Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch sử 8 Bài 4.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Lịch sử 8 Bài 4:
(Kết nối tri thức) Giải Lịch Sử 8 Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
(Chân trời sáng tạo) Giải Lịch Sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn
(Cánh diều) Giải Lịch Sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Lưu trữ: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (sách cũ)
I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
- Công nghiệp phát triển, song song với đó là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác.
- Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều. Phụ nữ lao động thấp hơn đàn ông. Chỗ ở tồi tàn. Chính vì thế đã dẫn tới sự bùng nổ của các phong trào.
- Cuối thế kỉ XVIII, các phong trào đập phá máy móc và bãi công nổ ra ở Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước khác. Mục tiêu bãi công là tăng lương, giảm giờ làm.
- Trong quá trình đấu tranh, nhận thấy cần có một tổ chức dẫn đầu nền đã thành lập công đoàn.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840
- Ở Pháp:
+ 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.
- Ở Đức:
+ 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm mãu.
- Ở Anh:
+ Từ năm 1836 đến năm 1847, “ phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
( Công nhân Anh đưa Hiến Chương đến Quốc hội, nguồn: Internet)
• Kết quả:
- Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1. Mác và Ăng-ghen
- Các.Mác (1818) sinh ra trong một gia đình tri thức ở Đức, là tiến sĩ Triết học. Quan điểm của ông đó là: “ giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột”.
- Phri-đrich Ăng-ghen ( 1820) sinh ra trong một ra đình chủ xưởng giàu có. Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tu sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.
Mác và Ăng-ghen không chỉ nghiên cứu lý luận mà còn gắn hoạt động của mình với phong trào cách mạng vô sản.
Cả 2 ông đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là “ người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.
2. “ Đồng minh những người cộng sản” và “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
• Đồng minh những người cộng sản
Mác và Ăng-ghen cải tổ “ Đồng minh chính nghĩa” thành “ Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
• Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
- 2/1848, cương lĩnh của Đồng minh do Mác và Ăng-ghen soạn thảo được công bố dưới hình thức là một bản tuyên ngôn, với nội dung:
+ Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản là lực lượng lất đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuyên ngôn kết thức bằng lời kêu gọi: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
( Trang bìa của Tuyên ngôn độc lập, nguồn: Internet)
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
• Phong trào công nhân:
- Ở Pháp:
+ 23/06/1848: công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa, dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng trong bốn ngày.
- Ở Đức:
+ Công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.
• Quốc tế thứ nhất:
- Hoàn cảnh ra đời:
Sau cách mạng năm 1848 – 1949, chủ nghĩa tư bản thắng thế đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Thành lập và hoạt động:
+ 28/09/1864, với sự tham gia của Mác. Mác được cử vào ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất.
+ Quốc tế thứ nhất có nhiệm vụ truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân các nước.