tây từng bước xâm lược Ấn Độ.
- Giữa Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ:
- Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”
- Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.
- Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.
- Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói …
⇒Những nạn nhân của nạn đói 1876 - 1877. ( nguồn Internet)
Thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề, chỉ trong vòng 25 năm ( 1875 – 1900) đã có 15 triệu người chết đói.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
- Khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859: Bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền Bắc và một phần miền Trung.
⇒ Quân khởi nghĩa thành lập được chính quyền ở ba thành phố. Cuộc khởi nghĩa kéo dài được hai năm thì bị đàn áp.
- Năm 1885, Đảng Quốc đại thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc. Đảng Quốc đại phân hóa thành phái “ Ôn hòa” và phái “ Cấp tiến”. Phái “ Cấp tiến” do Ti-lắc đứng đầu có thái độ kiên quyết chống Anh. Tháng 6/1908, Ti-lắc bị chính quyền thực dân bắt.
- Phong trào công nhân: Năm 1905, công nhân đấu tranh chống chính sách “ Chia để trị”, tháng 7 – 1908 công nhân Bom-bay dựng chiến lũy chống quân đội Anh.
Khởi nghĩa Xi-pay ( Nguồn: Internet)